Chiều 11/4: Cả nước có hơn 11,8 triệu trẻ tiêm vaccine phòng COVID-19 từ 5 – dưới 12 tuổi
Theo thống kê, cả nước có hơn 11,8 triệu trẻ trong độ tuổi tiêm chủng vaccine COVID-19 từ 5 – dưới 12 tuổi.
Ngành y tế và các ngành liên quan sẵn sàng cho công tác tiêm chủng cho trẻ ở độ tuổi này.
Thống kê trên Cổng thông tin tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 đến nay cả nước đã tiêm trên 208,5 triệu liều vaccine phòng COVID-19.
Tỷ lệ bao phủ vaccine phòng COVID-19 cho người từ 18 tuổi trở lên ở nước ta đến ngày 10/4 là: mũi 1 là 100%, mũi 2 là 100%, tiêm mũi 3 đạt 51,3%. Đối với người từ 12 – 17 tuổi mũi 1 là 99,9% và mũi 2 là 95,3%.
Theo thống kê, cả nước có hơn 11,8 triệu trẻ trong độ tuổi tiêm chủng vaccine COVID-19 từ 5 – dưới 12 tuổi. Ảnh: Trần Minh
Số vaccine phòng COVID-19 đã tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 191.293.502 liều, trong đó mũi 1: 71.384.131 liều; Mũi 2: 69.986.625 liều; Mũi bổ sung: 15.008.830 liều; Mũi 3: 34.913.916 liều
Số vaccine phòng COVID-19 đã tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.231.811 liều, trong đó Mũi 1: 8.820.680 liều; Mũi 2: 8.411.131 liều.
Về vaccine phòng COVID-19 tiêm cho trẻ em từ 5 – dưới 12 tuổi, theo Bộ Y tế, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đã phối hợp và làm việc chặt chẽ với các đơn vị cung ứng vaccine, các tổ chức quốc tế và Chính phủ các nước để tiếp nhận viện trợ và mua vacine để tiêm cho trẻ em từ 5 – dưới 12 tuổi.
Với các nguồn vaccine viện trợ và mua, việc tiêm chủng vaccine cho trẻ em từ 5 – dưới 12 tuổi dự kiến hoàn thành trong Quý II/2022 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Video đang HOT
Đến nay, đã có hơn 53 quốc gia đã có kế hoạch/triển khai tiêm vaccine cho trẻ dưới 12 tuổi. Việc tiêm chủng cho trẻ em ở các quốc gia được triển khai khác nhau: một số quốc gia triển khai cho nhóm trẻ em có bệnh nền; một số quốc gia triển khai tiêm 01 mũi cho trẻ em; nhiều quốc gia trong đó có các nước thuộc liên minh Châu Âu, Hoa Kỳ triển khai tiêm chủng cho toàn bộ đối tượng trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi.
Các nước chủ yếu sử dụng vaccine Pfizer tiêm cho trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi, vaccine Moderna tiêm cho trẻ từ 6 đến – 12 tuổi…
Đến nay, Việt Nam đã tiếp nhận gần 1 triệu liều vaccine phòng COVID-19 để tiêm cho trẻ em từ 5 – dưới 12 tuổi Moderna do Úc tài trợ. Ngay sau khi kiểm định xong, lô vaccine này sẽ được phân bổ đề phục vụ công tác tiêm chủng.
Theo thống kê, cả nước có hơn 11,8 triệu trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng vaccine COVID-19 đợt này. Việc tiêm chủng sẽ được thực hiện từ nhóm trẻ em ở độ tuổi lớn đến bé, từ dưới 12 tuổi (lớp 6) trước, sau đó hạ thấp dần.
Để đảm bảo an toàn tiêm chủng, ngành Y tế đã tiến hành tập huấn an toàn tiêm chủng cho trẻ ở độ tuổi 5 đến dưới 12 tuổi và hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch chi tiết tổ chức các điểm tiêm chủng.
Ngày mới với tin tức sức khỏe: Vì sao Omicron lây nhanh hơn các biến thể khác?
Omicron vượt xa cả những biến thể dễ lây lan nhất trong số những biến thể trước đây, kể cả Delta. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem lý do vì sao Omicron lại lây lan nhanh!
Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các thông tin: Tiêm vắc xin mũi 3, người cao tuổi cần lưu ý gì?; Phát hiện triệu chứng kỳ lạ ở người bị Covid-19 kéo dài; 5 dấu hiệu đặc trưng của Omicron, có gì khác với các chủng khác?
Các nhà khoa học giải thích nguyên nhân biến thể Omicron dễ lây lan
Biến thể Omicron đang lây lan nhanh chóng trên toàn thế giới. Mặc cho những hạn chế mới về việc đi lại và sự lo lắng ngày càng gia tăng ở nhiều nơi, biến thể mới này hiện đã lan đến hơn 77 quốc gia.
Các nhà nghiên cứu tại Viện Ragon của Bệnh viện Đa khoa Massachusetts (Mỹ) cảnh báo rằng Omicron "dễ lây nhiễm hơn bất kỳ biến thể nào khác".
Omicron dễ lây lan. Ảnh SHUTTERSTOCK
Tiến sĩ Anthony Fauci, Cố vấn y tế Nhà Trắng, cũng mô tả Omicron là "đặc biệt dễ lây lan".
Ông cho biết Omicron "vượt xa cả những biến thể dễ lây lan nhất trong số những biến thể trước đây, kể cả Delta", theo Express.
Nghiên cứu ban đầu cho thấy protein đột biến của Omicron - chứa tới 37 đột biến - xâm nhập vào tế bào của cơ thể người hiệu quả hơn so với protein đột biến của Delta, hoặc các biến thể Covid-19 ban đầu. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 30.12.
Tiêm vắc xin mũi 3, người cao tuổi cần lưu ý gì?
Trong chuyên mục Hỏi nhanh về Covid-19 kỳ này, bác sĩ sẽ giải đáp thắc mắc của bạn đọc liên quan đến vấn đề tiêm mũi 3 ở người cao tuổi. Cụ thể: Sắp tới mẹ tôi (75 tuổi) sẽ tiêm vắc xin mũi 3. Cho tôi hỏi, sau khi tiêm mũi 3, tôi cần lưu ý gì trong việc chăm sóc mẹ tôi không. Những tác dụng phụ có thể xảy ra là gì?
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Hiền Minh, Phó trưởng Đơn vị Tiêm chủng Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, trả lời: Nếu mẹ bạn tiêm những mũi vắc xin trước là vắc xin Vero Cell (Sinopharm) hoặc Sputnik V thì mũi 3 này là mũi vắc xin bổ sung (có thể tiêm vắc xin AstraZeneca hoặc vắc xin mRNA), có thể tiêm cách mũi 2 là 1 tháng.
Tiêm những mũi vắc xin bổ sung hay nhắc lại với cùng loại vắc xin, thường các phản ứng sau tiêm sẽ nhẹ và dễ chịu hơn so với việc tiêm trộn. Ảnh SHUTTERSTOCK
Trường hợp mẹ bạn tiêm vắc xin AstraZeneca, Pfizer hay Moderna trước đây thì mũi 3 là mũi vắc xin nhắc lại và được tiêm cách mũi 2 từ 3-6 tháng.
Tiêm những mũi vắc xin bổ sung hay nhắc lại với cùng loại vắc xin, thường các phản ứng sau tiêm sẽ nhẹ và dễ chịu hơn so với việc tiêm trộn các loại vắc xin với nhau (có thể sốt cao hơn, đau nhức tại vị trí tiêm nhiều hơn, mệt mỏi hơn...). Tuy nhiên những phản ứng sau tiêm này vẫn trong giới hạn an toàn và vẫn là những phản ứng thông thường sau tiêm chủng vắc xin Covid-19. Phần giải đáp tiếp theo của bác sĩ Hiền Minh sẽ có trên trang sức khỏe ngày 30.12.
Phát hiện triệu chứng kỳ lạ ở người bị Covid-19 kéo dài
Một số người mắc triệu chứng Covid-19 kéo dài ở Mỹ xuất hiện những cơn run kỳ lạ. Các chuyên gia y tế vẫn chưa biết rõ nguyên nhân chính xác của hiện tượng này.
Các bác sĩ tin rằng những cơn run kỳ lạ này là một trong các triệu chứng của Covid-19 kéo dài. Những bệnh nhân bị tình trạng run này từng điều trị tại 2 bệnh viện chuyên tiếp nhận các bệnh nhân bị Covid-19 kéo dài.
Một số bệnh nhân bị Covid-19 kéo dài có cảm giác như thứ gì đang run trong lồng ngực. Ảnh SHUTTERSTOCK
Hai bệnh viện đó là bệnh viện Northwestern Medicine ở thành phố Chicago (Mỹ) và Mount Sinai ở thành phố New York (Mỹ). Tuy nhiên, số lượng những bệnh nhân mắc tình trạng run như vậy là không nhiều.
Một trong những ca bệnh điển hình này là bà Kerri McCrossen Morrison, 50 tuổi. Bà Morrison nhiễm Covid-19 vào tháng 3.2020. Sau khi khỏi bệnh, bà mắc một số triệu chứng Covid-19 kéo dài.
Không những vậy, bà Morrison còn bị những cơn run cả bên ngoài và bên trong cơ thể. Với cảm giác run từ bên ngoài, bà đang nằm trên giường thì bỗng cảm nhận cơ thể mình đang run lên. Cảm giác này như thể có thiết bị run tự động nào đó được đặt lên gường.
Cảm giác run từ bên trong lại xuất hiện ở lồng ngực. Bà Morrison mô tả cảm giác đó giống như đặt một chiếc bàn chải đánh răng điện trong ngực mình. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm câu chuyện của bà Morrison bạn nhé!
5 dấu hiệu đặc trưng của Omicron, có gì khác với các chủng khác? Các triệu chứng của Omicron có thể hơi khác so với các biến thể khác của Covid-19. Vì vậy, điều cần thiết là phải chú ý đến các dấu hiệu mới khi nhiễm bệnh. Sau đây là 5 dấu hiệu đặc trưng của Omicron, có nghĩa là rất khó xảy ra với các biến thể khác - kể cả Delta, theo Express. Omicron...