Chiến tranh Triều Tiên “tập 2″ qua lăng kính kinh tế
Làm thế nào để đối phó hữu hiệu với các hành động khiêu khích ngày càng gia tăng của Triều Tiên? Cách tốt nhất là đi hỏi một nhà kinh tế.
Washington, Bắc Kinh và các đồng minh hiện chưa tìm ra ý tưởng mới về việc làm thế nào để đối phó với Triều Tiên bí ẩn khôn lường. Trong khi đó, một phân tích kinh tế đơn giản có thể làm thay đổi cục diện.
Ảnh minh họa.
Một cuộc chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên, bất kể do bên nào phát động, sẽ rất tai hại đối với nền kinh tế toàn cầu. Các tuyến đường vận chuyển sẽ bị gián đoạn, hàng xuất khẩu của Trung Quốc sẽ bị ứ đọng, lãi suất và phí bảo hiểm sẽ tăng lên… khiến cho mậu dịch toàn cầu trở nên tốn kém hơn. Vốn nằm trong top 10 quốc gia xuất-nhập khẩu hàng đầu thế giới, Hàn Quốc sẽ bị tổn thất nhiều nhất về “người và của”. Nếu tính gộp lại, tổn thất của cuộc Chiến tranh Triều Tiên “tập 2″, nếu để cho nó xảy ra, sẽ chiếm 0,5% GDP toàn cầu (tương đương với 350 tỷ USD).
Trên thực tế, Hàn Quốc không muốn xảy ra chiến tranh và vẫn hy vọng rằng cuối cùng, Triều Tiên sẽ thay đổi. Rất có thể, các thế hệ người Hàn Quốc hiện nay coi mạng sống của mình quí giá hơn mạng sống của thế hệ con cháu sau này.
Nhưng nếu Triều Tiên phát động một cuộc tấn công bạo liệt hơn vụ đánh chìm tàu chiến Cheonan hay vụ pháo kích vào một hòn đảo của Hàn Quốc trong năm 2010, một cuộc chiến có thể bị kích động. Nữ Tổng thống Park Geun-hye đã cảnh cáo rằng quân đội Hàn Quốc sẽ “giáng trả mạnh mẽ”.
Video đang HOT
Vấn đề ở chỗ, nếu khoanh tay đứng nhìn thì một ngày nào đó Hàn Quốc sẽ phải hứng chịu tổn thất chiến tranh nặng nề hơn. Nhưng đánh trả lại khiến cho nền kinh tế thế giới chịu nhiều tổn thất nghiêm trọng, đặc biệt trong thời kỳ khủng hoảng hiện nay. Xác suất xảy ra chiến tranh hiện lớn hơn nhiều so với xác suất Triều Tiên có thể thay đổi.
Vậy làm thế nào mà thế giới có thể thuyết phục Hàn Quốc “chịu trận” trước sự khiêu khích ngày càng gia tăng của Triều Tiên? Có một điều rõ ràng là cộng đồng thế giới hoặc không thể nhất trí hoặc không thể nào bù đắp nổi những tổn thất về “người và của” ở Hàn Quốc, đặc biệt là những tổn thất về sinh mạng.
Theo một số nhà phân tích, nếu để cho Triều tiên chủ động tấn công, cuộc Chiến tranh Triều Tiên “tập 2″ sẽ trở nên khốc liệt hơn và cái giá phải trả cho chiến thắng sẽ là vô cùng đắt đỏ. Một cuộc tấn công phủ đầu của liên quân Hàn-Mỹ có thể giảm đáng kể tổn thất của Hàn Quốc và dẫn đến chiến thắng nhanh hơn. Trong khi Hàn Quốc không hề muốn xảy ra chiến tranh, thì nền kinh tế toàn cầu lại muốn có một cuộc chiến chớp nhoáng, nếu quả là không thể nào tránh khỏi. Một cuộc chiến nhanh chóng phân định thắng thua sẽ ít gây ra xáo trộn nghiêm trọng cho mậu dịch toàn cầu.
Theo vietbao
Mỹ, Hàn lên kế hoạch chống Triều Tiên
Hàn Quốc vừa thông qua kế hoạch quân sự với Mỹ để chuẩn bị cho tình huống mà họ gọi là "hành động khiêu khích" của Triều Tiên.
Theo kế hoạch mới, cả 2 nước sẽ phối hợp để đối phó với "sự xâm lược" hoặc tấn công hạn chế từ miền Bắc, các quan chức cho biết.
Có 28.000 lính đồn trú tại Hàn Quốc, nhưng từ trước tới nay Mỹ không có trách nhiệm giúp đỡ Hàn Quốc trong những cuộc giao tranh nhỏ.
Theo kế hoạch mới, Hàn Quốc sẽ có thể kêu gọi Mỹ trợ giúp trong trường hợp bị Triều Tiên tấn công ở quy mô địa phương, như vụ Triều Tiên xả súng vào hòn đảo nhỏ phía nam của Hàm Quốc năm 2010, khiến một số dân của Hàn Quốc thiệt mạng.
Một tàu chiến của Hàn Quốc cũng bị chìm vào năm đó, khiến 46 thủy thủ thiệt mạng. Hàn Quốc cáo buộc Triều Tiên đánh đắm tàu, nhưng Bình Nhưỡng bác bỏ.
Lính Mỹ và Hàn Quốc sẽ phối hợp cả trong những xung đột nhỏ với Triều Tiên
Những "hành động khiêu khích" mà Mỹ và Hàn Quốc sẽ cùng nhau đối phó bao gồm xâm nhập biên giới, triển khai máy bay tầm thấp và tấn công vào các đảo gần biên giới.
"Kế hoạch này cho phép cả hai nước cùng phối hợp đối phó với hành động khiêu chiến của Triều Tiên ở quy mô địa phương, theo mô hình Hàn Quốc là chủ chốt, còn Mỹ hỗ trợ", phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Hàn quốc Kim Min-seok phát biểu hôm nay.
"Điều đó sẽ có tác động ngăn ngừa miền Bắc không dám khiêu khích chúng tôi", ông Kim nói.
Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên lên cao không ngừng sau vụ thử hạt nhân của Triều Tiên vào tháng trước.
Mỹ đã cho Hàn Quốc "chiếc ô hạt nhân", nhưng các chuyên gia Chiến tranh lạnh cho rằng răn đe hạt nhân có thể tránh được nguy cơ xảy ra cuộc chiến tranh tổng lực, nhưng khó có thể ngăn những cuộc xung đột quy mô nhỏ.
Tháng trước, Liên Hợp Quốc đưa ra nghị quyết thắt chặt cấm vận Triều Tiên sau vụ thử hạt nhân hôm 12/2.
Bình Nhưỡng đáp trả bằng hàng loạt lời đe dọa tấn công trong bối cảnh Mỹ và Hàn Quốc triển khai hai cuộc tập trận chung.
Triều Tiên tuyên bố rút khỏi hiệp định đình chiến, nhưng Hàn Quốc nói rằng Triều Tiên không thể đơn phương từ bỏ. Seoul cũng kêu gọi Bình Nhưỡng hạ thấp giọng điệu.
Theo 24h
Quân nổi dậy Syria ra tối hậu thư cho Hezbollah Lực lượng Quân đội Syria tự do (FSA) vừa tuyên bố sẽ đáp trả nếu phong trào Hồi giáo Hezbollah ở Li Băng "trong vòng 48 giờ" không chấm dứt các hành động khiêu khích. Ngày 21.2, AFP dẫn lời lãnh đạo FSA Selim Idriss khẳng định Hezbollah đứng sau các vụ nã đạn từ phía Li Băng vào những ngôi làng do...