Chiều 24/3: Đã tiêm hơn 204 triệu liều vaccine phòng COVID-19; F1 ở TP.HCM đã tiêm đủ liều vaccine đi học, đi làm
Đến chiều 24/3, cả nước đã tiêm hơn 204 triệu liều vaccine phòng COVID-19; Bộ Y tế đề nghị các địa phương tiêm vaccine thần tốc để hoàn thành việc tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi trong quý I/2022; F1 ở TP HCM đã tiêm đủ liều vaccine được đi học, đi làm.
Việt Nam đã tiêm 204 triệu liều vaccine phòng COVID-19
Thống kê trên Cổng thông tin tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, đến chiều ngày 24/3, cả nước đã tiêm hơn 204 triệu liều vaccine phòng COVID-19, riêng ngày 23/3 đã tiêm 1,077,314 liều vaccine. Đây là ngày thứ 2 liên tiếp số liều tiêm vaccine đạt hơn 1 triệu liều/ ngày.
Đến ngày 23/3, số vaccine phòng COVID-19 tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là186.050.072 liều, trong đó Mũi 1: 71.183.587 liều; Mũi 2: 69.423.408 liều; Mũi bổ sung: 14.768.292 liều và Mũi 3: 30.674.785 liều;
Đến nay đã có 47/63 tỉnh, thành phố đạt tỷ lệ bao phủ mũi 2 vaccine phòng COVID-19 trên 95%; Còn 16/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 từ 90% đến dưới 95%;
Đến chiều 24/3, cả nước đã tiêm hơn 204 triệu liều vaccine phòng COVID-19; Bộ Y tế đề nghị các địa phương tiêm vaccine thần tốc để hoàn thành việc tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi trong quý I/2022.
Số vaccine phòng COVID-19 đã tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.094.302 liều, gồm Mũi 1: 8.763.602 liều; Mũi 2: 8.330.700 liều;
Đến nay đã có 57/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 vaccine phòng COVID-19 trên 90%; Còn lại 6/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 dưới 90%.
Bộ Y tế cho biết một trong những nhiệm vụ trọng tâm là triển khai thực hiện nghiêm túc Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 năm 2022-2023, trong đó tập trung chủ yếu các nội dung: bảo đảm đạt tỷ lệ bao phủ vaccine phòng COVID-19 và chủ động cung ứng vaccine;
Triển khai tiêm vaccine thần tốc để hoàn thành việc tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi (trừ các đối tượng chống chỉ định và chưa tới thời gian tiêm) trong quý I/2022; hoàn thành việc tiêm mũi thứ 2 cho người từ 12-17 tuổi trong tháng 3/2022; chuẩn bị tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi; nghiên cứu việc tiêm mũi thứ 4 và các cháu dưới 5 tuổi…
Video đang HOT
TP HCM chính thức cho F1 đã tiêm vaccine phòng COVID-19 được đi học, đi làm
Sáng 24/3, UBND TP HCM đã có văn bản khẩn số 882/UBND-VX hướng dẫn biện pháp y tế đối với người tiếp xúc gần (F1) được đi làm, học tập.
Cụ thể, đối với trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19 hoặc đã từng mắc COVID-19 trong vòng ba tháng được phép tiếp tục đi làm, đi học.
Tuy nhiên, với những trường hợp này, UBND yêu cầu đồng thời phải chấp hành nghiêm việc tự theo dõi sức khỏe ít nhất 10 ngày kể từ ngày tiếp xúc gần cuối cùng với F0, thực hiện test nhanh vào ngày thứ 5 và khi có triệu chứng nghi ngờ mắc COVID-19.
Trong thời gian này, F1 di chuyển từ nơi lưu trú đến nơi làm việc, học tập bằng phương tiện cá nhân.
Đồng thời, F1 phải thực hiện phòng chống dịch như thường xuyên đeo khẩu trang, sát khuẩn tay, không dùng chung vật dụng cá nhân trong quá trình sinh hoạt, làm việc, học tập.
F1 cũng cần tránh tiếp xúc gần với những người thuộc nhóm nguy cơ (người có bệnh nền, người trên 50 tuổi, phụ nữ có thai, người chưa tiêm vaccine phòng COVID-19, …) trong gia đình, tại nơi làm việc, học tập. Và phải khai báo y tế trên ứng dụng PC-COVID.
Tình hình dịch COVID-19 tại một số địa phương
Theo thông tin tổng hợp từ Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Quảng Bình, trong 24 giờ qua (từ 6 giờ ngày 23/3/2022 đến 6 giờ ngày 24/3/2022), Quảng Bình ghi nhận thêm 2.877 ca mắc COVID-19, trong đó 2.430 ca cộng đồng, 3 ca tử vong.
Đến nay tổng số ca mắc COVID-19 của Quảng Bình là 92.499, trong đó 65.423 bệnh nhân đã khỏi; hiện có 26.498 F0 điều trị tại nhà; 504 người điều trị tại bệnh viện và 74 ca tử vong.
Sáng ngày 24/3, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Nghệ An thông tin, trong 12 giờ qua (từ 18h00 ngày 23/3/2022 đến 06h00 ngày 24/3/2022), Nghệ An ghi nhận 2.207 ca dương tính mới với COVID-19. Trong đó có 470 ca cộng đồng, 1.737 ca đã được cách ly từ trước (1.736 ca là F1, 01 ca tỉnh khác có dịch về).
Các địa phương có số ca mắc cao nhất trong 12 giờ qua: TP Vinh, Yên Thành, Nghĩa Đàn, Diễn Châu, Nghi Lộc…
Lũy kế từ đầu mùa dịch đến nay trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã ghi nhận 368.144 ca mắc COVID-19. Lũy kế số F0 đã điều trị khỏi, ra viện là 282.780 ca. Lũy kế số ca tử vong là 157. Số F0 hiện đang điều trị là 85.207.
Những chú ý khi chăm sóc người bệnh suy tim trong dịch Covid-19
Bệnh nhân suy tim nên chích ngừa vaccine Covid-19 nếu đủ sức khỏe; ăn uống đủ chất; cần nhận biết dấu hiệu bệnh trở nặng như khó thở, đau ngực, mệt mỏi.
Suy tim là hội chứng lâm sàng phức tạp. Đây là tình trạng tim bị suy yếu do các tổn thương thực thể hay các rối loạn chức năng tim khiến cho tâm thất không có đủ khả năng tiếp nhận máu (suy tim tâm trương) hoặc tống máu (suy tim tâm thu). Hậu quả là tim không thể cung cấp đủ máu cho các tế bào, khiến người bệnh mệt mỏi và khó thở, gây ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày như đi bộ, leo cầu thang, mang vác đồ vật...
Nếu phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách, các triệu chứng của suy tim có thể được cải thiện, chức năng tim dần hồi phục. Ngược lại, bệnh nhân sẽ đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như rối loạn nhịp, mất khả năng tự chăm sóc bản thân, tử vong và đột tử. Tình trạng suy tim nặng giai đoạn cuối không đáp ứng với điều trị nội khoa nếu không được đặt dụng cụ hỗ trợ tim hoặc ghép tim có thể dẫn đến tử vong. Đột tử cũng là biến chứng có thể xảy ra ở bệnh nhân suy tim giai đoạn C và D, ngay cả khi triệu chứng suy tim chưa quá nặng nề.
Phó giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Nguyễn Vinh thăm khám cho bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM.
Người bệnh suy tim cần nhận biết những dấu hiệu bệnh trở nặng để thăm khám ngay như: tăng cân nhanh (tăng từ 1,5 kg/ngày hoặc từ 2,5 kg/tuần); phù; khó thở; ngất, hồi hộp đánh trống ngực; đau ngực hoặc nặng ngực; mệt nhọc hoặc khó thở khi sinh hoạt tập luyện hằng ngày.
Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Phạm Nguyễn Vinh, Giám đốc Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết, bên cạnh việc tuân thủ điều trị đúng phác đồ của bác sĩ, người bệnh suy tim cần có chế độ chăm sóc nhằm làm chậm tiến triển của bệnh cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống. Ngoài ra, tiêm ngừa vaccine Covid-19 cũng cần được ưu tiên hàng đầu vì không chỉ giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh mà còn ngăn bệnh tiến triển nặng nếu chẳng may người bệnh nhiễm SARS-CoV-2. Người nhà lưu ý phải theo dõi sát sao những biểu hiện sau tiêm, kịp thời đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để xử lý các triệu chứng nghiêm trọng.
Điều kiện chủng ngừa Covid-19 và chế độ sinh hoạt cho bệnh nhân
Khuyến cáo người bệnh suy tim cần chủng ngừa Covid-19 sớm, Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Phạm Nguyễn Vinh nhấn mạnh: Bệnh nhân suy tim khi mắc Covid-19 có nguy cơ cao bị bệnh nặng, thậm chí tử vong. Theo Hiệp hội Suy tim Mỹ, vaccine Covid-19 an toàn cho bệnh nhân suy tim. Bệnh nhân suy tim nên được chủng ngừa sớm nhất có thể khi tình trạng suy tim cấp ổn định.
Lối sống khoa học cùng chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp giảm bớt nguy cơ mắc bệnh tim mạch và biến chứng dẫn đến suy tim. Ảnh: Shutterstock.
Để ổn định sức khỏe trong dịch Covid-19, người bệnh suy tim cần thay đổi lối sống cũng như chế độ sinh hoạt như:
- Tập luyện một số bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga... trong nhà.
- Không làm việc nặng hoặc hoạt động gắng sức.
- Bỏ thói quen hút thuốc, uống rượu bia (nếu có).
- Tránh căng thẳng, duy trì trạng thái tâm lý vui vẻ, thoải mái.
- Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều mỡ hoặc chất béo và thực phẩm chứa nhiều muối.
- Duy trì cân nặng lý tưởng, nếu người bệnh bị thừa cân, béo phì cần giảm cân.
- Khám bệnh định kỳ, sử dụng thuốc theo toa của bác sĩ.
Mắc Covid-19 dù đã tiêm đủ 2 mũi vaccine sau 40 ngày, cả gia đình F0 ở Sài Gòn đã vượt qua như thế nào? Vợ chồng chị Phạm Mỹ Dung cùng 2 cậu con trai (10 và 13 tuổi) sống tại TP.HCM, vừa trải qua 14 ngày tự điều trị Covid-19 tại nhà. Sau khi khỏi bệnh, chị vẫn không hiểu bằng cách nào, virus SARS-CoV-2 có thể "thâm nhập" vào gia đình mình. Mắc Covid-19 không rõ nguồn lây sau 40 ngày tiêm đủ 2 mũi...