Chiết xuất rong biển “vượt mặt” thuốc kháng virus Remdesivir để “khóa chặt” SARS-CoV-2
Trong một nghiên cứu mới về mức độ hiệu quả trong việc chống lại SARS-CoV-2, chiết xuất từ món rong biển mà chúng ta thường ăn lại thể hiện sự vượt trội so với Remdesivir – loại thuốc kháng virus đang được dùng trong điều trị COVID-19.
Vừa được đăng trên tạp chí Cell Discovery (Khám phá Tế bào), nghiên cứu này là một nỗ lực của các nhà khoa học ở Trung tâm Công nghệ sinh học và Nghiên cứu liên ngành (CBIS) tại Học viện Bách khoa Rensselaer ( New York, Mỹ), để tìm cách chống lại con virus đang gây ra cuộc khủng hoảng toàn cầu.
Theo đó, chiết xuất từ món rong biển đã “vượt mặt” thuốc kháng virus Remdesivir về khả năng “bẫy” và “khóa” virus corona mới.
Remdesivir là loại thuốc kháng virus được nhiều nước cho phép dùng trong điều trị cho những bệnh nhân mắc Covid-19 thể nặng.
Đây là một nghiên cứu rất phức tạp, nhưng nói ngắn gọn thì các nhà nghiên cứu đã thử (trong ống nghiệm) hoạt động chống virus của 5 chất chiết xuất từ rong biển ăn được. Họ dùng kiểu nghiên cứu gọi là EC50 để thử khả năng “khóa chặt” virus của từng loại trong số 5 hợp chất này. Trong kết quả của nghiên cứu EC50, thì giá trị càng thấp cho thấy hợp chất càng mạnh (trong việc chống virus lây nhiễm).
Bất ngờ chưa, RPI-27, một chất chiết xuất từ rong biển, cho kết quả là 83. Trong khi đó, trong thí nghiệm tương tự trước đây với thuốc Remdesivir thì giá trị thu được là 770. Tức là, chất RPI-27 mạnh gấp gần 10 lần thuốc Remdesivir trong việc ngăn chặn virus lây lan trong cơ thể. Những chất còn lại trong chiết xuất rong biển cho thấy có hiệu quả bằng 1/3 hoặc 1/5 so với Remdesivir.
Video đang HOT
Một chất chiết xuất từ các loại rong biển ăn được đã chứng tỏ khả năng chống virus mạnh mẽ.
Một nghiên cứu riêng rẽ khác không thấy có độc tính nào trong các hợp chất từ rong biển này, ngay cả ở liều cao.
Bởi vậy, các nhà nghiên cứu cho rằng, chiết xuất rong biển có thể được sử dụng làm thuốc xịt đường mũi hoặc dùng đường uống để chặn đứng sự lây nhiễm của SARS-CoV-2 trong cơ thể người. Trong trường hợp dùng đường uống, nó còn có thể xử lý cả những viêm nhiễm đường tiêu hóa.
Deepak Vashishth, Giám đốc của CBIS, nói: “Nghiên cứu đầy phấn khích này là để chống lại đại dịch COVID-19 với những bước tiếp cận mới và tự nhiên, cùng với những loại thuốc hiện tại”.
Tiến sĩ Jonathan Dordick, người đứng đầu nhóm nghiên cứu.
Nghiên cứu này cũng được hỗ trợ bởi Quỹ Nghiên cứu Quốc gia Hàn Quốc, với sự tham gia của các nhà nghiên cứu từ Viện Nghiên cứu Khoa học Sinh học và Công nghệ Sinh học Hàn Quốc và Đại học Công nghệ Chiết Giang (Hàng Châu, Trung Quốc).
Vì sao hơn một nửa người mắc ung thư ở Nhật Bản vẫn sống tiếp trên 10 năm?
Sau nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học đi đến một kết luận chung rằng, tỷ lệ sống của bệnh nhân ung thư Nhật Bản ở mức rất cao có liên quan mật thiết đến chế độ ăn của người dân nước này.
Nhật Bản là một quốc gia nổi tiếng về sức khỏe cũng như tuổi thọ của người dân. Vì vậy, cũng dễ hiểu khi xứ sở hoa anh đào là nước có tỷ lệ sống tiếp sau khi được chẩn đoán mắc ung thư ở mức rất cao. Cụ thể, theo một thống kê được Nhật Bản tuyên bố gần gây, tỷ lệ bệnh nhân ung thư sống thêm 3 năm ở đất nước này lên đến 71,3%; tỷ lệ sống từ 5 năm trở lên của bệnh nhân ung thư đạt mức 65,8%; thậm chí, tỷ lệ sống 10 năm trở lên của bệnh nhân ung thư ở nước này cũng lên đến 57,2%.
Sau nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học đi đến một kết luận chung rằng, tỷ lệ sống của bệnh nhân ung thư Nhật Bản ở mức rất cao có liên quan mật thiết đến chế độ ăn của người dân nước này:
Các món ăn ít gia vị
Trước hết, các món ăn của người Nhật Bản thường ít gia vị, bởi họ hướng đến vị ngọt thanh tự nhiên của chính thực phẩm làm nên món ăn đó. Trong khi đó, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chế độ ăn lạm dụng quá nhiều gia vị cũng là một trong những thủ phạm làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Ít ăn đồ hộp, thực phẩm chế biến sẵn
Dễ dàng nhận thấy, người Nhật Bản ưa chuộng các món ăn có nguồn gốc từ thiên nhiên và không lạm dụng các loại thịt chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp, vốn thường chứa nitrite, loại phụ gia được bổ sung vào để tiêu diệt vi khuẩn, nhằm làm tăng thời hạn bảo quản và tạo màu sắc đẹp mắt cho món ăn. Khi được hấp thu vào cơ thể, nitrite, dưới tác dụng của axit dạ dày sẽ chuyển hóa thành nitrosamine, chất đã được chứng minh về khả năng làm tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản, ung thư đường ruột, ung thư dạ dày.
Người Nhật Bản ăn nhiều rong biển
Người Nhật Bản rất thích ăn rong biển. Họ sử dụng loại "đặc sản" này trong nhiều món ăn, từ sushi cho đến salad, súp, canh. Rong biển được xem là một loại "siêu thực phẩm", chứa hàm lượng cao các hoạt chất thực vật, chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của các gốc tự do, vốn là nguyên nhân chính gây ra quá trình lão hóa và các bệnh mạn tính, trong đó có ung thư. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chỉ với việc ăn đều đặn 5-10 gam rong biển khô mỗi ngày, rủi ro mắc ung thư, bệnh tim mạch và tai biến mạch máu não sẽ được giảm đi đáng kể.
Chế độ ăn nhiều cá biển sâu
Là một quốc đảo, hải sản trở thành sản vật được thiên nhiên ban tặng cho Nhật Bản. Trong số đó, các loại cá biển sâu, vốn chiếm tỷ lệ lớn trong mâm cơm của người Nhật, được các chuyên gia đánh giá rất cao về mặt dinh dưỡng. Điểm nổi bật nhất của cá biển sâu chính là lượng chất béo không bão hòa đa (omega-3, omega-6) cao vượt trội so với những loại cá khác.
Nhóm chất béo này rất lành mạnh với cơ thể. Khi được hấp thu ở mức độ vừa vừa phải, chất béo bão hòa đa giúp giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, bảo vệ tim và đặc biệt là khả năng ức chế và tiêu diệt tế bào ung thư. Omega-3, Omega-6... cũng được cho là đặc biệt tốt với phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh.
Sự thật về 1 loại thuốc cũ có thể cứu sống bệnh nhân Covid-19 nặng Thử nghiệm lâm sàng của Đại học Oxford (Anh) cho thấy dexamethasone, một loại thuốc rẻ tiền và phổ biến có thể làm giảm tỉ lệ tử vong ở người mắc Covid-19 phải hỗ trợ hô hấp. Dexamethasone là một loại thuốc hiện diện trên thị trường từ những năm 1960, thường được chỉ định để điều trị các bệnh viêm khớp, một...