Chiều 1/1: Cả nước tiêm trên 152 triệu liều vaccine phòng COVID-19; 5 người nhiễm biến chủng Omicron tại TP HCM đã âm tính
Tính đến 14h ngày 1/1/2022, Việt Nam đã tiêm được 152,2 triệu liều vaccine phòng COVID-19; trong đó gần 3,8 triệu liều mũi 3; Cả 5 người nhiễm biến chủng Omicron tại TP HCM đã âm tính với SARS-CoV-2; Quảng Bình thêm 54 F0 trong cộng đồng
Cả nước đã tiêm gần 3,8 triệu liều vaccine phòng COVID-19 mũi 3
Cập nhật trên Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19, tính đến 14h ngày 1/1/2022, Việt Nam đã tiêm được 152,2 triệu liều vaccine phòng COVID-19, trong đó ngày 31/12/2021, cả nước tiêm trên 1,26 triệu liều.
Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 138.474.409 liều, trong đó có 69.951.907 mũi 1; 63.577.911 mũi 2; 1.192.897 mũi 3 (đối với vaccine Abdala ); 1.326.983 liều bổ sung và 2.424.711 liều nhắc lại . Tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vaccine là 99,5% và tỷ lệ tiêm đủ 02 liều vaccine là 90,4% dân số từ 18 tuổi trở lên. Theo khu vực, tỷ lệ này lần lượt ở miền Bắc là 96,0% và 87,4%; miền Trung là 96,9% và 88,7%; Tây Nguyên là 96,9% và 84,8%; miền Nam là 100% và 92,8%.
Cả nước đã tiêm gần 3,8 triệu liều vaccine phòng COVID-19 mũi 3
Tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vaccine phòng COVID-19 cho dân số từ 18 tuổi trở lên: 41/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ trên 95%; 13/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ từ 90-95%; 09/63 tỉnh, thành phố còn lại có tỷ lệ bao phủ dưới 90% là Quảng Bình, Hưng Yên, Lạng Sơn, Cao Bằng, Nam Định, Cà Mau, Tây Ninh, Lai Châu và Hà Tĩnh.
Tỷ lệ bao phủ đủ liều vaccine phòng COVID-19 cho dân số từ 18 tuổi trở lên: 32/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ trên 90%; 22/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ đủ 02 liều từ 80 – dưới 90%; 9/63 tỉnh, thành phố còn lại có tỷ lệ bao phủ đủ 02 liều dưới 80%, trong đó 5 tỉnh có tỷ lệ bao phủ thấp nhất là Sơn La (68,3%), Hải Dương (73,9%), Thái Nguyên (75,7%), Cao Bằng (76,0%) và Gia Lai (76,2%).
Về triển khai tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi, các tỉnh, thành phố đã triển khai tiêm được 12.461.506 liều, trong đó có 7.603.604 mũi 1 và 4.857.902 mũi 2.
Tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vaccine là 83,5% và tỷ lệ bao phủ đủ 02 liều vaccine là 53,4% dân số từ 12 -17 tuổi. Theo khu vực, tỷ lệ này lần lượt ở miền Bắc là 78,0% và 44,3%; miền Trung là 76,5% và 37,7%, Tây Nguyên là 91,5% và 24,6%, Miền Nam là 91,7% và 74,4%.
Có 21 tỉnh thành phố đã cơ bản bao phủ đủ liều cơ bản cho nhóm tuổi này.
TP HCM ghi nhận 5 ca COVID-19 nhiễm biến chủng Omicron, tuy nhiên tất cả đều đã âm tính
Sáng 1/1/2022, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP HCM cho biết, kết quả giải trình tự gene các ca nhập cảnh dương tính với SARS-CoV-2 đang cách ly tại TP HCM cho kết quả có 5 trường hợp nhiễm biến chủng Omicron.
Theo hệ thống giám sát ca bệnh, 5 trường hợp này nhập cảnh vào Việt Nam từ ngày 20/12 đến 25/12. Tất cả các trường hợp được cách ly tập trung ngay khi nhập cảnh và được lấy mẫu xét nghiệm. Kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Mẫu xét nghiệm được chuyển Viện Pasteur để thực hiện xét nghiệm giải trình tự gene. Ngày 31/12/2012, kết quả được thông báo là nhiễm biến chủng Omicron.
Video đang HOT
Tình trạng sức khỏe của 5 trường hợp này đều ổn định và đã có kết quả xét nghiệm lần 2 âm tính sau 5-7 ngày. 305 hành khách đi chung các chuyến bay có trường hợp nhiễm Omicron đều được cách ly theo quy định và đã có kết quả xét nghiệm âm tính.
Ngay sau khi nhận kết quả giải trình tự gen, Thành phố đã tiếp tục thực hiện điều tra, truy vết các đối tượng liên quan theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại công điện số 2308/CĐ-BYT ngày 31/12/2021 đồng thời triển khai các biện pháp phòng chống dịch theo kịch bản đã được chuẩn bị từ trước.
Thành phố tiếp tục triển khai thế trận y tế ứng phó với biến chủng Omicron. Giám sát chặt các trường hợp nhập cảnh, lấy mẫu xét nghiệm và cách ly theo quy định. Tiến hành giải trình tự gene các trường hợp nhập cảnh nhiễm COVID-19.
Tính đến trưa ngày 1/1/2022, Việt Nam đã ghi nhận 20 trường hợp nhập cảnh nhiễm biến chủng Omicron, trong đó 1 trường hợp nhập cảnh vào Hà Nội vào tối 19/12 và 14 trường hợp nhập cảnh vào Đà Nẵng từ các ngày 21- 24 /12, hiện đang cách ly tại Quảng Nam; 5 trường hợp này nhập cảnh vào Việt Nam từ ngày 20- 25/12
Bộ Y tế đã có công điện khẩn yêu cầu Đà Nẵng, Quảng Nam truy vết thần tốc, mở rộng điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp nguy cơ… không để Omicron lây lan.
Dịch COVID-19 tại TP HCM duy trì cấp độ 2
UBND TP HCM vừa cập nhật kết quả đánh giá cấp độ dịch COVID-19 trên địa bàn.
Đến tối 31/12, dịch tại TP HCM duy trì cấp độ 2. Trong số 22 địa bàn cấp quận/huyện, có 16 đơn vị đạt cấp độ 1 (nguy cơ thấp – bình thường mới), 6 địa phương đạt cấp độ 2 (màu vàng – nguy cơ trung bình) và không có địa phương nào ở cấp độ 3.
16 địa phương có dịch ở cấp độ 1 gồm: Quận 3, 5, 6, 7, 8, 12, Gò Vấp, Phú Nhuận, Tân Bình, Bình Tân, huyện Bình Chánh, Cần Giờ, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, TP Thủ Đức. Sáu địa phương ở cấp độ 2 là quận 1, 4, 10, 11, Bình Thạnh, Tân Phú.
Đối với 312 phường, xã, thị trấn, có 192 đơn vị đạt cấp 1; 116 nơi đạt cấp 2 và 4 đơn vị cấp 3.
Như vậy, địa bàn duy nhất ở TP HCM tăng cấp độ dịch so với tuần trước là quận Tân Phú (từ cấp 1 lên cấp 2); 8 huyện giảm cấp độ dịch là quận 5, 12, Gò Vấp, Phú Nhuận, Tân Bình, huyện Bình Chánh (từ cấp 2 xuống cấp 1).
Thống kê của TP HCM cho thấy số ca mắc mới trong cộng đồng/100.000 người/tuần là 52,4. Trong tuần qua, số ca nhập viện có xu hướng đi ngang và thấp hơn số ca xuất viện.
Tính đến cuối tháng 12/2021, tỷ lệ người từ 18 tuổi trở lên được tiêm 1 mũi vaccine phòng COVID-19 trên địa bàn đạt 100%; tỷ lệ người từ 50 tuổi trở lên đã tiêm đủ 2 liều là trên 99,7%.
TP HCM đã tiêm được 250.364 mũi vaccine bổ sung và 733.718 mũi vaccine nhắc lại.
Lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc COVID-19
Quảng Bình: Thêm 55 ca mắc COVID-19 thì 54 ca ở cộng đồng
Trong 24 giờ qua (từ 6 giờ ngày 31/12/2021 đến 6 giờ ngày 01/01/2022), Quảng Bình ghi nhận thêm 55 ca mắc COVID-19, trong đó có 54 ca tại cộng đồng, 29 ca liên quan đến chùm ca bệnh Xuân Hải, xã Quảng Phú, huyện Quảng Trạch, theo thông tin tổng hợp từ Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh.
Tổng số ca COVID-19 của tỉnh đến nay là 3.799; số ca điều trị khỏi là 3.331, còn 245 bệnh nhân đang điều trị, 7 ca tử vong; 167 bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại nhà.
Hiện 95,61% người trên 18 tuổi ở Quảng Bình đã tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 1; mũi 2 là gần 89%.
Mỹ cấp phép thuốc uống đầu tiên trị COVID-19
Thuốc paxlovid của Pfizer đã chính thức được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ cấp giấy phép sử dụng khẩn cấp (EUA) để điều trị COVID-19 ở mức độ nhẹ đến trung bình.
Thuốc dùng trong trường hợp nhiễm COVID-19 nhẹ đến trung bình
Theo đó, paxlovid được dùng đường uống để điều trị COVID-19 ở mức độ nhẹ đến trung bình ở người lớn và bệnh nhi từ 12 tuổi trở lên cân nặng ít nhất 40 kg, có kết quả dương tính với xét nghiệm SARS-CoV-2 và những người có nguy cơ cao tiến triển thành COVID-19 nghiêm trọng.
Thuốc paxlovid vừa được Mỹ cấp phép sử dụng khẩn cấp.
Paxlovid chỉ có sẵn theo đơn và nên được bắt đầu điều trị càng sớm càng tốt sau khi chẩn đoán COVID-19 và trong vòng năm ngày kể từ khi bắt đầu có triệu chứng.
TS. Patrizia Cavazzoni, Giám đốc Trung tâm Đánh giá và Nghiên cứu Thuốc của FDA cho biết: "Sự cho phép hôm nay giới thiệu phương pháp điều trị đầu tiên cho COVID-19 ở dạng viên uống. Đây là một bước tiến lớn trong cuộc chiến chống lại đại dịch toàn cầu. Sự cho phép này cung cấp một công cụ mới để chống lại COVID-19, khi các biến thể mới xuất hiện và giúp việc tiếp cận dễ dàng hơn với thuốc kháng virus cho những bệnh nhân có nguy cơ cao tiến triển thành COVID-19 nặng".
Paxlovid không được ủy quyền để phòng ngừa trước hoặc sau phơi nhiễm với COVID-19 hoặc để bắt đầu điều trị ở những người cần nhập viện do COVID-19 nghiêm trọng. Paxlovid không thể thay thế cho việc tiêm chủng ở những người được khuyến cáo tiêm chủng COVID-19 và một liều nhắc lại. FDA khuyến cáo người dân tiêm chủng và tiêm nhắc lại nếu đủ điều kiện.
Paxlovid bao gồm nirmatrelvir, ức chế một protein SARS-CoV-2 để ngăn virus nhân lên và ritonavir làm chậm sự phân hủy của nirmatrelvir giúp thuốc tồn tại trong cơ thể lâu hơn và ở nồng độ cao hơn. Paxlovid được dùng dưới dạng ba viên (hai viên nirmatrelvir và một viên ritonavir), uống cùng nhau hai lần mỗi ngày trong năm ngày, tổng cộng là 30 viên. Paxlovid không được phép sử dụng lâu hơn năm ngày liên tục.
Paxlovid được dùng dưới dạng ba viên (hai viên nirmatrelvir và một viên ritonavir), uống cùng nhau.
Việc ban hành EUA khác với sự chấp thuận của FDA. Khi xác định xem có ban hành EUA hay không, FDA đánh giá tổng thể các bằng chứng khoa học có sẵn và cân nhắc mọi rủi ro đã biết hoặc tiềm ẩn với bất kỳ lợi ích tiềm năng hoặc lợi ích nào đã biết của sản phẩm. Dựa trên đánh giá của FDA về toàn bộ bằng chứng khoa học hiện có, cơ quan này đã xác định rằng paxlovid có hiệu quả để điều trị COVID-19 ở mức độ nhẹ đến trung bình. Những lợi ích đã biết và tiềm năng của paxlovid, khi được sử dụng phù hợp với các điều khoản và điều kiện của giấy phép, lớn hơn những rủi ro tiềm ẩn và đã biết của sản phẩm. Không có lựa chọn thay thế thích hợp, được chấp thuận và có sẵn cho paxlovid để điều trị COVID-19.
Dữ liệu chính hỗ trợ EUA này đối với paxlovid là từ EPIC-HR, một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, mù đôi, có đối chứng với giả dược nghiên cứu paxlovid để điều trị cho những người trưởng thành có triệu chứng không nhập viện với chẩn đoán nhiễm SARS-CoV-2. Bệnh nhân là người lớn từ 18 tuổi trở lên với yếu tố nguy cơ được xác định trước để tiến triển thành bệnh nặng hoặc từ 60 tuổi trở lên bất kể tình trạng bệnh mãn tính đã xác định trước.
Tất cả các bệnh nhân chưa được chủng ngừa COVID-19 và trước đó chưa bị nhiễm COVID-19. Kết quả chính được đo lường trong thử nghiệm là tỷ lệ số người phải nhập viện do COVID-19 hoặc tử vong do bất kỳ nguyên nhân nào trong 28 ngày theo dõi.
Paxlovid giảm đáng kể 88% tỷ lệ người mắc bệnh liên quan đến COVID-19 nhập viện hoặc tử vong do bất kỳ nguyên nhân nào so với giả dược ở những bệnh nhân được điều trị trong vòng năm ngày kể từ khi khởi phát triệu chứng và những người không được điều trị bằng kháng thể đơn dòng trị liệu COVID-19.
Thuốc paxlovid hiệu quả trong điều trị COVID-19
Trong phân tích này, 1.039 bệnh nhân đã được dùng paxlovid, và 1.046 bệnh nhân đã được dùng giả dược và trong số những bệnh nhân này, 0,8% người dùng paxlovid đã phải nhập viện hoặc tử vong trong 28 ngày theo dõi so với 6% bệnh nhân được dùng giả dược. Tính an toàn và hiệu quả của paxlovid để điều trị COVID-19 tiếp tục được đánh giá.
Những lưu ý khi dùng thuốc paxlovid
Các tác dụng phụ có thể xảy ra của paxlovid bao gồm suy giảm vị giác, tiêu chảy, huyết áp cao và đau nhức cơ. Sử dụng paxlovid cùng lúc với một số loại thuốc khác có thể dẫn đến tương tác thuốc đáng kể. Sử dụng paxlovid ở những người bị nhiễm HIV-1 không kiểm soát hoặc chưa được chẩn đoán có thể dẫn đến HIV-1 kháng thuốc.
Ritonavir có thể gây tổn thương gan, vì vậy cần thận trọng khi dùng paxlovid cho những bệnh nhân có bệnh gan từ trước, bất thường men gan hoặc viêm gan.
Do paxlovid hoạt động, một phần bằng cách ức chế một nhóm các enzym phân hủy một số loại thuốc nhất định, nên paxlovid được chống chỉ định với một số loại thuốc phụ thuộc nhiều vào các enzym này để chuyển hóa và nồng độ cao của một số loại thuốc có liên quan đến biến chứng nghiêm trọng và / hoặc đe dọa tính mạng.
Paxlovid không được khuyến cáo ở những bệnh nhân bị suy thận nặng hoặc gan nặng. Ở bệnh nhân suy thận mức độ trung bình, cần giảm liều paxlovid. Bệnh nhân có vấn đề về thận hoặc gan nên thảo luận với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của họ xem paxlovid có phù hợp với họ hay không.
Theo EUA, các tờ thông tin cung cấp thông tin quan trọng về việc sử dụng paxlovid trong điều trị COVID-19 theo ủy quyền phải được cung cấp cho các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, bệnh nhân và người chăm sóc. Các tờ thông tin này bao gồm hướng dẫn dùng thuốc, tác dụng phụ tiềm ẩn, tương tác thuốc và thông tin về những người có thể kê đơn paxlovid.
Nếu chẳng may bạn là F0, cần làm gì và không nên làm gì? Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, bất cứ ai cũng có thể trở thành F0 nếu không biết tự bảo vệ, nhất là thời điểm dịch COVID-19 tại Hà Nội đang căng thẳng, mỗi ngày hơn 1000 ca mắc mới. Nếu không may mắc COVID-19, F0 được điều trị tại nhà nên và không nên làm gì? Đâu là những...