‘Chiến trường’ cạnh tranh thương mại mới giữa EU và Trung Quốc
EU đang mở rộng cạnh tranh từ vi mạch công nghệ cao sang công nghệ thấp vì lo ngại thách thức mới do các công ty được trợ cấp của Trung Quốc trong việc hỗ trợ sự bùng nổ của xe điện.
EU sẽ xem xét lại ngành công nghiệp của mình trong cuộc cạnh tranh với Trung Quốc và các nước khác trên lĩnh vực vi mạch thế hệ cũ. Ảnh: Yonhap/TTXVN
EU sẽ điều tra các nhà cung cấp vi mạch và khách hàng liên quan về các loại chip truyền thống và liệu có sự phụ thuộc vào nguồn cung từ Trung Quốc hay không, Ủy ban châu Âu tiết lộ với tờ Politico (Mỹ) mới đây, với kết quả ban đầu dự kiến được công bố vào cuối mùa hè này.
Các quan chức châu Âu lo ngại sức mạnh thị trường của khối gặp thách thức đối với cái gọi là vi mạch truyền thống – công nghệ thế hệ cũ được sử dụng trong ô tô, thiết bị gia dụng và thiết bị y tế. Động thái này diễn ra tương tự ở Mỹ, nơi Washington đã tiến hành một cuộc khảo sát về chủ đề này vào tháng 1 vừa qua.
Tại hội nghị thượng đỉnh cấp cao giữa EU và các quan chức hàng đầu của Mỹ ở Bỉ vào tháng 4 năm nay, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo đã cảnh báo những con chip “nền tảng” này sẽ là lĩnh vực tiếp theo trong cuộc cạnh tranh với Trung Quốc.
Bà Raimondo nêu rõ: “Chúng tôi biết rằng Chính phủ Trung Quốc đang cung cấp một khoản trợ cấp lớn cho ngành công nghiệp đó, điều này có thể dẫn đến sự bóp méo thị trường rất lớn”, đồng thời ước tính rằng Bắc Kinh sẽ sản xuất khoảng 60% số chip truyền thống để đưa ra thị trường trong vài năm tới.
Trong hai năm qua, vòng đầu tiên của cuộc chiến chip toàn cầu tập trung vào các loại chip tiên tiến hơn. Mỹ đã triển khai chiến lược trong hai năm qua nhằm ngăn chặn Trung Quốc tiếp cận công nghệ vi mạch công nghệ cao bằng cách hạn chế xuất khẩu các thiết bị để sản xuất chúng. Mỹ cũng gây áp lực buộc Hà Lan, Nhật Bản và các đồng minh khác phải hạn chế xuất khẩu, đáng chú ý nhất là các thiết bị tiên tiến do tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới của Hà Lan là ASML sản xuất.
Video đang HOT
Các chip cũ có “node” (mạng lưới các nút giúp vận hành blockchain thông qua công việc lưu trữ và trao đổi dữ liệu) lớn hơn, giúp chúng dễ sản xuất hơn nhưng không phù hợp với công nghệ hàng đầu như điện thoại thông minh.
Trong khi đó, đối với các mẫu xe ô tô kém tiên tiến hơn, các công ty chip châu Âu có chỗ đứng vững chắc – đặc biệt là trong các mẫu sản xuất phục vụ ngành công nghiệp ô tô và thị trường xe điện đang phát triển.
Một báo cáo gần đây cho thấy các công ty như Infineon của Đức, NXP của Hà Lan và STMicro của Pháp-Italy là những công ty dẫn đầu trong lĩnh vực này. Các công ty trên sở hữu rất nhiều tài sản trí tuệ và bằng sáng chế về chip ô tô, phần lớn là do họ phát triển xung quanh các ngành công nghiệp sản xuất ô tô của Đức, Pháp và Italy.
Ngày nay, các nhà sản xuất chip châu Âu này có vị thế thuận lợi để cung cấp cho thị trường xe điện đang bùng nổ, bao gồm cả BYD của Trung Quốc và các thương hiệu khác.
Jan-Peter Kleinhans, chuyên gia về chính sách vi mạch tại tổ chức nghiên cứu Stiftung Neue Verantwortung của Đức, cho biết: “Tất nhiên, họ được hưởng lợi nếu xe điện Trung Quốc đang trong quá trình phát triển”, đồng thời lưu ý thêm rằng điều đó còn mang lại cho EU một lợi thế thương lượng khi khối tìm cách ứng phó với những thách thức từ Trung Quốc trong lĩnh vực này trong tương lai.
Hiện tại, các nhà chức trách EU đang điều tra xem liệu các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc như BYD có đang hạ giá một cách không công bằng so với các nhà sản xuất ô tô châu Âu thông qua trợ cấp của nhà nước hay không – một cuộc điều tra được Chủ tịch Ủy ban EU Ursula von der Leyen công bố rầm rộ trong bài phát biểu thường niên tại EU vào cuối năm ngoái.
Về phần mình, Uỷ viên Thương mại EU Valdis Dombrovskis nói trong tháng này rằng cuộc điều tra đang “tiến triển”, ám chỉ rằng Brussels có thể áp đặt thuế quan trong lĩnh vực này “trước kỳ nghỉ hè”.
Mỹ áp thuế 100% với ô tô điện Trung Quốc, đối mặt nguy cơ bị trả đũa
Nhà Trắng áp thuế cao để bảo vệ các nhà sản xuất Mỹ khỏi hàng nhập khẩu giá rẻ, nhưng đứng trước nguy cơ gây căng thẳng thương mại.
Trung Quốc có thể sản xuất 30 triệu chiếc ô tô điện mỗi năm nhưng được cho là chỉ có thể bán được 22 triệu-23 triệu xe trong nước. Ảnh: Getty Images
Tổng thống Mỹ Joe Biden, ngày 14/5 đã công bố mức thuế 100% đối với ô tô điện do Trung Quốc sản xuất như một phần trong gói biện pháp nhằm bảo vệ các nhà sản xuất Mỹ khỏi hàng nhập khẩu giá rẻ.
Theo tờ Guardian, trong một động thái có khả năng gây căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, Nhà Trắng cho biết họ đang áp đặt các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt hơn đối với hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu trị giá 18 tỷ USD.
Các nguồn tin cho biết động thái này diễn ra sau cuộc đánh giá kéo dài 4 năm và là một biện pháp phòng ngừa được thiết kế nhằm ngăn chặn hàng hóa Trung Quốc giá rẻ tràn vào thị trường Mỹ và kìm hãm sự phát triển của lĩnh vực công nghệ xanh ở nước này.
Cùng với việc tăng thuế từ 25% lên 100% đối với xe điện, chính quyền Mỹ cũng sẽ tăng thuế từ 7,5% lên 25% đối với pin lithium, từ 0 lên 25% đối với các khoáng sản quan trọng, từ 25% lên 50% đối với pin mặt trời và chất bán dẫn.
Thuế nhập khẩu đối với thép, nhôm và thiết bị bảo hộ cá nhân từ Trung Quốc - vốn dao động từ 0 đến 7,5% - cũng sẽ tăng lên 25%.
Bất chấp rủi ro bị Bắc Kinh trả đũa, Tổng thống Biden cho biết việc tăng thuế là một phản ứng tương xứng trước tình trạng dư thừa công suất của Trung Quốc trong lĩnh vực ô tô điện. Các nguồn tin cho biết Trung Quốc đang sản xuất 30 triệu xe điện mỗi năm nhưng chỉ có thể bán được 22-23 triệu chiếc trong nước.
Thuế đánh vào ô tô của chính phủ Mỹ phần lớn mang tính biểu tượng vì xe điện Trung Quốc gần như đã bị loại khỏi thị trường Mỹ bởi mức thuế do cựu Tổng thống Donald Trump áp đặt trong nhiệm kỳ của ông. Tuy vậy, các nhóm vận động hành lang vẫn cho rằng có mối đe dọa trong tương lai khi Bắc Kinh tìm cách sử dụng xuất khẩu để bù đắp cho sự yếu kém của nền kinh tế trong nước.
Liên minh Sản xuất Mỹ cho biết việc đưa ô tô Trung Quốc vào thị trường Mỹ sẽ là một "sự kiện ở mức độ tuyệt chủng" đối với các nhà sản xuất ô tô của họ.
Kể từ khi nhậm chức, Tổng thống Biden đã công bố một loạt biện pháp -như Đạo luật Giảm lạm phát và Đạo luật Chips - nhằm thúc đẩy nền công nghiệp Mỹ trong các lĩnh vực công nghệ cao và "ghi điểm" tại các bang chiến trường, nơi có khả năng quyết định cuộc bầu cử tổng thống năm 2024.
Ông Biden đã có quan điểm cứng rắn về thương mại kể từ khi vào Nhà Trắng năm 2021 và tin rằng kế hoạch của ông mang lại một cách tiếp cận có mục tiêu hơn và ít rủi ro hơn so với rủi ro mà người tiền nhiệm của ông tạo ra với Trung Quốc.
Vào tháng 3, ông Trump nói rằng, nếu được bầu làm tổng thống vào cuối năm nay, ông sẽ áp dụng mức thuế 100% đối với "từng chiếc ô tô" từ các nhà máy do người Trung Quốc sở hữu ở Trung Quốc. "Họ sẽ không thể bán những chiếc xe đó [ở Mỹ]", ông nói. Ông cũng cam kết sẽ tăng thuế đối với tất cả hàng nhập khẩu của Trung Quốc lên 60%, một cách tiếp cận mà các nhà phê bình cho rằng sẽ làm tăng giá cả đối với người tiêu dùng Mỹ vốn đang phải vật lộn với lạm phát cao.
Trong khi đó, hồi tháng 4, Tổng thống Biden cho biết ông "không muốn gây chiến với Bắc Kinh" nhưng Mỹ cần phải chống lại "các hoạt động kinh tế không công bằng và dư thừa công suất công nghiệp" của Trung Quốc. "Tôi đang tìm kiếm sự cạnh tranh, nhưng cạnh tranh công bằng", ông nói.
Các mức thuế mới của Mỹ sẽ có hiệu lực sau 90 ngày kể từ 14/5 - khoảng thời gian này sẽ được theo dõi chặt chẽ để phát hiện các dấu hiệu trả đũa của Trung Quốc. Các nguồn tin của Nhà Trắng cho biết mục đích của việc tăng thuế không phải là làm leo thang căng thẳng thương mại mà là để hỗ trợ cho các bộ phận của nền kinh tế Mỹ, những nơi rơi vào chu kỳ thoái vốn.
Chính sách thuế mới của Mỹ đối với hàng hoá Trung Quốc cứng rắn ra sao? Theo một số nguồn tin, Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến công bố mức thuế mới đối với hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc trong ngày 14/5, nhắm vào các lĩnh vực bao gồm xe điện, vật tư y tế và thiết bị năng lượng Mặt Trời. Xe ô tô chạy bằng năng lượng mới chờ xuất khẩu tại khu cảng...