Chiều 10/12: Việt Nam đã nhận hơn 156,4 triệu liều vaccine phòng COVID-19; Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế TP HCM kiểm tra việc cấp phát thuốc Molnupiravir
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, đến nay Việt Nam đã tiếp nhận 156.421.594 liều vaccine phòng COVID-19, Bộ Y tế đã phân bổ tổng số 143,4 triệu liều; đến 14h ngày 10/12, cả nước đã tiêm hơn 131 triệu liều; Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế TP HCM kiểm tra việc cấp phát thuốc Molnupiravir.
Việt Nam đã tiếp nhận hơn 156,4 triệu liều vaccine phòng COVID-19, đã tiêm hơn 131 triệu liều
Sáng ngày 10/12, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, đến nay Việt Nam đã tiếp nhận 156.421.594 liều vaccine phòng COVID-19, Bộ Y tế đã phân bổ 100 đợt với tổng số 143,4 triệu liều, còn khoảng 13 triệu liều mới tiếp nhận, đang tiến hành các thủ tục để kiểm định chất lượng, xuất xưởng vaccine.
Cập nhật đến 14h ngày 10/12, cả nước đã tiêm hơn 131 triệu liều vaccine phòng COVID-19. Các địa phương, đơn vị đang nỗ lực triển khai tiêm chủng để nhanh chóng đạt được độ bao phủ mũi 1 cho những đối tượng trong độ tuổi chỉ định tiêm chủng và trả mũi 2 cho những người đã tiêm mũi 1 đủ thời gian.
Trong tuần từ 1-8/12/2021 cả nước triển khai tiêm được 4,8 triệu liều vaccine, (giảm 5,7 triệu liều so với tuần trước đó, do đa số các địa phương đã đạt được độ bao phủ mũi 1 cao, đang chờ tiêm trả mũi 2 theo đúng thời gian quy định)…
Cập nhật đến 14h ngày 10/12, cả nước đã tiêm hơn 131 triệu liều vaccine phòng COVID-19.
Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là là 123.679.408 liều, trong đó có 68.909.220 liều mũi 1 và 54.770.188 liều mũi 2.
Tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vaccine phòng COVID-19 là 96,4% và tỷ lệ tiêm đủ 02 liều là 76,5% dân số từ 18 tuổi trở lên.
Theo khu vực, tỷ lệ này lần lượt ở miền Bắc là 93,3% và 68,7%; miền Trung là 92,9% và 75,2%; Tây Nguyên là 91,0% và 61,0%; miền Nam là 98,9% và 85,3%.
Có 61/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vắc xin cho trên 80% dân số từ 18 tuổi trở lên, trong đó có 29 tỉnh đạt tỷ lệ trên 95% là Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Nghệ An, Lào Cai, Điện Biện, Đà Nẵng, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đắk Nông, TP. HCM, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Long An, Lâm Đồng, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Bình Dương, Bình Phước, Kiên Giang, Hậu Giang.
2/63 tỉnh, thành phố còn lại có tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vaccine dưới 80% dân số từ 18 tuổi trở lên là Hoà Bình (77,0%) và Hà Giang (78,3%). Bộ Y tế đã phân bổ vắc xin cho các địa phương này để tăng nhanh diện bao phủ tiêm chủng.
Hiện đã có 58/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ đủ 02 liều vaccine cho dân số từ 18 tuổi trở lên đạt trên 50%, trong đó có 40 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ trên 70%.
Các tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ trên 90% là Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Điện Biên, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Đắk Nông, Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai, Long An, Lâm Đồng, Cần Thơ, Vĩnh Long và Cà Mau.
Về triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi, đến nay hầu hết các tỉnh, thành phố đã triển khai tiêm được 6.383.259 liều, trong đó có 5.228.023 liều mũi 1 và 1.155.336 liều mũi 2. Tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vaccine là 57,3% và tỷ lệ bao phủ đủ 02 liều là 12,7% dân số từ 12 -17 tuổi.
Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế TP HCM kiểm tra việc cấp phát thuốc Molnupiravir trong chương trình thí điểm điều trị có kiểm soát F0
Video đang HOT
Ngày 10/12, Cục Khoa học công nghệ và đào tạo, Bộ Y tế đã có công văn hoả tốc gửi Sở Y tế TP HCM về việc kiểm tra việc cấp phát thuốc Molnupiravir trong chương trình thí điểm điều trị có kiểm soát F0 tại nhà và cộng đồng tại TP HCM
Công văn cho biết, Bộ Y tế nhận được thông tin về việc một số phương tiện thông tin đại chúng và mạng xã hội đưa tin về việc nhiều trường hợp bệnh nhân mắc COVID-19 tại TP HCM không tiếp cận được với thuốc Molnupiravir.
Monulpiravir hiện đang được sử dụng miễn phí và có kiểm soát trong Chương trình “Đánh giá Chương trình sử dụng thuốc molnupiravir có kiểm soát tại cộng đồng cho người mắc COVID-19 có triệu chứng nhẹ tại TP HCM” được phê duyệt theo Quyết định số 4068/QĐ-BYT ngày 24/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế, trong đó giao Sở Y tế TP HCM là đơn vị chủ trì chịu trách nhiệm chỉ đạo quản lý, tổ chức triển khai nghiên cứu theo đúng đề cương đã được Bộ Y tế phê duyệt; phân bổ thuốc tới các cơ sở y tế trực thuộc để sử dụng cho các trường hợp F0 đang điều trị tại nhà và cộng đồng.
Ngày 7/12/2021, Bộ Y tế đã phê duyệt và cấp phát bổ sung hơn 25,000 liều thuốc cho TP HCM để tiếp tục triển khai Chương trình nêu trên, nâng tổng số thuốc phân bổ cho TP HCM lên gần 100.000 liều. Trong tuần tới, Bộ Y tế sẽ tiếp tục bổ sung thuốc molnupiravir theo đề xuất của TP HCM để thực hiện Chương trình.
Để bảo đảm các trường hợp F0 được tiếp cận nhanh chóng và công bằng với thuốc kháng virus Molnupiravir và được hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, bảo đảm quyền lợi của người bệnh, Cục Khoa học công nghệ và đào tạo đề nghị Sở Y tế TP HCM khẩn trương rà soát, kiểm tra các thông tin về việc tiếp cận của người bệnh COVID-19 đối với thuốc Molnupiravir;
“Chỉ đạo việc cấp phát thuốc tới người bệnh theo đề cương nghiên cứu đã được Bộ Y tế phê duyệt để người dân được tiếp cận với thuốc kịp thời và công bằng”- Công văn của Cục Khoa học công nghệ và đào tạo nêu rõ.
Cục Khoa học công nghệ và đào tạo yêu cầu báo cáo khẩn các nội dung trên về Bộ Y tế (Cục KHCN&ĐT, Cục Quản lý Dược, Thanh tra Bộ Y tế) trước ngày 11/12/2021, làm cơ sở báo cáo Lãnh đạo Bộ.
Khoảng 6.500 nhà thuốc tư nhân tham gia phòng, chống dịch COVID-19 tại TP HCM
Sở Y tế TP HCM cho biết cơ quan này vừa vận động, kêu gọi khoảng 6.500 nhà thuốc tư nhân tham gia công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn.
Các nhà thuốc này phân bố khắp 22 quận, huyện và TP Thủ Đức, ở khu vực đông dân cư như chợ, khu công nghiệp. Với đặc điểm này, Sở Y tế TP HCM đánh giá sự tham gia của các đơn vị này là rất cần thiết khi tình hình dịch bệnh còn phức tạp.
Theo yêu cầu của ngành y tế TP HCM, các nhà thuốc tư nhân sẽ tham gia vào 3 nhiệm vụ.
Thứ nhất, cung ứng đầy đủ và đúng theo quy định các vật dụng, thiết bị y tế, thuốc cần thiết cho công tác chăm sóc sức khỏe tại nhà cho người mắc COVID-19.
Các vật dụng y tế bao gồm test nhanh kháng nguyên (theo danh mục cho phép của Bộ Y tế), máy đo nồng độ oxy máu (SpO2), dung dịch khử khuẩn, nước súc họng hoặc nước muối sinh lý 0,9%, khẩu trang y tế, nhiệt kế.
Cận Tết, thêm thời tiết chuyển mùa, cần tăng cường phòng chống dịch COVID-19
Cập nhật mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi
Dịch COVID-19: Chuyên gia Bệnh viện K ở Hà Nội hội chẩn ca bệnh khó từ xa cùng đồng nghiệp tuyến dưới
Tiêm vaccine phòng COVID-19 có xu hướng giảm, Bộ Y tế tiếp tục nhắc các địa phương đẩy nhanh tiến độ
Về điều trị COVID-19 tại nhà, các nhà thuốc tư nhân sẽ cung ứng thuốc không kê đơn, thuốc kê đơn (sử dụng theo chỉ định của bác sĩ) theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế, Sở Y tế về điều trị và chăm sóc F0 tại nhà, điều trị các bệnh lý nền.
Thứ hai, Sở Y tế TP HCM đề nghị các nhà thuốc cùng tham gia truyền thông, tư vấn và hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ tại nhà cho F0. Đặc biệt, nhân viên nhà thuốc cần phát hiện F0 có triệu chứng nghi ngờ khi họ đến nhà thuốc, sau đó hướng dẫn họ xét nghiệm tầm soát.
Trường hợp có xét nghiệm dương tính SARS-CoV-2 cần liên hệ ngay với trạm y tế, trạm y tế lưu động, tổ chăm sóc COVID-19 tại cộng đồng để được cung cấp thuốc và theo dõi.
Thứ ba, các nhà thuốc tư nhân sẽ tham gia làm cầu nối giữa F0 với các trạm y tế, trạm y tế lưu động, tổ chăm sóc COVID-19 tại cộng đồng.
Mỗi nhà thuốc được cung cấp và cập nhật danh sách các trạm y tế, trạm y tế lưu động, tổ chăm sóc COVID-19 tại cộng đồng cùng số điện thoại liên lạc của từng cơ sở y tế trên địa bàn để người dân biết và liên hệ khi cần.
Quảng Bình: Thêm 32 ca mắc COVID-19, trong đó 13 tại cộng đồng
Theo thông tin tổng hợp từ Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Quảng Bình, trong 24 giờ qua (từ 6 giờ ngày 09-12 đến 6 giờ ngày 10-12), Quảng Bình tổ chức xét nghiệm cho 7.654 người, ghi nhận thêm 32 ca mắc COVID-19 mới, trong đó có 13 ca tại cộng đồng, 27 ca xuất viện; có 23 F0 được điều trị tại nhà.
Xét nghiệm sàng lọc COVID-19
Thống kê của tỉnh Quảng Bình cũng cho thấy từ ngày 7/10- 10/12, Quảng Bình ghi nhận 444 ca dương tính với SARS-CoV-2 là người trở về từ vùng dịch.
Tổng số ca toàn tỉnh Quảng Bình từ trước tới nay hiện là 3.035 ca, có 2.602 ca khỏi, 381 bệnh nhân đang điều trị, 7 ca tử vong.
Hiện Quảng Bình có 569 trường hợp đang cách ly tập trung, 5.243 trường hợp đang cách ly tại nhà.
Thống kê cho thấy hiện có 965.375 người tại Quảng Bình đã tiêm vaccine phòng COVID-19 trong đó 419.199 người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine. Chỉ số này cho thấy tỉnh đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vaccine phòng COVID-19.
Thuốc điều trị Covid-19 tại Việt Nam giá hơn 3.000 USD một liệu trình
Việt Nam đang sử dụng hai loại thuốc kháng virus điều trị Covid-19 là remdesivir tiêm tĩnh mạch, giá gốc 3.120 USD một liệu trình 5 ngày và molnupiravir viên uống, giá khoảng 700 USD một liệu trình.
Remdesivir là loại thuốc kháng virus đầu tiên được Việt Nam sử dụng. Những lô thuốc remdesivir đầu tiên đã về Việt Nam từ 5/8. Hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế thống nhất đưa remdesivir vào điều trị cho bệnh nhân Covid-19 và sử dụng tại một số cơ sở y tế.
Từ đầu tháng 8 đến nay, gần 230.000 lọ thuốc remdesivir được Bộ Y tế phân bổ cho các cơ sở điều trị Covid-19, trong đó số lượng phân bổ dành phần lớn cho các Trung tâm hồi sức tích cực Covid-19 tại TP HCM và các địa phương có số ca mắc nhiều.
Remdesivir là thuốc kháng virus, được FDA phê duyệt khẩn cấp tháng 10/2020 để điều trị bệnh nhân Covid-19. Remdesivir có tác dụng rút ngắn thời gian hồi phục và giảm tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân diễn tiến nặng. Thuốc đã được 50 quốc gia như Mỹ, EU, Australia, Nhật Bản, Singapore, Ấn Độ... đưa vào phác đồ điều trị từ tháng 5/2020 và là một trong những loại thuốc đặc trị khó tiếp cận hàng đầu thế giới.
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, remdesivir được chỉ định với người mắc Covid-19 điều trị nội trú tại bệnh viện có suy hô hấp, thở oxy, thở oxy dòng cao (HFNC) hoặc thở máy không xâm nhập. Thời điểm dùng thuốc là trong vòng 10 ngày đầu từ khi khởi phát bệnh. Thuốc dùng dưới dạng tiêm tĩnh mạch.
Hiện nay, ngoài thuốc remdesivir dạng nước, phải bảo quản ở nhiệt độ 2-8 độ C, thuốc cũng đã được bào chế dưới dạng đông khô, dễ bảo quản trong nhiệt độ khoảng 25 độ C giúp vận chuyển dễ dàng hơn. Thuốc khô giúp bệnh viện điều trị bệnh nhân dễ dàng bảo quản, nhất là các bệnh viện dã chiến.
Theo Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Công ty Gilead Sciences, ông Daniel ODay, thuốc remdesivir bán với giá 520 USD/lọ, hoặc liệu trình 5 ngày giá 3.120 USD.
Việt Nam có một triệu lọ remdesivir do doanh nghiệp tặng và hỗ trợ từ Ấn Độ. Hiện 460.000 lọ đã về Việt Nam, số còn lại sẽ tiếp tục về trong thời gian tới.
Thuốc điều trị Covid-19 Remdesivir của Gilead, sử dụng tại Mỹ, tháng 12/2020. Ảnh: AP.
Molnupiravir là loại thuốc kháng virus thứ hai được Việt Nam được sử dụng. Thuốc do công ty Ridgeback Biotherapeutics và hãng dược Merck hợp tác phát triển. Merck cho biết hãng sẽ có dữ liệu đầy đủ vào tháng 9 hoặc tháng 10 và thuốc có thể sẵn sàng vào cuối năm nay.
Thuốc này đã được Bộ Y tế Việt Nam đưa vào chương trình thí điểm điều trị có kiểm soát các trường hợp mắc Covid-19 tại nhà và cộng đồng (home-based care). Thuốc bao gồm viên nang 200 mg, 400 mg do Ấn Độ và Việt Nam sản xuất, dùng đường uống, ngày hai lần với liều dùng 1.600 mg/ngày. Thuốc đang thử nghiệm cho bệnh nhân có triệu chứng nhẹ và ở mức độ vừa.
Bác sĩ khuyến cáo, bệnh nhân sau khi xét nghiệm PCR dương tính, có triệu chứng, thì nên sử dụng molnupiravir. Các triệu chứng từ vừa đến nặng, như triệu chứng hô hấp gồm hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi; đến bắt đầu có triệu chứng viêm phổi, khó thở.
Molnupiravir được nghiên cứu dựa trên thuốc gốc chống lại virus cúm, tác dụng ức chế sự sao chép của các virus RNA, trong đó có nCoV, khiến virus không nhân lên và bị đào thải rất nhanh, giúp bệnh nhân khỏi bệnh. Đây là loại thuốc dễ dàng được sử dụng qua đường uống, dùng điều trị giai đoạn đầu của bệnh. Hiện Mỹ đã chi khoảng 1,2 tỷ USD để mua 1,7 triệu liệu trình thuốc molnupiravir điều trị cho các bệnh nhân Covid-19, tương đương 700 USD/liệu trình.
Theo Bộ Y tế, nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng thuốc kháng virus molnupiravir trong điều trị Covid-19 đã công bố tại một số quốc gia "cho kết quả khả quan về tính an toàn, khả năng dung nạp, đặc biệt giảm tải lượng virus rõ rệt và làm sạch virus ở bệnh nhân thể nhẹ và vừa sau 5 ngày điều trị, giảm tỷ lệ nhập viện, giảm tử vong".
Hơn 300.000 viên thuốc kháng virus molnupiravir trong khoảng 2 triệu viên do doanh nghiệp tài trợ đã về Việt Nam cuối tháng 8. Các lô thuốc tiếp theo sẽ được nhập khẩu để sử dụng trong đầu tháng 9. Ngoài ra, công ty dược ở Việt Nam cũng đang sản xuất thuốc này, dự kiến cung cấp hơn 2,3 triệu viên để điều trị miễn phí F0 tại cộng đồng.
Như vậy, hai loại thuốc kháng virus Việt Nam đang dùng điều trị Covid-19 đều được doanh nghiệp tài trợ, hiện miễn phí điều trị bệnh nhân.
Gia Lai được Bộ Y tế chọn thử nghiệm lâm sàng thuốc Molnupiravir Gia Lai cùng với Lâm Đồng vừa được Bộ Y tế phê duyệt bổ sung vào chương trình sử dụng thuốc Molnupiravir có kiểm soát tại cộng đồng cho người mắc Covid-19 thể nhẹ. Theo đó, triển khai quyết định ngày 18.11 của Bộ Y tế về việc phê duyệt bổ sung đề cương nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng; Bộ Y tế...