‘Chiến trường chia nửa vầng trăng’
Cũng như người dân 2 quốc gia ở đôi bờ eo biển Manche, người hâm mộ bóng đá Việt Nam cũng chia 2 nửa trong trận đại chiến Anh – Pháp.
Trong tâm khảm những người hâm mộ bóng đá Việt Nam lớn tuổi, tuyển Pháp gắn liền với chất nghệ sĩ, hào hoa, mà 2 huyền thoại là Just Fontaine và Raymond Kopa đã đưa Pháp đoạt hạng 3 World Cup 1958 (Fontaine là vua phá lưới với 13 bàn thắng).
Nhưng cũng vì cái chất hào hoa, nghệ sĩ ấy mà bóng đá Pháp đi qua những thăng trầm đều ở cung bậc cực đỉnh. Bán kết Espana 1982, Pháp – Đức là một trong những trận cầu đỉnh cao, vĩ đại nhất trong lịch sử World Cup mà bi kịch trên chấm 11m luân lưu thuộc về Pháp. Nhưng 2 năm sau với kỳ EURO trên sân nhà, tuyển Pháp là đoàn quân bách chiến bách thắng, đã có danh hiệu vô địch lớn đầu tiên. Tuy nhiên, cũng 2 năm sau, đến World Cup Mexico 1986, ĐKVĐ châu Âu lại gục ngã trước người Đức, vẫn là ở bán kết.
Phải 12 năm sau, bóng đá Pháp mới xuất hiện thế hệ vàng mới. Những tài năng trẻ: Zidane, Henry, Vieira, Deschamps, Thuram, Blanc… đã đưa Pháp lần đầu tiên lên cao thế giới sau 68 năm kể từ lần tham dự kỳ World Cup đầu tiên. Đến EURO 2000, Zidane và đồng đội trở thành nhà vô địch thế giới đầu tiên vô địch châu Âu.
Tuy nhiên, World Cup 2002, những người hùng lại trở thành tội đồ khi đi vào lịch sử là đội ĐKVĐ có thành tích kém cỏi nhất. EURO 2004, họ cũng trở thành cựu vương. Và cú “thiết đầu công” của Zidane vào hậu vệ Materazzi của Italy ở trận chung kết World Cup 2006 cũng là hình ảnh cuối cùng của thế hệ vàng thứ 3.
Một trong số đó trở thành HLV của lứa thế hệ vàng thứ 3 và với chức vô địch World Cup 2018, Didier Deschamp trở thành người thứ 3 đoạt cúp trên cả cương vị cầu thủ lẫn HLV, sau Zagallo (Brasil) và Beckenbauer (Đức). Tuy nhiên, tại Qatar 2022 này, Les Bleus khó lòng bảo vệ được ngôi vương, nhất là khi chỉ có duy nhất một Mbappe xứng đáng là thế hệ vàng thứ 4.
Video đang HOT
Người hâm mộ Việt Nam chỉ mới biết đến bóng đá Anh khoảng 20 năm gần đây với Giải Ngoại hạng Anh. Trước đó, trong mắt các thế hệ đi trước, trái với chất La-tinh của Pháp, Anh là trường phái chạy và sút, tạt cánh đội đầu, khá thực dụng và đơn điệu. Cộng thêm vào đó, dù luôn là tên tuổi lớn của làng cầu thế giới, có giải đấu hấp dẫn nhất hành tinh, nhưng tuyển Anh có “gót chân Achilles” không thể khắc phục là tâm lý, luôn “mất” ở những trận cầu lớn, những khoảnh khắc quyết định. Vì vậy, tuyển Anh chỉ mới một lần lên cao thế giới và á quân châu Âu đều trên sân nhà (EURO 2020 họ được chơi 3/4 trận cuối, bao gồm cả chung kết tại Wembley).
Nhưng tuyển Anh trong “thế giới phẳng” hôm nay đã rất khác. Tam sư nay đã trưởng thành, mạnh mẽ hơn rất nhiều, để sẵn sàng vào vai “chúa tể sơn lâm”.
Màn trình diễn tuyệt vời trong lần đầu dự World cup của Pelé
Cuốn sách kể lại quá trình thăng tiến phi thường của Pelé, từ một gia đình nghèo khó ở Brazil đến lần ra mắt đội tuyển quốc gia ở tuổi 16.
Kỹ năng chơi bóng siêu hạng, khả năng tư duy nhạy bén trên sân cỏ và khả năng kiểm soát bóng tuyệt diệu đã giúp Pelé trở thành cầu thủ duy nhất đến nay ba lần vô địch World Cup, ghi được hơn 1.200 bàn thắng trong sự nghiệp.Trong trận bán kết với đội tuyển Pháp Pelé ghi được một hat-trick, trong đó bàn thắng thứ 3 đến từ cú vô lê ngoạn mục từ ngoài rìa khu vực 16 m 50.
Brazil vượt qua vòng bảng với thành tích bất bại. Chiến thắng 2-0 trước Liên Xô giúp họ đứng đầu Bảng 4. Sau bữa ăn mừng với các đồng đội, Pelé rút về phòng riêng. Lúc đầu thì cậu không thể nào chợp mắt khi tái hiện trong đầu những hình ảnh về trận đấu.
"Tôi nhận ra mình đã quá lo lắng. Tôi nhăn mặt khi nghĩ về những cơ hội đã bỏ lỡ, nhưng cũng biết mình đã thi đấu không đến nỗi tệ và chẳng việc gì phải xấu hổ". Cậu trằn trọc và tự hỏi mọi người ở quê nhà Bauru đang nghĩ gì lúc đó: cha mẹ, hai đứa em trai và gái, bác Jorge, bà ngoại Dona Ambrosina và những người bạn.
Cậu tưởng tượng ra sự phấn khích trên đường phố, tất cả đều nói về Pelé - một moleque (chú nhóc da đen) trước đó ít lâu còn bị phạt vì tội sút bóng vào ngọn đèn đường đầu tiên trên phố, làm vỡ bóng đèn và khiến cả khu phố chìm trong bóng tối.
Brazil sẽ chạm trán Wales ở trận tứ kết. Trong khoảng thời gian trước khi trận đấu diễn ra, cậu quay lại với việc tập luyện, chườm khăn nóng nhiều lần hơn và tham gia các cuộc phỏng vấn liên tu bất tận. Truyền thông thế giới phát sốt với đội tuyển Brazil trẻ trung, đặc biệt là cầu thủ trẻ nhất giải đấu.
Đội tuyển Brazil vô địch World cup năm 1958. Pelé hàng ngồi thứ ba từ trái sang. Nguồn: Fifa World cup.
Một lần nữa Feola xoay tua đội hình khi Vava, người ghi 2 bàn thắng trong trận đấu trước, bị chấn thương: Mazola trở lại và Pelé vui mừng vì tiếp tục được chọn. Brazil được đánh giá cao hơn nhiều trong trận này, khi Wales thiếu cầu thủ John Charles vì chấn thương.
Tuy nhiên, những người Nam Mỹ đã quá tin vào sự cường điệu của giới truyền thông, trong khi đội tuyển Wales quả cảm đã xây dựng một hàng thủ vững chắc tới mức, lần đầu tiên, người Brazil đột nhiên cảm thấy danh hiệu có thể vuột khỏi tầm tay. Wales cầm cự được gần 70 phút khi Brazil bỏ lỡ các cơ hội còn thủ môn Kelsey thì liên tục cứu thua. Và rồi Pelé đón một đường chuyền hoàn hảo từ Didi.
Anh ấy vừa chạy vừa chuyền bóng cho tôi với độ chính xác đáng kinh ngạc khi tôi chỉ còn cách cầu môn vài bước chân. Tôi đang định sút thì nhận thấy một cái chân của hậu vệ đối phương lao vào truy cản. Tôi liền tâng nhẹ bóng lên trước mặt khi hậu vệ đã ra chân chuồi bóng ở bên dưới. Quả bóng rơi xuống và tôi tung ra cú sút.
Tôi thất vọng khi thấy Kelsey kịp lao ra cản phá, nhưng ngay khi anh ta có vẻ chắc chắn đã chặn được bóng thì nó đập vào chân của một hậu vệ khác và lăn qua Kelsey để chui vào lưới. Tôi không biết mình đã chạy và nhảy bao nhiêu lần trong lúc hét lên 'VAAÀO!' như thằng điên. Tôi phải hét lên như thể thoát ra khỏi áp lực lớn, hét lên vì nhẹ nhõm và vui sướng.
Tôi không biết điều gì đang xảy ra với mình. Tôi đã khóc như em bé và lắp bắp trong lúc đồng đội lao đến, đấm thùm thụp vào người và đè lên khiến tôi suýt ngạt thở. Đó chắc chắn là bàn thắng khó quên nhất với tôi, tuy rất may mắn nhưng chắc chắn là khó quên nhất.
Đây cũng là bàn thắng quan trọng nhất với đội tuyển Brazil vì nó đảm bảo cho chúng tôi tiến sâu vào World Cup, và là một trong những bàn thắng quan trọng nhất mà tôi từng ghi. Dẫu không phải là một trong những bàn thắng đẹp nhất, nhưng nó đã giúp tôi bình tĩnh và tự tin.
Pháp, đội tuyển ghi nhiều bàn thắng nhất giải đấu với 15 bàn sau bốn trận, là vật cản trên đường tiến tới trận chung kết của Brazil, vốn chưa để thủng lưới bàn nào. Fontaine, Kopa, Piantoni, Vincent tạo nên một hàng công đáng gờm để kiểm chứng hàng thủ của Brazil. Nhưng Feola tin chắc vào chiến thắng và nói điều đó với các cầu thủ của ông.
Chỉ một phút sau khi trận bán kết bắt đầu tại sân vận động Rasunda ở Solna, Didi, Garrincha và Pelé kết hợp thành sức mạnh hủy diệt đem đến bàn thắng mở tỷ số của Vava.
Bảy phút sau, Raymond Kopa và Just Fontaine thể hiện óc sáng tạo như người Brazil khi Fontaine ghi bàn gỡ hòa, cũng là bàn thua đầu tiên mà Gilmar phải nhận tại giải đấu cho đến lúc đó. Pelé chạy theo quả bóng đang lăn vào lưới Brazil, nhặt nó ra khỏi khung thành và chạy đến vòng tròn giữa sân, hét lên: "Đừng lãng phí thời gian nữa, bắt đầu chơi đi".
Sau này ông nhớ lại: "Những người còn lại trong đội nhìn tôi chằm chặp. Hành động ấy chắc chắn là không phù hợp với thành viên mới nhất và trẻ nhất trong đội, nhưng với tôi thì nó hoàn toàn là bản năng".
Dù gì đi nữa thì hành động đó đã không có được tác động như kỳ vọng, khi đội Brazil và Pelé gặp khó khăn thật sự trong trận này. Một bàn thắng của Garrincha không được công nhận vì việt vị. Pelé bực bội, nhưng đội trưởng Bellini đã kịp trấn tĩnh cậu trước khi cậu lên tiếng phản đối trọng tài.
Rốt cuộc thì Brazil cũng có cơ hội. Phút 35 của trận đấu, một pha va chạm xảy ra giữa Robert Jonquet và Vava. Hậu vệ người Pháp được cáng ra sân do chấn thương nghiêm trọng ở đầu gối phải, sau đó quay lại và chỉ có thể thi đấu vật vờ khi đi khập khiễng sát đường biên. Chỉ còn lại 10 người khỏe mạnh trên sân, đội tuyển Pháp không thể kháng cự lại Brazil xuất sắc nhường ấy. Quả thật, Didi đã giúp Brazil vượt lên dẫn bàn ngay cả trước khi Jonquet trở lại sân.
Hiệp 2 là màn độc diễn của Pelé khi cậu ghi được một hat-trick tuyệt vời, trong đó bàn thắng thứ 3 đến từ cú vô lê ngoạn mục từ ngoài rìa khu vực 16 m 50. Trận đấu bắt đầu bằng màn so tài kịch tính đã kết thúc với chiến thắng 5-2 nghiêng về phía Brazil. Họ đã lọt vào trận chung kết.
Siêu sao Kylian Mbappe lập kỷ lục ghi bàn tại sân chơi World Cup Với cú đúp vào lưới Ba Lan, Kylian Mbappe đã ghi danh mình vào lịch sử khi trở thành cầu thủ đầu tiên ghi được 9 bàn tại World Cup khi chưa tròn 24 tuổi. Mbappe lập nên kỷ lục mới ở World Cup 2022. (Ảnh: Hải An/Vietnam ) Kylian Mbappe tiếp tục thi đấu thăng hoa để giúp nhà đương kim vô...