Chiềng Sơn: Dân tăng nguồn thu nhập, không ít hộ xây nhà lầu
Với sự vào cuộc quyết liệt và nhiều cách làm hiệu quả, xã Chiềng Sơn ( huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) đã cán đích nông thôn mới (NTM) vào năm 2017. Thời gian qua, địa phương này đang tập trung các nguồn lực tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân.
Chiềng Sơn là xã biên giới, vùng 2 của huyện Mộc Châu có diện tích tự nhiên hơn 9.000 ha, trong đó có hơn 8.500 ha đất nông nghiệp; xã có 24 bản, tiểu khu, 2.225 hộ, hơn 8.555 nhân khẩu, 7 dân tộc sinh sống. Đến với xã Chiềng Sơn hôm nay có thể nhận thấy bộ mặt nông thôn đã thay đổi, những dãy nhà cao tầng đẹp khang trang mọc lên ở 2 vệ đường trung tâm xã, đời sống kinh tế của người dân ngày càng được nâng cao rõ rệt.
Nhiều nhà cao tầng của người dân mọc lên tại Trung tâm xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu.
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Phan Thanh Hoằng, Chủ tịch UBND xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu cho biết: Năm 2017, xã được UBND tỉnh công nhận là xã đạt chuẩn NTM. Việc hoàn thành 19/19 tiêu chí trong xây dựng NTM là cả một chặng đường dài nỗ lực, phấn đấu của cả chính quyền và bà con nhân dân trong xã, đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo hỗ trợ quyết liệt của huyện.
Để duy trì và nâng cao các tiêu chí xây dựng NTM, chúng tôi áp dụng giải pháp như: Đổi mới và xây dựng hình thức sản xuất có hiệu quả, thành lập thêm hợp tác xã, đồng thời khuyến khích các mô hình sản xuất ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật phù hợp với điều kiện tự nhiên gắn với bảo vệ môi trường. Ngoài ra chúng tôi còn chuyển đổi 300ha diện tích trồng ngô sang trồng cây ăn quả, hiện trên toàn xã có 900ha cây ăn quả. Nhiều hộ dân đã có nguồn thu nhập cao từ các mô hình mới.
Đường giao thông nông thôn trên địa bàn xã được bê tông hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại.
Thời gian qua xã Chiềng Sơn luôn phát huy và gìn giữ các tiêu chỉ đã đạt được. Ban chỉ đạo cử cán bộ xã phụ trách các vấn đề được phân công, phối hợp với các bí thư chi bộ bản, trường bản tuyên truyền vận động người dân quét dọn vệ sinh đường sá, trồng hoa bên đường, chỉnh sang nhà cửa…; trạm y tế, trường học được xây dựng khang trang, sạch đẹp; đời sống của người dân trong xã được nâng lên rõ rệt, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt hơn 32 triệu đồng/người/năm, tỉ lệ hộ nghèo giảm xuống còn dưới 3,96%.
Nhiều mô hình trồng cây ăn trên đất dốc, được người trồng để phát triển kinh tế.
Anh Nguyễn Văn Quản, tiểu khu 7, xã Chiềng Sơn cho hay: Nhờ có chương trình xây dựng NTM của Đảng và Nhà nước đầu tư, chúng tôi đã có đường sá đi lại rộng và đẹp, có điện nước, nhà văn hóa để sinh hoạt. Tận dụng đường sá được mở rộng và bê tông hóa, gia đình tôi đã trồng chanh leo, bưởi, xoài trên nương để phát triển kinh tế, mỗi năm cho thu nhập hơn 200 triệu đồng, cuộc sống ngày càng khấm khá.
Các mô hình chăn nuôi trâu, bò cũng được người dân xã Chiềng Sơn nhân rộng, để nâng cao nguồn thu nhập.
Tuy nhiên, không bằng lòng với những kết quả đã đạt được, ngay sau khi được công nhận đạt chuẩn NTM, Ban chỉ đạo xây dựng NTM xã đề ra phương hướng, xây dựng những giải pháp cụ thể nhằm giữ vững, nâng cao chất lượng các tiêu chí. Theo đó, đối với các tiêu chí thu nhập bình quân đầu người, tỉ lệ hộ nghèo, tỉ lệ lao động có việc làm thường xuyên, xã tập trung thực hiện có hiệu quả đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp; đẩy mạnh phát triển trang trại, gia trại chăn nuôi; đổi mới, nâng cao hoạt động của các HTX nông nghiệp…
Video đang HOT
Đối với nhóm tiêu chí có liên quan đến cơ sở vật chất, xã tiếp tục huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng các công trình theo quy hoạch xây dựng NTM được phê duyệt. Nhờ đó, sau 2 năm về đích, xã Chiềng Sơn vẫn giữ được danh hiệu xã NTM và đời sống của người dân ngày càng được nâng cao.
Bên cạnh phát triển kinh tế, dọn dẹp vệ sinh đường sá, chỉnh trang nhà cửa cũng được người dân chú trọng quan tâm.
Theo Phan Thanh Hoằng, Chủ tịch UBND xã Chiềng Sơn: Phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân là vấn đề cốt lõi của xây dựng NTM được chúng tôi hết sức quan tâm. Ngay từ những ngày đầu bắt tay vào xây dựng NTM, chúng tôi đã chú trọng phát triển các mô hình sản xuất, chăn nuôi nhằm nâng cao thu nhập cho người dân.
Những năm gần đây, xã đã xây dựng được nhiều mô hình kinh tế, đề án làm ăn có hiệu quả như: Mô hình chăn nuôi bò, chăn nuôi lợn, trồng cây ăn quả, chanh leo, đặc biệt phát triển mạnh về kinh tế trang trại, kinh tế vườn. Hiện trên địa bàn xã có 4 HTX sản xuất kinh doanh và hoạt động có hiệu quả. Bộ mặt nông thôn trên địa bàn xã ngày càng khang trang sạch đẹp, cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện.
Theo Danviet
Bên trong chuỗi giết mổ khép kín 1.200 con heo/đêm của Vissan
Với đặc thù phân phối, kinh doanh nhiều tầng nấc và đa dạng; vòng nhận diện truy xuất nguồn gốc mà TP.HCM đang áp dụng chưa đáp ứng đủ lòng tin của người dùng, nhất là khi dịch tả lợn châu Phi đang hoành hành. Dù vậy, các cấp ngành của TP.HCM vẫn đang nỗ lực từng công đoạn, góp phần thúc đẩy chuỗi tiêu thụ an toàn .
Bà Phạm Khánh Phong Lan - Trưởng ban quản lý ATTP TP.HCM thừa nhận, dù thành phố đang rất nỗ lực thực hiện chương trình đeo vòng nhận diện truy xuất nguồn gốc nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế hiện nay.
TP.HCM là 1 trong số ít những địa phương thực hiện tốt việc giết mổ tập trung - khâu quan trọng để đảm bảo vệ sinh dịch tễ và an toàn thực phẩm.
Ở Việt Nam, hệ thống phân phối đi qua nhiều tầng nấc. Bên cạnh kênh phân phối hiện đại, chợ truyền thống vẫn là nơi tiêu thụ một lượng lớn thịt lợn. Nhưng khi 1 con lợn được xẻ thành nhiều mảnh, nhiều phần khác nhau cho đủ loại nhu cầu của người tiêu dùng thì 1 vòng đeo chân cho 1 con lợn là không đủ.
Lợn phải được đảm bảo còn sống khỏe mạnh trước khi được đưa vào giết mổ
Vì thế, bên cạnh nỗ lực kiểm soát ATTP từ tất cả các nguồn vào, ra trong chuỗi cung ứng; quy trình chăn nuôi, và giết mổ khép kín mà một số doanh nghiệp áp dụng đang thu hút sự quan tâm lớn hơn từ người tiêu dùng.
Vissan đang duy trì mô hình chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ khép kín.
"Đây cũng là lý do mà sức mua ở chợ truyền thống hay từ các nguồn trôi nổi có phần sụt giảm trong khi các siêu thị vẫn duy trì và tăng doanh số bán hàng giữa tâm bão dịch tả lợn châu Phi", bà Lan nhận định.
Các dây chuyền giết mổ hiện tại đảm bảo cung cấp thịt lợn an toàn trực tiếp đến tay người tiêu dùng và một phần cho chế biến.
Trực thuộc quản lý của Tổng công ty Thương mại Sài Gòn SATRA, Công ty Kỹ nghệ súc sản Vissan là đơn vị đang thực hiện tốt việc chăn nuôi và giết mổ tập trung, đảm bảo thịt lợn sạch từ trại nuôi đến tận tay người tiêu dùng.
Lợn mảnh được đeo vòng truy xuất nguồn gốc ở 2 chân.
Dây chuyền giết mổ của Vissan được đầu tư khá hiện đại, công ty này đang duy trì việc giết mổ hàng đêm khoảng 1.200 con.
Nhân viên kiểm tra từng mã vạch có thông tin mới cho đi tiếp
Vissan đang có 2 trại chăn nuôi riêng, cung cấp khoảng 10% tổng số lợn giết mổ. Số còn lại, Vissan lấy từ các trại chăn nuôi của các doanh nghiệp khác có uy tín và theo quy trình khép kín. Trước khi đưa về giết mổ, lợn từ các tỉnh thành đã được lực lượng thú y kiểm soát an toàn dịch tễ.
Thịt mảnh được đưa về khu trữ lạnh để làm mát, đảm bảo hạn chế vi sinh
Bên cạnh chương trình truy xuất nguồn gốc Te-food mà thành phố đang áp dụng, Vissan áp dụng hệ thống nhận diện nguồn gốc của riêng mình. Mỗi mảnh lợn đều được đeo vòng truy xuất nguồn gốc ở 2 chân. Cùng với vòng đeo chân, hệ thống tem chứa dữ liệu đều được dán trên các khay chứa từng phần thịt riêng, được kích hoạt dữ liệu tại đơn vị phân phối.
Khoảng 3 giờ sáng, thịt lợn được xe lạnh đưa về kênh phân phối
Tham gia chuỗi cung ứng thịt lợn TP.HCM, hệ thống siêu thị Sài Gòn Co.op hiện đang tiêu thụ khoảng 30 tấn thịt lợn/ ngày từ Vissan. Thịt lợn mảnh từ Vissan khi đưa về các siêu thị lại tiếp tục được đội ngũ quản lý đánh giá chất lượng một lần nữa trước khi đưa vào pha lóc để thương mại.
Ngay tại siêu thị, thịt được kiểm tra lại nguồn gốc và chất lượng một lần nữa.
Thịt lợn được phân ra từng loại với đầy đủ thông tin dữ liệu truy xuất nguồn gốc để khách hàng dễ chọn lựa. Đây là quy trình khép kín từ khâu giết mổ, pha lóc đến tiêu thụ tại các đơn vị có uy tín ở TP.HCM.
Hoàn tất quy trình thủ tục, thịt mới được nhân viên đưa vào pha lóc
Theo Ban quản lý ATTP, tại TP.HCM hiện có nhiều cơ sở giết mổ lớn từ thủ công, bán hiện đại đến hiện đại. Các lò mổ này phần lớn nhận nguồn lợn từ các địa phương giết mổ, sau đó cung cấp ra các các chợ truyền thống. Từ chợ sỉ, thịt lợn ra chợ lẻ lại chia thành nhiều phần nhỏ khác nhau. Việc truy xuất nguồn gốc với chỉ vài lạng thịt đôi khi chưa phù hợp với thực tiễn tiêu dùng hiện nay.
Thịt được Vissan bao tiêu trở lại để phục vụ cho chế biến nếu SaigonCo.op không tiêu thụ hết trong ngày
Theo bà Phong Lan, nguồn lợn ở chợ đầu mối, sau khi pha lóc và đưa về các quầy sạp ở chợ truyền thống thì phần nhiều mất vòng, hoặc không có tem truy xuất nguồn gốc...
Thịt lợn được bày bán đảm bảo quy trình an toàn khép kín
"Thịt lợn từ các nguồn khác nhau đưa về thành phố vẫn đang được đảm bảo an toàn ở mức độ cao nhất. Nhưng rõ ràng, ngành chăn nuôi cần sớm hướng tới quy trình khép kín rộng rãi để đảm bảo mức độ tin tưởng cao nhất cho người dùng" bà Phong Lan nhấn mạnh.
Theo Danviet
Xe đầu kéo lao xuống ruộng lật trơ bánh, 3 người nguy kịch Chiều nay ở quốc lộ 6 thuộc tiểu khu Chiềng Đi (thị trấn nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) xảy ra 1 vụ tai nạn nghiệm trọng, khiến 3 người bị thương nặng. Theo thông tin từ cơ quan chức năng huyện Mộc Châu, vụ tai nạn xảy ra hồi 15h30. Chiếc xe đầu kéo BKS 86C-01197, kéo theo...