Chiều 18/2: Cả nước chỉ còn 6 tỉnh bao phủ mũi 2 vaccine phòng COVID-19 dưới 90%
Đến chiều ngày 18/2, cả nước đã tiêm trên 190,2 triệu liều vaccine phòng COVID-19, chỉ còn 6 tỉnh bao phủ mũi 2 dưới 90%; Bộ Y tế tiếp tục đề nghị các địa phương tăng cường vận động người dân tiêm vaccine, đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người để tránh bỏ sót
Cả nước đã tiêm trên 34 triệu liều vaccine phòng COVID-19 mũi 3
Thống kê trên cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 đến 14h ngày 18/2 cho biết cả nước đã tiêm tổng cộng 190.215.974 liều vaccine phòng COVID-19, trong đó ngày 17/2, cả nước tiêm 454.018 liều vaccine phòng COVID-19.
Bộ Y tế cho biết đã tiếp nhận đủ số vaccine phòng COVID-19 mua từ nguồn Ngân sách Nhà nước. Trong tổng số 213,7 triệu liều đã tiếp nhận, đến nay đã phân bổ 125 đợt với tổng số 199,5 triệu liều. Tính đến ngày 17/2, tỷ lệ sử dụng đạt 93,5% số vaccine đã phân bổ 125 đợt.
Số vaccine phòng COVID-19 đã tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên tính đến ngày 17/2 là 171.842.193 liều, trong đó mũi 1: 70.831.500 liều; Mũi 2: 68.410.542 liều ; Mũi bổ sung: 12.509.703 liều; Mũi 3: 20.090.448 liều;
Tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 2 cho công nhân tại TP Thái Bình. Ảnh: Thái Bình
57/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 vaccine phòng COVID-19 trên 90%; chỉ còn 6/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 từ 82% – dưới 90% .
Về tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi đến nay đạt là 16.813.295 liều, trong đó mũi 1: 8.655.222 liều; Mũi 2: 8.158.073 liều.
Hiện 49/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 trên 90%; 9/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 từ 80-dưới 90%. Chỉ còn 5/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 vaccine phòng COVID-19 cho trẻ trong độ tuổi này đạt từ 73% – dưới 80% .
Video đang HOT
Bộ Y tế đề nghị các địa phương triển khai bảo đảm tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19; tăng cường vận động người dân tiêm vaccine, đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người để tránh bỏ sót; các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh rà soát và tổ chức tiêm liều cơ bản và liều bổ sung cho người trên 50 tuổi, người có bệnh nền đến khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở; Sau khi đã tiêm đủ liều cơ bản thì triển khai tiêm liều bổ sung và liều nhắc lại theo thứ tự ưu tiên;
Bộ Y tế cho biết Bộ đã và đang chủ động tiếp cận trước các nguồn vaccine phòng COVID-19 để tiêm cho trẻ em dưới 12 tuổi (trước mắt là vaccine Pfizer theo đa số quốc gia trên thế giới) và tiêm ngay theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới.
Cũng theo Bộ Y tế, trước mắt tiêm vaccine phòng COVID-19 miễn phí cho người dân; sau khi tiêm đủ liều bổ sung, từng bước nghiên cứu cơ chế tiêm vaccine dịch vụ sau khi tiêm đủ 3 mũi
Phát hiện sớm, điều trị sớm, hạn chế tối đa các trường hợp mắc COVID-19 chuyển biến nặng, tử vong
Nâng cao năng lực thu dung, điều trị; giảm tối đa các trường hợp tử vong; chủ động, sẵn sàng các các biện pháp phòng, chống dịch theo diễn biến dịch bệnh trên địa bàn nhằm phát hiện sớm, điều trị sớm, hạn chế tối đa các trường hợp chuyển biến nặng, tử vong; tăng cường theo dõi, giám sát sức khỏe người nhiễm virus để kịp thời liên hệ với cơ sở y tế ngay khi có nhu cầu.
Phân bổ đủ thuốc kháng virus để phục vụ công tác điều trị người bệnh COVID-19. Khuyến khích thành lập các mô hình đội tình nguyện; huy động sự tham gia của các tổ chức tôn giáo, tình nguyện viên…để tổ chức triển khai hoạt động chăm sóc F0 dựa vào cộng đồng; về cơ bản chuyển điều trị tại cộng đồng.
Rà soát, hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 trong hoạt động giáo dục, đào tạo cho từng cấp độ dịch. Tiếp tục chỉ đạo triển khai các biện pháp bảo đảm công tác phòng, chống dịch tại các cơ sở giáo dục đào tạo khi học sinh, sinh viên học trực tiếp; căn cứ vào tình hình dịch bệnh để chỉ đạo tổ chức hình thức dạy học cho phù hợp từng cấp độ dịch.
TP HCM: Xây dựng Hướng dẫn tầm soát, phát hiện sớm, đánh giá nguy cơ, cách chăm sóc, điều trị cho người dân hậu COVID-19
UBND TP HCM đã có Kế hoạch về việc triển khai các hoạt động bảo vệ sức khỏe người dân giai đoạn hậu COVID-19 năm 2022. Theo đó, Kế hoạch đề ra các mục tiêu cụ thể sau:
- Xây dựng Hướng dẫn tầm soát, phát hiện sớm, đánh giá nguy cơ, cách chăm sóc, điều trị cho người dân hậu COVID-19.
- Phát triển nền tảng số của Thành phố về dữ liệu sức khỏe của người dân hậu COVID-19.
- Thiết lập mô hình tháp 03 tầng chăm sóc sức khỏe cho người dân hậu COVID-19.
- Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học về vấn đề sức khỏe cộng đồng toàn cầu: “Bệnh lý hậu COVID-19″…
Trong đó, mô hình tháp 3 tầng từ tuyến y tế cơ sở đến các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến cuối của Thành phố, gồm:
- Tầng 01 (y tế cơ sở): Gồm Trung tâm y tế quận, huyện, thành phố Thủ Đức, Trạm Y tế phường, xã, thị trấn, phòng khám bác sĩ gia đình thực hiện tư vấn, theo dõi, chăm sóc sức khỏe cho người có nguy cơ mắc bệnh lý hậu COVID-19 và mức độ nhẹ.
- Tầng 02 (bệnh viện đa khoa quận, huyện): Thực hiện tư vấn, theo dõi, chăm sóc sức khỏe người có nguy cơ mắc bệnh lý hậu COVID-19 và người mắc bệnh lý hậu COVID-19 mức độ trung bình.
- Tầng 03 (bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến cuối): Thực hiện tư vấn, theo dõi, chăm sóc sức khỏe cho người có nguy cơ mắc bệnh lý hậu COVID-19 và người mắc bệnh hậu COVID-19 mức độ nặng, nguy kịch.
Cục Quản lý Dược: 2 công ty dược nước ngoài đồng ý nhượng quyền sản xuất thuốc điều trị COVID-19
Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế cho biết, Tập đoàn dược phẩm MSD của Mỹ và Công ty Pfizer đã có văn bản gửi Cục Quản lý Dược đồng ý nhượng quyền tự nguyện sản xuất thuốc điều trị COVID-19.
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có các công văn gửi đến Hiệp Hội Doanh nghiệp dược Việt Nam về việc nhượng quyền tự nguyện sản xuất thuốc điều trị COVID-19 gồm thuốc kháng virus Molnupiravir và thuốc Paxlovid.
Theo đó, Cục Quản lý Dược đề nghị Hiệp Hội Doanh nghiệp Dược Việt Nam sớm thông báo đến các cơ sở sản xuất thuốc thành viên có nhu cầu liên hệ với Tập đoàn dược phẩm MSD hoặc MPP để nộp hồ sơ nhằm trở thành đối tác nhượng quyền tự nguyện sản xuất thuốc kháng virus Molnupiravir.
Thuốc kháng virus Molnupiravir đã và đang được sử dụng trong chương trình thí điểm điều trị bệnh nhân COVID-19 (F0) không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ tại nhà và cộng đồng
Trước đó, ngày 1/11, Tập đoàn dược phẩm MSD có công văn thông báo đã ký thỏa thuận với Quỹ Bằng sáng chế thuốc (Meidcines patent pool-MPP). Theo đó, các cơ sở sản xuất muốn được nhượng quyền tự nguyện để sản xuất thuốc kháng virus Molnupiravir sẽ nộp hồ sơ tới MPP. Cùng đó, Cục Quản lý Dược cũng có công văn gửi Hiệp hội đề nghị Hiệp hội thông tin tới các cơ sở sản xuất thuốc thành viên có nhu cầu khẩn trương liên hệ với Công ty Pfizer hoặc MPP để nộp hồ sơ đề nghị trở thành đối tác nhượng quyền tự nguyện sản xuất thuốc điều trị COVID-19 Paxlovid (chứa phối hợp PF-07321332 và Ritonavir).
Tại văn bản này, Cục Quản lý Dược cho biết ngày 20/11 vừa qua, Cục đã có công văn gửi Công ty Pfizer đề nghị Công ty hỗ trợ các cơ sở sản xuất dược phẩm của Việt Nam trong việc trở thành đối tác nhượng quyền tự nguyện của Pfizer sản xuất thuốc chứa phối hợp PF-07321332 và Ritonavir khi nộp đơn đề nghị.
Phúc đáp lại, Công ty Pfizer thông tin là MPP đã cung cấp thông tin để cơ sở sản xuất liên hệ và đăng ký trực tiếp với MPP về việc để trở thành đối tác nhượng quyền tự nguyện của Pfizer sản xuất thuốc chứa phối hợp PF-07321332 và Ritonavir. Hạn cuối cùng nộp đơn là ngày 6/12 (6h chiều giờ Châu Âu)
Cục Quản lý Dược đề nghị Hiệp hội thông tin tới các cơ sở sản xuất thuốc thành viên có nhu cầu khẩn trương truy cập thông tin để đăng ký trở thành đối tác nhượng quyền tự nguyện sản xuất thuốc chứa phối hợp PF 07321332 và Ritonavir.
Cũng liên quan đến thuốc kháng virus điều trị COVID-19, thông tin của Bộ Y tế cho biết hiện có 5 công ty dược trong nước nộp hồ sơ sản xuất thuốc kháng virus Molnupiravir. Bộ Y tế đang xem xét để trình Chính phủ chấp thuận cho cấp phép trong tình huống phòng chống dịch khẩn cấp, với một số điều khoản về hồ sơ được rút gọn. Nếu được đồng ý, dự kiến có 5 số đăng ký được cấp cho 5 thuốc Molnupiravir do các công ty dược trong nước sản xuất.
Đối với thuốc điều trị cho bệnh nhân COVID-19 hiện nay, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn thông tin tại hội nghị trực tuyến về công tác điều trị COVID-19 ngày 25/11 cho biết: trong thời gian qua thuốc kháng virus Molnupiravir đã được Bộ Y tế phân bổ đến các địa phương thực hiện thí điểm có kiểm soát chương trình thí điểm quản lý, chăm sóc F0 không triệu chứng tại nhà và cộng đồng với gần 250.000 liều được sử dụng.
Kết quả đánh giá sơ bộ sử dụng thuốc này bước đầu hết sức khả quan, tỷ lệ âm tính sau khi sử dụng Molnupiravir sau 5 ngày là từ 72 đến 93%, tỷ lệ khác biệt có ý nghĩa so với nhóm chứng. Ngoài ra, chúng ta đã giảm tỷ lệ tử vong 50% so với nhóm không sử dụng. Đây là kết quả hứa hẹn với những bệnh nhân nhiễm ngay từ đầu.
Ngoài ra, các thuốc tốt, hứa hẹn trong điều trị bệnh nhân nặng cũng được sử dụng như các thuốc kháng thể đơn dòng, đã đem lại thành công.
Bộ Y tế cũng chuẩn bị một số phương án về thuốc khác để phục vụ điều trị bệnh nhân COVID-19, như thuốc favipiravir (Avigan). Bộ Y tế đã có kế hoạch phân bổ cho các địa phương...
Ngoài ra, Bộ Y tế đã phân bổ cho một số tỉnh, thành phố 2.000 liều thuốc kháng thể kép vào điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng. Các cơ sở y tế sẽ đưa vào sử dụng sớm nhất cho người bệnh nhằm nâng cao chất lượng điều trị, giảm tỷ lệ tử vong"- Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn thông tin.
Hơn 35.000 trẻ em sẽ được tiêm vaccine phòng Covid-19 Hà Tĩnh sẽ tiêm mũi một vaccine Pfizer phòng Covid-19 cho 35.100 trẻ em từ 16 đến dưới 18 tuổi trước ngày 30/11. Ngày 25/11, UBND tỉnh Hà Tĩnh có văn bản về việc thống nhất chủ trương tiêm mũi một vaccine Pfizer cho 35.100 trẻ em từ 16 đến dưới 18 tuổi trên địa bàn toàn tỉnh . Các đối tượng cụ...