Chiều 1/12: Cả nước tiêm hơn 163,5 triệu liều vaccine phòng COVID-19; Long An thông tin về ca nhiễm biến chủng Omicron
Đến chiều ngày 12/1, cả nước đã tiêm trên 163,3 triệu liều vaccine phòng COVID-19; gần 93% người trên 18 tuổi bao phủ đủ liều cơ bản; Long An thông tin về ca nhiễm biến chủng Omicron đầu tiên trên địa bàn; Quảng Bình ghi nhận 103 ca COVID-19…
Gần 93% người trên 18 tuổi bao phủ đủ liều vaccine phòng COVID-19 cơ bản
Cập nhật đến 14h ngày 12/1, cả nước đã tiêm trên 163,3 triệu liều vaccine phòng COVID-19, trong đó ngày 11/1, đã tiêm hơn 1,15 triệu liều vaccine.
Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 148.300.821 liều, trong đó có 70.379.377 mũi 1; 65.321.754 mũi 2; 1.310.178 mũi 3 (vaccine Abdala); 3.187.586 liều bổ sung và 8.101.926 liều nhắc lại. Tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vaccine là 100%, tỷ lệ tiêm đủ liều cơ bản là 92,8% và tỷ lệ tiêm liều nhắc lại là 11,5% dân số từ 18 tuổi trở lên.
Có 37/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ đủ liều cơ bản trên 90%; 21/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ đủ liều cơ bản từ 80 – dưới 90%; 05/63 tỉnh, thành phố còn lại có tỷ lệ bao phủ đủ liều cơ bản dưới 80% là Hưng Yên (78,8%), Nghệ An (76,8%), Hà Giang (76,1%), Cao Bằng (78,7%) và Sơn La (74,3%).
Gần 93% người trên 18 tuổi bao phủ đủ liều cơ bản vaccine phòng COVID-19
Về triển khai tiêm chủng cho đối tượng từ 12-17 tuổi, các tỉnh, thành phố đã triển khai tiêm 14.074.600 liều, trong đó có 8.010.031 mũi 1 và 6.064.569 mũi 2. Tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vắc xin là 89,8% và tỷ lệ bao phủ đủ liều cơ bản là 68,0% dân số từ 12 -17 tuổi.
33 tỉnh thành, phố đã cơ bản bao phủ đủ liều cơ bản cho nhóm tuổi này là Hà Nội, Hải Phòng, Hà Nam, Ninh Bình, Bắc Ninh, Hưng Yên, Quảng Ninh, Hòa Bình, Hà Tĩnh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Yên Bái, Lào Cai, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Đắk Nông, TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu, Tiền Giang, Long An, Lâm Đồng, Tây Ninh, Sóc Trăng, An Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Bình Phước, Cà Mau, Bạc Liêu, Hậu Giang.
Liên quan đến công tác tiêm vaccine phòng COVID-19, hôm qua GS.TS Nguyễn Thanh Long- Bộ trưởng Bộ Y tế đã có công điện về việc tăng cường công tác tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố.
Tại công điện, Bộ Y tế đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố tăng cường chỉ đạo việc đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm chủng vaccine phòng COVID-19; khẩn trương hoàn thành tiêm đủ liều cơ bản cho người từ 12 tuổi trở lên trong tháng 01/2022 và liều bổ sung, liều nhắc lại cho người từ 18 tuổi trở lên theo Công văn 10722/BYT-DP ngày 17/12/2021 về việc tiêm vaccine phòng COVID-19 liều cơ bản và liều nhắc lại trong Quý I năm 2022;
Bộ Y tế đề nghị các địa phương rà soát không để bỏ sót đối tượng chưa được tiêm chủng và đối tượng chưa được tiêm đủ liều vaccine; sau khi rà soát, khẩn trương tiêm đủ liều cho các đối tượng từ 12 tuổi trở lên; bảo đảm an toàn trong tiêm chủng.
Đồng thời quản lý, (người già, người có bệnh nền, người suy giảm miễn dịch, phụ nữ có thai) đảm bảo được tiêm chủng đủ liều, được tiếp cận các dịch vụ y tế nhanh nhất, tốt nhất ngay tại địa phương (xã/phường/thị trấn); tổ chức các điểm tiêm chủng lưu động, bố trí tiêm tại nhà cho những người đi lại khó khăn…
Các địa phương tiếp tục tập trung, huy động mọi nguồn lực cho công tác tiêm chủng; bố trí kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực và vật tư tiêm chủng để triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19; đẩy mạnh việc sử dụng ứng dụng quản lý tiêm chủng COVID-19 và cập nhật thường xuyên số liệu về đối tượng tiêm chủng, số liều vaccine sử dụng; Tăng cường chỉ đạo, tuyên truyền về lợi ích của tiêm vaccine để người dân tham gia tiêm chủng đầy đủ, không chờ đợi, lựa chọn vaccine, đảm bảo sử dụng vaccine hiệu quả.
Video đang HOT
Long An: Ghi nhận ca mắc COVID-19 đầu tiên nhiễm biến chủng Omicron
Sở Y tế nhận được báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Long An về “Trường hợp nhiễm biến thể Omicron đầu tiên ghi nhận tại tỉnh Long An” do Viện Pasteur TP HCM giải trình tự bộ gen virus Sars-CoV-2.
Bệnh nhân là chuyên của một công ty trên địa bàn tỉnh.Bệnh nhân nhập cảnh vào Việt Nam qua sân bay Tân Sơn Nhất vào ngày 25/12/2021. Sau khi nhập cảnh, bệnh nhân được đưa đi cách ly tập trung.
Ngày 27/12/2021, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm PCR lần 1 và có kết quả âm tính với SARS-CoV-2. Ngày 31/12/2021, kết quả lấy mẫu PCR lần 2 của bệnh nhân này dương tính. Ngày 01/01/2022, bệnh nhân được lấy mẫu và gửi mẫu bệnh phẩm giải trình tự SARS-CoV-2 về Viện Pasteur TP.HCM. Đến ngày 08/01/2022, bệnh nhân được lấy mẫu PCR lần 3 và có kết quả âm tính.
Sáng 12/1: Gần 900 bệnh nhân COVID-19 đang thở máy và ECMO; đã có 34 ca nhiễm biến chủng Omicron
Nóng: Bộ Y tế thông tin về các cảnh báo, thận trọng khi dùng thuốc điều trị COVID-19 Molnupiravir
Tết đến gần, người dân cần thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh COVID-19 lây lan
Ngày 10/01/2022, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Long An nhận phản hồi kết quả xét nghiệm của Viện Pasteur TP.HCM, bệnh nhân này nhiễm biến thể Omicron – B1.1.529.
Trong quá trình từ sân bay về tới khu cách ly, bệnh nhân có tiếp xúc với 2 người (1 cán bộ y tế và 1 tài xế đều có mặc đồ bảo hộ, giữ khoảng cách); xe chở chuyên gia có vách ngăn. Sau khi chuyên gia có kết quả xét nghiệm dương tính thì cán bộ y tế và tài xế làm xét nghiệm nhanh và có kết quả âm tính.
Hiện, sức khỏe bệnh nhân này bình thường, không ho, sốt. Bệnh nhân tiếp tục được cách ly tập trung, theo dõi sức khỏe nghiêm ngặt. Quá trình di chuyển, cách ly tập trung của bệnh nhân tại khách sạn được bảo đảm đúng quy định, không có nguy cơ lây lan ra cộng đồng.
Như vậy, đến nay đã có 8 tỉnh, thành phố là: Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Quảng Nam, Thanh Hoá, Hải Dương và Hải Phòng, Long An đã ghi nhận 35 ca mắc COVID-19 nhiễm biến chủng Omicron.
Quảng Bình: Thêm 103 ca mắc COVID-19, trong đó 81 ca cộng đồng
Theo thông tin tổng hợp từ Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Quảng Bình, trong 24 giờ qua (từ 6 giờ ngày 11/01/2022 đến 6 giờ ngày 12/01/2022), Quảng Bình ghi nhận thêm 103 ca mắc COVID-19, trong đó có 81 ca cộng đồng tại nhiều địa bàn; trong ngày có 43 ca xuất viện.
Tổng số người về từ vùng dịch dương tính với virus SARS-CoV-2 là 716 ca
Tổng số ca COVID-19 của tỉnh đến nay là 4.523; số ca điều trị khỏi là 3.792 còn 232 bệnh nhân đang điều trị, 7 ca tử vong; 405 bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại nhà.
Hiện 95,87 % người trên 18 tuổi ở Quảng Bình đã tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 1; mũi 2 là 90,35%; Có 95,62% người trên 50 tuổi tại Quảng Bình tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19.
Tỉnh Quảng Bình cũng đã bắt đầu tiêm mũi vaccine phòng COVID-19 tăng cường, nhắc lại cho lực lượng tuyến đầu và các đơn vị thường xuyên tiếp xúc với nhiều người.
Mỹ cấp phép thuốc uống đầu tiên trị COVID-19
Thuốc paxlovid của Pfizer đã chính thức được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ cấp giấy phép sử dụng khẩn cấp (EUA) để điều trị COVID-19 ở mức độ nhẹ đến trung bình.
Thuốc dùng trong trường hợp nhiễm COVID-19 nhẹ đến trung bình
Theo đó, paxlovid được dùng đường uống để điều trị COVID-19 ở mức độ nhẹ đến trung bình ở người lớn và bệnh nhi từ 12 tuổi trở lên cân nặng ít nhất 40 kg, có kết quả dương tính với xét nghiệm SARS-CoV-2 và những người có nguy cơ cao tiến triển thành COVID-19 nghiêm trọng.
Thuốc paxlovid vừa được Mỹ cấp phép sử dụng khẩn cấp.
Paxlovid chỉ có sẵn theo đơn và nên được bắt đầu điều trị càng sớm càng tốt sau khi chẩn đoán COVID-19 và trong vòng năm ngày kể từ khi bắt đầu có triệu chứng.
TS. Patrizia Cavazzoni, Giám đốc Trung tâm Đánh giá và Nghiên cứu Thuốc của FDA cho biết: "Sự cho phép hôm nay giới thiệu phương pháp điều trị đầu tiên cho COVID-19 ở dạng viên uống. Đây là một bước tiến lớn trong cuộc chiến chống lại đại dịch toàn cầu. Sự cho phép này cung cấp một công cụ mới để chống lại COVID-19, khi các biến thể mới xuất hiện và giúp việc tiếp cận dễ dàng hơn với thuốc kháng virus cho những bệnh nhân có nguy cơ cao tiến triển thành COVID-19 nặng".
Paxlovid không được ủy quyền để phòng ngừa trước hoặc sau phơi nhiễm với COVID-19 hoặc để bắt đầu điều trị ở những người cần nhập viện do COVID-19 nghiêm trọng. Paxlovid không thể thay thế cho việc tiêm chủng ở những người được khuyến cáo tiêm chủng COVID-19 và một liều nhắc lại. FDA khuyến cáo người dân tiêm chủng và tiêm nhắc lại nếu đủ điều kiện.
Paxlovid bao gồm nirmatrelvir, ức chế một protein SARS-CoV-2 để ngăn virus nhân lên và ritonavir làm chậm sự phân hủy của nirmatrelvir giúp thuốc tồn tại trong cơ thể lâu hơn và ở nồng độ cao hơn. Paxlovid được dùng dưới dạng ba viên (hai viên nirmatrelvir và một viên ritonavir), uống cùng nhau hai lần mỗi ngày trong năm ngày, tổng cộng là 30 viên. Paxlovid không được phép sử dụng lâu hơn năm ngày liên tục.
Paxlovid được dùng dưới dạng ba viên (hai viên nirmatrelvir và một viên ritonavir), uống cùng nhau.
Việc ban hành EUA khác với sự chấp thuận của FDA. Khi xác định xem có ban hành EUA hay không, FDA đánh giá tổng thể các bằng chứng khoa học có sẵn và cân nhắc mọi rủi ro đã biết hoặc tiềm ẩn với bất kỳ lợi ích tiềm năng hoặc lợi ích nào đã biết của sản phẩm. Dựa trên đánh giá của FDA về toàn bộ bằng chứng khoa học hiện có, cơ quan này đã xác định rằng paxlovid có hiệu quả để điều trị COVID-19 ở mức độ nhẹ đến trung bình. Những lợi ích đã biết và tiềm năng của paxlovid, khi được sử dụng phù hợp với các điều khoản và điều kiện của giấy phép, lớn hơn những rủi ro tiềm ẩn và đã biết của sản phẩm. Không có lựa chọn thay thế thích hợp, được chấp thuận và có sẵn cho paxlovid để điều trị COVID-19.
Dữ liệu chính hỗ trợ EUA này đối với paxlovid là từ EPIC-HR, một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, mù đôi, có đối chứng với giả dược nghiên cứu paxlovid để điều trị cho những người trưởng thành có triệu chứng không nhập viện với chẩn đoán nhiễm SARS-CoV-2. Bệnh nhân là người lớn từ 18 tuổi trở lên với yếu tố nguy cơ được xác định trước để tiến triển thành bệnh nặng hoặc từ 60 tuổi trở lên bất kể tình trạng bệnh mãn tính đã xác định trước.
Tất cả các bệnh nhân chưa được chủng ngừa COVID-19 và trước đó chưa bị nhiễm COVID-19. Kết quả chính được đo lường trong thử nghiệm là tỷ lệ số người phải nhập viện do COVID-19 hoặc tử vong do bất kỳ nguyên nhân nào trong 28 ngày theo dõi.
Paxlovid giảm đáng kể 88% tỷ lệ người mắc bệnh liên quan đến COVID-19 nhập viện hoặc tử vong do bất kỳ nguyên nhân nào so với giả dược ở những bệnh nhân được điều trị trong vòng năm ngày kể từ khi khởi phát triệu chứng và những người không được điều trị bằng kháng thể đơn dòng trị liệu COVID-19.
Thuốc paxlovid hiệu quả trong điều trị COVID-19
Trong phân tích này, 1.039 bệnh nhân đã được dùng paxlovid, và 1.046 bệnh nhân đã được dùng giả dược và trong số những bệnh nhân này, 0,8% người dùng paxlovid đã phải nhập viện hoặc tử vong trong 28 ngày theo dõi so với 6% bệnh nhân được dùng giả dược. Tính an toàn và hiệu quả của paxlovid để điều trị COVID-19 tiếp tục được đánh giá.
Những lưu ý khi dùng thuốc paxlovid
Các tác dụng phụ có thể xảy ra của paxlovid bao gồm suy giảm vị giác, tiêu chảy, huyết áp cao và đau nhức cơ. Sử dụng paxlovid cùng lúc với một số loại thuốc khác có thể dẫn đến tương tác thuốc đáng kể. Sử dụng paxlovid ở những người bị nhiễm HIV-1 không kiểm soát hoặc chưa được chẩn đoán có thể dẫn đến HIV-1 kháng thuốc.
Ritonavir có thể gây tổn thương gan, vì vậy cần thận trọng khi dùng paxlovid cho những bệnh nhân có bệnh gan từ trước, bất thường men gan hoặc viêm gan.
Do paxlovid hoạt động, một phần bằng cách ức chế một nhóm các enzym phân hủy một số loại thuốc nhất định, nên paxlovid được chống chỉ định với một số loại thuốc phụ thuộc nhiều vào các enzym này để chuyển hóa và nồng độ cao của một số loại thuốc có liên quan đến biến chứng nghiêm trọng và / hoặc đe dọa tính mạng.
Paxlovid không được khuyến cáo ở những bệnh nhân bị suy thận nặng hoặc gan nặng. Ở bệnh nhân suy thận mức độ trung bình, cần giảm liều paxlovid. Bệnh nhân có vấn đề về thận hoặc gan nên thảo luận với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của họ xem paxlovid có phù hợp với họ hay không.
Theo EUA, các tờ thông tin cung cấp thông tin quan trọng về việc sử dụng paxlovid trong điều trị COVID-19 theo ủy quyền phải được cung cấp cho các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, bệnh nhân và người chăm sóc. Các tờ thông tin này bao gồm hướng dẫn dùng thuốc, tác dụng phụ tiềm ẩn, tương tác thuốc và thông tin về những người có thể kê đơn paxlovid.
Nếu chẳng may bạn là F0, cần làm gì và không nên làm gì? Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, bất cứ ai cũng có thể trở thành F0 nếu không biết tự bảo vệ, nhất là thời điểm dịch COVID-19 tại Hà Nội đang căng thẳng, mỗi ngày hơn 1000 ca mắc mới. Nếu không may mắc COVID-19, F0 được điều trị tại nhà nên và không nên làm gì? Đâu là những...