Chiều 11/2: Cả nước đã tiêm gần 185 triệu liều vaccine phòng COVID-19; 53 tỉnh, thành bao phủ mũi 2 trên 90%

Theo dõi VGT trên

Thống kê trên cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 cho biết cả nước hiện đã tiêm gần 185 triệu liều vaccine phòng COVID-19; 53 tỉnh, thành bao phủ mũi 2 trên 90%.

53 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ vaccine phòng COVID-19 mũi 2 trên 90%

Thống kê trên cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 đến 14h30 ngày 11/2 cho biết cả nước đã tiêm tổng cộng 184.868.879 liều vaccine phòng COVID-19, trong đó ngày 10/2 tức mùng 10 tháng Giêng, cả nước tiêm 739.094 liều vaccine phòng COVID-19 (cao hơn khoảng 339.000 liều so với ngày trước đó).

Đến ngày 10/2, số vaccine phòng COVID-19 tiêm cho người từ 18 t.uổi trở lên là 167.756.572 liều, trong đó mũi 1: 70.699.873 liều; Mũi 2: 68.013.924 liều ; Mũi bổ sung: 11.177.993 liều; Mũi 3: 17.864.782 liều

53/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 trên 90%; 10/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 từ 82% – dưới 90%.

Số vaccine phòng COVID-19 tiêm cho trẻ từ 12-17 t.uổi là 16.373.213 liều: Mũi 1: 8.462.277 liều; Mũi 2: 7.910.936 liều.

39/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 trên 90%; 15/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 từ 80-dưới 90%; 9/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 từ 44% – dưới 80%.

Chiều 11/2: Cả nước đã tiêm gần 185 triệu liều vaccine phòng COVID-19; 53 tỉnh, thành bao phủ mũi 2 trên 90% - Hình 1

Y bác sĩ tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân dịp Tết. Ảnh: Tuấn Anh

Bộ Y tế yêu cầu các địa phương tập trung đẩy mạnh Chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 thần tốc mùa Xuân năm 2022; rà soát, tiêm vét các đối tượng nguy cơ cao, không để bỏ sót đối tượng chưa được tiêm chủng và đối tượng chưa được tiêm đủ liều vaccine; bảo đảm an toàn tiêm chủng.

Về tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5-11 t.uổi, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, Bộ Y tế đang tiến hành các thủ tục để chuẩn bị sẵn sàng cho việc tiêm chủng với nhóm trẻ từ 5 đến dưới 12 t.uổi theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Đảm bảo phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế, chất thải trong phòng, chống dịch COVID-19

Các cơ sở y tế thực hiện nghiêm công tác phân luồng, phân tuyến; có phương án thường trực, dự trữ cơ số m.áu, thuốc, dịch truyền, ôxy y tế, vật tư, hóa chất, bố trí cơ số giường bệnh, phương tiện cấp cứu và cấp cứu ngoại viện để sẵn sàng đáp ứng, đảm bảo tốt công tác phòng, chống dịch và thu dung, điều trị, khám bệnh, chữa bệnh thường quy.

Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra giám sát việc thực hiện công tác quản lý chất thải y tế, đảm bảo việc phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế, chất thải trong phòng, chống dịch COVID-19 được thực hiện đúng quy định, không làm phát tán mầm bệnh ra bên ngoài và không gây ô nhiễm môi trường.

Bình Dương: Phấn đấu hoàn thành sớm tiêm vaccine phòng COVID-19 trong Quý I/2022

Theo thông tin vừa cập nhật, trên 1 triệu dân sinh sống trên địa bàn Bình Dương đã tiêm vaccine mũi 3 phòng COVID-19. Chiến dịch tiêm vaccine được tỉnh chú trọng và được xem là “lá chắn” quan trọng bảo đảm an toàn phòng, chống dịch hiệu quả trong thời gian qua, giúp phần lớn người dân hạn chế lây nhiễm bệnh và hạn chế t.ử v.ong.

Tỉnh yêu cầu các cấp, các ngành, địa phương tập trung rà soát tiêm ngay cho các đối tượng chưa tiêm, chưa tiêm đủ mũi, nhất là đối với người cao t.uổi, người mắc bệnh nền trên tinh thần “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng nhà, rà từng đối tượng để tiêm vaccine”. Tổ chức các đội tiêm lưu động ngay tại nhà, đảm bảo không để sót ai thuộc nhóm nguy cơ cao không được tiêm vaccine đầy đủ.

Lãnh đạo UBND tỉnh Bình Dương cho biết, hiện nay tình hình dịch COVID-19 cơ bản đã được kiểm soát trên toàn tỉnh. Tất cả các địa phương đều đã chuyển sang trạng thái “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19″ theo Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ.

Tuy nhiên, sự xuất hiện của biến chủng Omicron và sau thời gian bà con nghỉ Tết trở lại địa phương dự báo dịch còn diễn biến khó lường, do đó, tỉnh yêu cầu công tác phòng, chống dịch cần duy trì tình thần quyết liệt, không lơ là, nhất là sau Tết, song song đó đẩy mạnh tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân.

Mặt khác, các địa phương cần tăng cường triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm, dịch bệnh mùa đông – xuân, tập trung giám sát các trường hợp mắc bệnh lây truyền qua đường hô hấp, nhất là COVID-19 và biến thể mới.

Ngành Y tế sẵn sàng triển khai các phương án kịp thời lấy mẫu xét nghiệm để chẩn đoán sớm tác nhân gây bệnh, triển khai xử lý triệt để ổ dịch, không để dịch bệnh lây lan trong cộng đồng, nhất là môi trường sản xuất trong các khu công nghiệp…

Video đang HOT

Nếu chẳng may bạn là F0, cần làm gì và không nên làm gì?

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, bất cứ ai cũng có thể trở thành F0 nếu không biết tự bảo vệ, nhất là thời điểm dịch COVID-19 tại Hà Nội đang căng thẳng, mỗi ngày hơn 1000 ca mắc mới.

Nếu không may mắc COVID-19, F0 được điều trị tại nhà nên và không nên làm gì? Đâu là những dấu hiệu trở nặng cần báo ngay nhân viên y tế?

1. Những việc cần làm ngay khi trở thành F0

Theo các chuyên gia, khi một người trong nhà đã có xét nghiệm xác nhận dương tính, việc đầu tiên cần làm là làm test COVID-19 cho tất cả mọi người trong gia đình.

Tiếp theo là chuẩn bị một phòng cách ly cho F0. Chỉ một người chăm sóc cho F0, tất cả những người khác trong gia đình nên được cách ly riêng rẽ với nhau, ngay cả các bữa ăn cũng nên tránh ăn cùng nhau.

Các F1 chăm sóc người bệnh luôn cần ý thức tránh để mình bị lây bệnh, vì trong tình huống hiện nay họ chính là chỗ dựa cho những người khác (như con cái, cha mẹ già...).

Theo ThS. BS Nguyễn Hồng Hà - Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung Ương, Phó Chủ tịch Hội truyền nhiễm Việt Nam: Dịch bệnh COVID-19 hiện nay tại Hà Nội có diễn biến phức tạp nên bất cứ ai đều có thể trở thành F0 bất cứ lúc nào nếu không biết tự bảo vệ chính mình. Vì lẽ đó không nên hoảng hốt mà hãy thực hiện đúng theo hướng dẫn mới nhất của Sở Y tế Hà Nội. Cụ thể, với các bệnh nhân điều trị tại nhà không tự ý rời khỏi phòng cách ly trong suốt thời gian cách ly. Không sử dụng chung vật dụng với người khác. Không tiếp xúc gần với người khác hoặc vật nuôi.

Trường hợp cần có người hỗ trợ, chăm sóc, người đó phải đeo khẩu trang, kính chắn giọt b.ắn, vệ sinh tay trước và sau khi chăm sóc. Bên cạnh đó, ngoài việc uống thuốc, đảm bảo chế độ dinh dưỡng khoa học, vận động nâng cao sức khoẻ... để giúp cơ thể nhanh chiến thắng COVID-19.

Nếu chẳng may bạn là F0, cần làm gì và không nên làm gì? - Hình 1

F0 cần theo dõi nhiệt độ và thực hiện đúng khuyến cáo của Bộ Y tế.

2. Các phương pháp xử trí khi trở thành F0

Nếu có những triệu chứng đơn giản, hãy xử trí như sau:

-Sốt:

Đối với người lớn: Nếu sốt> 38.5C hoặc đau đầu, đau người nhiều, cần uống mỗi lần 1 viên thuốc hạ sốt như paracetamol 0,5g, có thể lặp lại mỗi 4-6 giờ, ngày không quá 4 viên; uống oresol nếu uống kém/giảm hoặc có thể dùng uống thay nước.Đối với t.rẻ e.m: Nếu sốt> 38.5C, uống thuốc hạ sốt như paracetamol liều 10-15mg/kg/lần, có thể lặp lại mỗi 4-6 giờ, ngày không quá 4 lần. Nếu sau khi dùng thuốc hạ sốt 2 lần không đỡ, đề nghị thông báo ngay cho nhân viên y tế quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà để xử lý.

- Ho: Dùng thuốc giảm ho theo đơn của bác sĩ. Có thể dùng thêm vitamin theo đơn thuốc của bác sĩ.

Khi nào cần thông báo với nhân viên y tế ?

Nếu có một trong các dấu hiệu sau đây phải báo ngay với nhân viên y tế:

- Khó thở, thở hụt hơi, hoặc ở t.rẻ e.m có dấu hiệu thở bất thường:

Thở rênRút lõm lồng ngựcPhập phồng cánh mũiKhò khèThở rít thì hít vào.

- Nhịp thở tăng:

Người lớn có nhịp thở 21 lần/phút;Trẻ từ 1 đến dưới 5 t.uổi: Nhịp thở: 40 lần/phút;Trẻ từ 5 - dưới 12 t.uổi: nhịp thở: 30 lần/phút.

- Các chỉ số sinh tồn khác bất thường:

Chỉ số bão hòa oxy m.áu giảm: SpO2 Mạch nhanh> 120 nhịp/phút hoặc dưới 50 lần/phút;Huyết áp thấp: huyết áp tối đa

- Đau tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu.

- Thay đổi ý thức: Lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, rất mệt/mệt lả, trẻ quấy khóc, li bì khó đ.ánh thức, co giật.

- Tím môi, tím đầu móng tay, móng chân, da xanh, môi nhợt, lạnh đầu ngón tay, ngón chân.

- Không thể uống. T.rẻ e.m bú kém/giảm, ăn kém, nôn .

- Trẻ có biểu hiện: Sốt cao, đỏ mắt, môi đỏ, lưỡi đỏ, ngón tay chân sưng phù nổi ban đỏ, nốt hoặc mảng xuất huyết...

F0 cần lưu ý:

- Có thể có triệu chứng đau nhức và mệt mỏi vì các biểu hiện này không nguy hại đến sức khoẻ.

- Không vật vã hoảng sợ, phải để dành oxy cho tim gan thận não...

- Không uống thuốc gì nếu không có chỉ định của bác sĩ. Chỉ uống hạ sốt nếu sốt cao trên 38,5 độ.

Nếu chẳng may bạn là F0, cần làm gì và không nên làm gì? - Hình 2

Tập thở giúp tốt cho hệ hô hấp

3. F0 cần ăn uống như thế nào để vượt qua bệnh COVID-19?

Chia sẻ về vấn đề F0 cần phải làm gì và ăn uống như thế nào để vượt qua dịch COVID-19, theo TS.BS Đào Thị Yến Phi - Trưởng bộ môn Dinh dưỡng và An toàn Thực phẩm, trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP.HCM, F0 được chia làm 3 loại:

- Không triệu chứng: Ở một mình trong phòng cho tới khi âm tính. Sinh hoạt bình thường, ăn uống bình thường, tập thể dục và tập thở vừa, theo dõi triệu chứng trở nặng.

- Có triệu chứng nhẹ và trung bình: Nằm nghỉ, ăn nhẹ dễ tiêu ít đạm ít béo, không tập thể dục, tập thở rất nhẹ, ngủ nhiều nhất có thể.

- Triệu chứng nặng và rất nặng: Gọi điện thoại cho nhân viên y tế gần nhất, nằm đầu cao, hạn chế cử động mạnh, hít thở rất nhẹ nhàng, húp nước cháo loãng.

14 món ăn, bài thuốc "tiếp sức" cho F0 ứng phó với COVID-19

3 loại nước bổ dưỡng cho F0 điều trị tại nhà

Chế độ dinh dưỡng cho F0 không triệu chứng, F0 kèm bệnh lý nền, F0 nặng

Cần uống đủ nước và đảm bảo dinh dưỡng

-Nước và dinh dưỡng là vô cùng quan trọng với F0. Uống nước ấm nhiều lần trong ngày, uống vài ngụm mỗi 10 phút sẽ tốt hơn uống đầy bụng. Ngày tối thiểu 2 lít nước, nếu có sốt thì cứ tăng 1 độ cộng thêm 200ml (500ml nếu nhiệt độ môi trường cao, trời nóng). Nhiệt độ nước tốt nhất là khoảng 35 độ C (1 sôi 2 nguội). Không uống các loại nước gây kích thích thần kinh như trà, cà phê... Nước chanh gừng sả quất... chủ yếu là giúp tăng thông thoáng đường hô hấp, nhưng nếu uống với liều cao và trên những cơ địa nhạy cảm, có khi còn làm tăng nguy cơ kích thích đường ruột, thần kinh thực vật, gan thận... Nên nhớ, nước này không làm tăng khả năng sống sót với bệnh COVID-19. Vì vậy, nước tốt nhất chính là nước lọc ấm.

-Chế độ ăn cho F0 rất quan trọng ở giai đoạn này, người bệnh cần ăn cháo loãng, nấu chín kỹ và mềm nhừ để có thể húp, nuốt mà không cần nhai.

Nếu chẳng may bạn là F0, cần làm gì và không nên làm gì? - Hình 3

Cháo đậu xanh rất tốt cho người F0

Món ăn thích hợp là cháo đậu xanh giữ nguyên vỏ. Vì món cháo này phải đảm bảo cung cấp năng lượng nhanh và sạch cho các tế bào. Không tạo ra thêm chất chuyển hoá làm cơ thể ứ đọng chất độc. Tiêu hoá dễ dàng, hấp thu dễ dàng không làm hệ tiêu hoá gắng sức. Cung cấp các chất vi lượng rất ít dự trữ trong cơ thể (vitamin nhóm B, C ).

Cách nấu để giữ vitamin: cho 200g gạo với 50g đậu xanh bể đôi còn nguyên vỏ vào nồi, vo sạch, đổ 1 lít nước, nấu vừa sôi thì tắt bếp, đậy kín nắp bỏ đó trong 2 giờ. Mỗi lần ăn lấy ra khoảng 100-150ml, nấu vừa sôi lại, nêm các mùi vị khác nhau (như đường, hành, muối, ruốc, nước mắm... ).

Lưu ý: Cần ăn cháo loãng và ấm, không ăn lạnh, có thể nuốt dễ dàng mà không cần nhai. Không cần và không nên ăn nhiều thức ăn giàu đạm (thịt cá tôm cua...) trong thời gian bệnh nhân đang mệt, khó thở, ho nhiều... Chỉ ăn chút xíu để có vị đưa cháo cho đỡ ngán là chính. Đa số bệnh nhân mất khẩu vị, nên chỉ cần nấu cháo loãng để có thể nuốt dễ dàng không cần mùi vị đặc biệt gì. Ăn nhiều lần, mỗi 1-2 giờ cho húp nửa chén cháo nóng tốt hơn ăn 3 bữa/ngày. Ngoài ra người bệnh ngủ càng nhiều càng tốt. Nếu không ngủ được thì nằm nghỉ.

Người bệnh khi ngủ cần nằm đầu cao 45 độ (lót từ mông trở lên chứ không phải chỉ kê ngay cổ), ở nơi càng thoáng khí càng tốt như gần cửa sổ, lan can. Tư thế thở nằm xấp áp dụng nếu mệt nhiều hơn, khó thở nhiều hơn, hoặc khi ngủ không nằm đầu cao được: nằm nghiêng và úp chân từ hông xuống, đầu vẫn ở tư thế nằm nghiêng (giống ngủ ôm gối ôm).

4. Vệ sinh phòng ở và cơ thể

TS.BS Đào Thị Yến Phi cũng lưu ý: Người bệnh cần giữ vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý 0,9% để làm đường thở thông thoáng nhất có thể, không có nhầy đàm gây cản trở không khí vào ra. Nằm nghỉ nơi ấm áp, không lạnh cũng làm giảm phù niêm mạc, giúp đường thở thông hơn.

Phòng ở, nhà cửa bảo đảm nhà ở thông thoáng. Luôn mở cửa sổ, cửa đi khi có thể.

Không sử dụng hệ thống điều hòa trung tâm với các phòng khác. Không để luồng khí thổi từ phòng người nhiễm vào không gian chung. Sử dụng quạt, máy lọc không khí.

Rửa tay thường xuyên. Rửa tay là cách giảm lây nhiễm COVID-19 tốt nhất. Rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước trong tối thiểu 30 giây hoặc dung dịch rửa tay khô có chứa cồn ở nồng độ tối thiểu 60% trong ít nhất 15 giây. Thời điểm rửa tay: Trước và sau khi nấu ăn. Trước và sau khi ăn uống; sau khi ho, hắt hơi, xì mũi, sau khi chạm vào các vật dụng, bề mặt; sau khi đi vệ sinh; sau khi thu dọn rác thải.

Tất cả đồ đạc, quần áo, vật dụng mà F0 sử dụng đều để riêng và ngâm xà phòng ít nhất 30 phút trước khi làm vệ sinh.

5. Đeo khẩu trang đúng cách

-Người chăm sóc: Người chăm sóc phải đeo khẩu trang khi ở cùng phòng hoặc không gian với người nhiễm và những người khác.

-Người nhiễm: Người nhiễm phải đeo khẩu trang càng nhiều càng tốt, ngay cả khi được cách ly, để giảm thiểu nguy cơ lây truyền virus cho những người khác.

-Các thành viên trong gia đình: Các thành viên khác trong hộ gia đình phải đeo khẩu trang mỗi khi họ ở chung phòng hoặc không gian với người khác.

Tóm lại: Hiện nay dịch bệnh COVID-19 vẫn có diễn biến phức tạp vì vậy nếu không may ở Hà Nội mà bạn trở thành F0 thì việc tự theo dõi, chăm sóc theo đúng khuyến cáo của ngành y tế là điều vô cùng cần thiết để chiến thắng với dịch bệnh COVID-19.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Những ai không nên uống nước chanh mật ong?
07:04:51 03/07/2024
Thời điểm tối kỵ ăn chuối
19:19:55 03/07/2024
Món 'đặc sản' khiến một người bị sán ký sinh khắp cơ thể
19:31:10 03/07/2024
Đừng chủ quan khi hay bị đau nửa đầu
13:30:46 04/07/2024
Loại rau dai giòn, quen thuộc với người Việt, giúp giảm cholesterol, điều hòa đường huyết
19:46:35 04/07/2024
Cứu sống người đàn ông nguy kịch tính mạng vì vết loét nhỏ ở ngực
21:41:54 02/07/2024
7 siêu thực phẩm mùa hè ngăn ngừa đột quỵ
18:14:20 03/07/2024
Gia vị quen thuộc này hóa ra lại là 'khắc tinh' của nhiều bệnh thường gặp
18:21:52 03/07/2024

Tin đang nóng

Clip buồn nhất hôm nay: Nine Naphat khóc nức nở sau họp báo tuyên bố chia tay Baifern Pimchanok vì lý do này
19:03:03 04/07/2024
NÓNG: Nine Naphat chính thức tuyên bố chia tay Baifern Pimchanok, rưng rưng suýt bật khóc tại họp báo
16:37:38 04/07/2024
Chưa Biết bị cơ quan chức năng tóm, lộ mặt thật, đăng tâm thư hẹn 2025 tái xuất?
16:08:45 04/07/2024
Mẹ Ngô Diệc Phàm cạn t.iền, tìm cách thanh lý hết tài sản khi con trai đang ở tù
15:36:47 04/07/2024
Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh công khai dung mạo và tên thật con gái đầu lòng
15:49:48 04/07/2024
Dẫn con đi họp lớp, thằng bé vô tình đạp trúng cô bạn mang bầu và cái kết cay đắng
18:12:22 04/07/2024
Hé lộ trọn bộ ảnh cưới của Anh Đức và vợ kém 12 t.uổi, 1 chi tiết lạ gây chú ý
19:55:12 04/07/2024
Giá cát-xê của ca sĩ sở hữu kênh YouTube có số người đăng ký cao nhất Việt Nam
16:43:45 04/07/2024

Tin mới nhất

Bụng cười đời tươi

21:38:02 04/07/2024
Một chiếc bụng khỏe mạnh (bụng cười) mang lại một sức khỏe tràn đầy, từ đó giúp mỗi người tận hưởng cuộc sống trọn vẹn và hạnh phúc hơn (đời tươi).

8 loại thực phẩm phổ biến bạn nên tránh kết hợp với đu đủ

21:10:42 04/07/2024
Tránh kết hợp đu đủ với sữa, thực phẩm giàu protein, lên men, béo, cay hoặc trái cây họ cam quýt để ngăn ngừa khó chịu về tiêu hóa và các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.

Món ăn tốt nhất để giải cảm

21:08:14 04/07/2024
Những món ăn giàu dinh dưỡng dưới đây có tác dụng phòng bệnh, tăng đề kháng, giúp bạn vượt qua cơn cảm cúm nhẹ nhàng và nhanh hơn.

Lý do trẻ dễ tái phát viêm xoang sau khi đi bơi

20:51:45 04/07/2024
Nước khử trùng Clo tại các bể bơi sẽ dễ gây ra kích ứng niêm mạc mũi và xoang. Đó là lý do trẻ có t.iền sử bệnh xoang dễ tái phát bệnh khi đi bơi mùa hè này.

Chế biến đồ uống đơn giản nhưng uống vào hết ho lại giải nhiệt từ quất hồng bì đang vào mùa

13:17:05 04/07/2024
Khi đã làm xong đậy nắp lọ vào bảo quản ở nhiệt độ phòng khoảng 30 độ C. Sau vài ngày, nước quất hòa quyện với mật ong, quả quất teo dần là bạn có thể sử dụng.

Hải Phòng: Tăng cường phòng ngừa ngộ độc tại bếp ăn tập thể

13:07:59 04/07/2024
Ngay sau khi năm bắt thông tin, cơ quan chức năng TP. Hải Phòng đã khẩn trương vào cuộc chỉ đạo quan tâm, chăm sóc cho các công nhân; đồng thời xác minh, làm rõ nguyên nhân xảy ra sự việc để xử lý theo quy định.

Không may làm vỡ nhiệt kế, người phụ nữ bị thủy ngân 'chui' vào ngón tay

12:57:52 04/07/2024
Sau 1-2 hôm, ngón tay trỏ của chị H bắt đầu xuất hiện dấu hiệu bầm tím. Chị H tự mua thuốc về uống thì thấy tình trạng không thuyên giảm nên đã đến bệnh viện địa phương để thăm khám và điều trị.

Đi cấp cứu sau vài ngày ăn món nhiều người Việt thích

12:45:00 04/07/2024
Người bệnh được xác định bị viêm màng não do liên cầu lợn và điều trị theo kháng sinh đồ. Sau 21 ngày điều trị, người bệnh đã khỏi, sức khỏe ổn định.

Lợi ích sức khỏe của cà phê được khoa học chứng minh

18:17:40 03/07/2024
Cà phê không chỉ chứa nhiều caffeine mà còn giàu chất chống oxy hóa và chứa một lượng nhỏ một số vi chất dinh dưỡng mà cơ thể chúng ta cần.

Chủ động bảo vệ đàn vật nuôi trong mùa nắng nóng

08:46:28 03/07/2024
Bảo đảm chuồng trại cao ráo, sạch sẽ, thoáng mát, thích hợp với từng đối tượng vật nuôi; phủ lá, rơm, trồng cây dây leo lên mái chuồng trại để chống nóng trực tiếp; phun nước lên mái hoặc phun sương trong chuồng nuôi.

Bệnh tim mạch cần sử dụng trà như thế nào?

07:18:41 03/07/2024
Bên cạnh đó, trà cũng có thể giúp giảm cân, giảm nguy cơ béo phì, một trong những yếu tố dẫn đến bệnh tim mạch. Đồng thời, trà cung cấp Flavonoid chính trong chế độ ăn uống hằng ngày.

Lạm dụng điều hòa nhiệt độ ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

19:27:55 02/07/2024
Nếu máy điều hòa của gia đình không được vệ sinh và bảo dưỡng đúng cách, bạn hoặc người thân có thể tiếp xúc với nhiều chất kích thích và vi khuẩn. Từ đây, có thể gây ra các cơn hen hoặc dị ứng.

Có thể bạn quan tâm

Huyền bí Pu Sam Cáp - Lai Châu

Du lịch

21:49:23 04/07/2024
Thiên nhiên đã ban phát cho vùng Tây Bắc những dãy núi cao hùng vĩ, những cánh rừng xanh mát trải dài, những dòng sông, con suối ngày đêm róc rách, rì rầm tuôn chảy...

Mỹ nam Vườn Sao Băng và bạn gái tin đồn hơn 4 t.uổi đồng loạt lên tiếng về tin hẹn hò

Sao châu á

21:41:07 04/07/2024
Không để người hâm mộ đợi lâu, Win Metawin và Lingling đều đồng loạt lên tiếng phủ nhận tin hẹn hò và khẳng định họ chỉ là bạn bè

Cặp đôi ngôn tình "gây bão" vì ngọt từ phim đến đời, nhà gái là thánh hack t.uổi mãi chẳng chịu già

Phim châu á

21:11:47 04/07/2024
Bộ phim chỉ vừa mới lên sóng đã đạt top 1 rating, cặp đôi nam nữ chính được khen nức nở như bước ra từ tiểu thuyết.

Hoàng Yến Chibi "đốn tim" khán giả khi hát ballab trong phiên bản Duyệt (The Medley)

Nhạc việt

21:08:20 04/07/2024
Sau gần 2 tháng ra mắt EP Duyệt và thực hiện showcase hoành tráng, Hoàng Yến Chibi mới đây đã tung phiên bản Duyệt (The Medley) với 4 ca khúc: Duyệt, Sốc Nhiệt, Đào Đâu Ra Người Như Anh, Ừ Em Xin Lỗi.

Chồng làm bồ có thai quay về xin vợ 500 triệu cho nhân tình, sốc hơn cả là hành động của anh lúc này

Góc tâm tình

20:53:54 04/07/2024
Tôi cảm thấy nực cười khi chồng nói anh không muốn ly hôn với vợ, anh xin tôi 500 triệu để bồi thường cho bồ. Tôi và chồng lấy nhau đã 7 năm. Thời gian đầu lấy nhau, tôi cảm thấy mình và chồng

Lịch âm 5/7 - Âm lịch ngày 5 tháng 7 năm 2024 là ngày tốt hay xấu?

Trắc nghiệm

20:41:22 04/07/2024
Xem lịch âm ngày 5/7/2024 (Thứ 6), lịch vạn niên ngày 5/7/2024. Xem ngày tốt xấu, giờ đẹp xuất hành, khai trương, động thổ,...

Máy bay móp cánh vì đ.âm trúng cột đèn chiếu sáng sân bay Tân Sơn Nhất

Tin nổi bật

20:14:33 04/07/2024
Máy bay của hãng Eva Air trong lúc lăn ra đường băng sân bay Tân Sơn Nhất để chuẩn bị cất cánh thì xảy ra sự cố đ.âm trúng cột đèn chiếu sáng, khiến một phần cánh máy bay bị móp.