“Chiến tranh thương mại đem lại nhiều thách thức hơn là thuận lợi cho ngành dệt may Việt Nam”
VNDIRECT cho rằng giá cổ phiếu của ngành Dệt may sẽ đi ngang cho đến khi có thông tin tích cực hơn về thương mại quốc tế.
CTCK VNDIRECT vừa công bố báo cáo đánh giá tác động từ cuộc chiến thương mại đến doanh nghiệp Việt Nam.
Theo VNDIRECT, điểm sáng của ngành dệt may Việt Nam trong thời gian qua là giành thêm thị phần tại Mỹ trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang. Thị phần dệt may của Việt Nam tại thị trường Mỹ đã tăng từ mức 7,2% về khối lượng xuất khẩu và 11,7% về giá trị xuất khẩu trong năm 2018 lên tương ứng 7,8% và 11,8% trong 9T2019.
Tuy vậy, cuộc chiến thương mại đang mang đến nhiều khó khăn cho ngành dệt may hơn là lợi ích. Số liệu thống kê cho thấy số lượng và quy mô các đơn hàng đều sụt giảm do những lo ngại của khách hàng về bất ổn trong chiến tranh thương mại Mỹ-Trung.
Bên cạnh đó, sự ổn định của tiền đồng so với USD từ đầu năm đến nay làm giảm tính cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam. VND đã đi ngang kể từ đầu năm 2019 ( 0,1% so với đầu năm tính tại ngày 13/11/2019), trong khi đồng nội tệ của các nước đối thủ (như Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan) mất giá mạnh hơn trong 9T2019. Vì vậy, sự mạnh lên của tiền đồng so với các quốc gia đối thủ cũng khiến xuất khẩu của Việt Nam phần nào gặp bất lợi.
Giá trị xuất khẩu dệt may của cả nước đạt 24,6 tỷ USD trong 9T2019, tăng 9,6% yoy (thấp hơn mức tăng trưởng 16,5% yoy trong 9T2018). Hầu hết các thị trường xuất khẩu của Việt Nam đều ghi nhận tăng trưởng chậm lại kể từ đầu năm nay. Cụ thể, giá trị xuất khẩu sang thị trường Mỹ tăng 8,7% yoy trong 9T2019 (so với 11,8% yoy trong 9T2018). Các thị trường Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản cũng giảm tốc với mức tăng trưởng chỉ còn 4,2% và 4,6% yoy trong 9T2019 (so với 11,4% và 24,2% yoy trong 9T2018).
Các doanh nghiệp dệt may gặp khó khăn trong bối cảnh chiến tranh thương mại
Kết quả kinh doanh 9T2019 mới nhất được công bố bởi các doanh nghiệp dệt may niêm yết cho thấy tổng doanh thu toàn ngành giảm 1,6% yoy và lợi nhuận sau thuế giảm 13,8% yoy.
Video đang HOT
Hơn một nửa các doanh nghiệp dệt may niêm yết lớn có mức tăng trưởng âm trong 9T2019 do (1) số lượng và quy mô các đơn hàng giảm xuống do căng thẳng thương mại Mỹ-Trung; và (2) biên LNG giảm do giá bán trung bình thấp hơn, đặc biệt là các nhà sản xuất sợi nguyên sinh.
Tuy nhiên, một vài doanh nghiệp (STK, MSH, PPH, EVE) ghi nhận biên LNG tăng nhờ vào khả năng cải thiện cơ cấu sản phẩm trong bối cảnh giảm sút của ngành.
VNDIRECT cho rằng việc đáp ứng Quy tắc xuất xứ theo Hiệp định Toàn diện và Tiến bộ về Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) (từ sợi trở đi) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) (từ vải trở đi) vẫn còn là một thách thức do nút thắt trong khâu sản xuất vải.
Hiện nay, Việt Nam chủ yếu phải nhập khẩu vải từ Trung Quốc (chiếm 58% tổng giá trị nhập khẩu dệt may). Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), để hưởng lợi từ các FTA, Việt Nam cần bổ sung 1,7 tỷ mét vải để sản xuất trong năm nay và năm 2020. Nếu không tìm nguồn cung từ nhập khẩu, Việt Nam cần đầu tư 1,7 tỷ USD cho sản xuất vải. Đến năm 2025, cả nước cần thêm 10 tỷ mét vải, tương đương với khoản đầu tư lên đến 10 tỷ USD.
Thận trọng trong ngắn hạn, nhưng lạc quan trong dài hạn
VNDIRECT đưa ra quan điểm Trung tính trong ngắn hạn đối với triển vọng của ngành Dệt may Việt Nam do những ảnh hưởng từ chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đang diễn ra. Tuy nhiên, trong dài hạn, VNDIRECT vẫn đánh giá Tích cực đối với ngành nhờ vào lợi ích đáng kể từ các FTA.
Các điểm đến xuất khẩu đa dạng có thể giúp Việt Nam giảm phụ thuộc vào thị trường Mỹ và đảm bảo triển vọng tươi sáng cho ngành Dệt may, đặc biệt là khi Việt Nam giải quyết được nút thắt trong chuỗi giá trị. Giá sợi tại Trung Quốc có thể sẽ phục hồi sau khi giảm xuống mức đáy 3 năm khi Trung Quốc và Mỹ đang cho thấy những dấu hiệu về việc tiến tới đàm phán lại về việc loại bỏ thuế quan.
VNDIRECT cho rằng giá cổ phiếu của ngành Dệt may sẽ đi ngang cho đến khi có thông tin tích cực hơn về thương mại quốc tế.
Cổ phiếu dệt may có diễn biễn không thực sự tích cực thời gian gần đây
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
Ba kịch bản của tỷ giá nhân dân tệ
Diễn biến tỷ giá nhân dân tệ (NDT) trong thời gian tới sẽ phụ thuộc vào hướng đi của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Nếu cuộc chiến này bùng nổ toàn diện, tỷ giá NDT so với đồng đô la Mỹ có thể giảm đến 10%, kéo theo sự giảm giá khác của các đồng tiền khác trong khu vực châu Á, theo nhận định của giới phân tích.
Cuộc đối đầu thương mại Mỹ-Trung đã kéo dài hơn một năm và bắt đầu có dấu hiệu chuyển thành một cuộc chiến tiền tệ sau khi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) ấn định tỷ giá tham chiếu nhân dân tệ so với đô la Mỹ yếu hơn mức 7 NDT ăn 1 đô la vào cuối tuần trước, khiến Bộ Tài chính Mỹ dán nhãn "thao túng tiền tệ" đối với Trung Quốc.
Trong một báo cáo mới đây, các nhà phân tích ở bộ phận nghiên cứu toàn cầu của Ngân hàng Bank of America Merrill Lynch (BAML) dự báo tỷ giá NDT sẽ diễn biến theo ba kịch bản sau.
Kịch bản 1: Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung bùng nổ, NDT có thể giảm giá đến 10%.
Trung Quốc chỉ nhập khẩu hàng hóa của Mỹ với trị giá chỉ tương đương 1/3 trị giá hàng hóa Trung Quốc xuất sang Mỹ. Điều này có nghĩa là Trung Quốc không thể áp thuế trả đũa hàng hóa Mỹ ở mức ngang bằng về mặt định lượng. Tuy nhiên, Bắc Kinh có thể giảm giá NDT ở mức 10% để vô hiệu hóa tác động của vòng áp thuế 10% của Mỹ lên hàng hóa Trung Quốc vào ngày 1-9 tới.
Kịch bản 2: Nếu thế bế tắc của chiến tranh thương mại kéo dài, tỷ giá NDT sẽ "không thay đổi" nhiều so với mức hiện nay.
Báo cáo của BAML nhận định: "Nếu tình trạng bế tắc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung kéo dài, NDT có thể dao động giằng co vì Bắc Kinh sẽ thận trọng, không muốn chọc giận Mỹ bằng cách cho phép NDT suy yếu nhiều hơn và cũng không muốn gây thêm khó khăn cho các nhà xuất khẩu Trung Quốc bằng cách làm cho NDT mạnh lên".
Diễn biến tỷ giá của NDT trong thời gian tới phụ thuộc vào hướng đi của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung. Ảnh: Reuters
Kịch bản 3: Mỹ-Trung tiến gần đến thỏa thuận thương mại, NDT tăng giá nhẹ
Nếu hai nền kinh tế lớn nhất thế giới nhích gần đến một thỏa thuận thương mại, NDT sẽ tăng giá nhưng chỉ ở mức hạn chế. Điều này là vì bất kỳ thỏa thuận nào giữa hai nước cũng có thể bao gồm điều khoản hạn chế dư địa giảm giá của NDT trong tương lai.
"Nếu cảm thấy NDT bị hạn chế khả năng giảm giá, Bắc Kinh có thể muốn hạn chế khả năng tăng giá của NDT, đặc biệt nếu Bắc Kinh cho rằng một khi đã tăng giá, NDT khó đảo ngược", các nhà phân tích của BAML viết.
Sự suy yếu của NDT sẽ tác động đến các đồng tiền khác trong khu vực bao gồm rupee (Ấn Độ), đô la Singapore, won (Hàn Quốc), ringgit (Malaysia) và rupiah (Indonesia), theo nhận định của Jameel Ahmad, Giám đốc nghiên cứu thị trường và chiến lược tiền tệ toàn cầu ở công ty nghiên cứu thị trường FXTM.
Các nhà phân tích của BAML cho rằng đồng won có khả năng giảm giá mạnh nhất khi chiến tranh thương mại Mỹ-Trung leo thang. Đó là do thương mại Hàn Quốc phụ thuộc lớn vào Trung Quốc và Mỹ và nước này cũng liên kết chặt chẽ với các chuỗi cung ứng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Ngoài ra đồng won cũng đang bị tác động bởi tranh chấp thương mại giữa Hàn Quốc và Nhật Bản.
Kết thúc phiên giao dịch hôm 16-8, tỷ giá đồng won chốt ở mức 1.210,8 won ăn 1 đô la Mỹ. Mức tỷ giá này của đồng won giảm gần 5% so với hồi đầu tháng 7.
Trong khi đó, trong số thị trường mới nổi ở châu Á, đồng baht của Thái Lan có khả năng chống chọi chiến tranh thương mại tốt nhất. Dù Ngân hàng trung ương Thái Lan đã nỗ lực làm suy yếu đồng baht nhưng nó vẫn tăng giá ổn định nhờ mức thặng dư thương mại lớn của Thái Lan và nhiều yếu tố khác. Tính từ đầu năm đến nay, đồng baht đã tăng giá 5,5% so với đồng đô la Mỹ.
Jameel Ahmad cảnh báo tác động của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung kết hợp với đà tăng trưởng suy yếu trên toàn cầu đang khuyến khích các nước khác nhắm đến các nỗ lực làm suy yếu đồng nội tệ của họ.
"Nhìn từ nhiều khía cạnh, việc các nước muốn giảm giá đồng nội tệ của họ trong các giai đoạn bất ổn thương mại là điều hợp lý. Tăng trưởng toàn cầu đang suy yếu, nhu cầu hàng hóa và dịch vụ cũng có nguy cơ suy yếu do niềm tin giảm sút. Điều này khuyến khích các nước giảm giá nội tệ để thúc đẩy tính cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu của họ", Jameel Ahmad nói.
Theo TBKTSG
Giá vàng tuần tới chưa rõ xu hướng, nhận định tăng-giảm ngang nhau Giá vàng trong tuần tới (18-22/11) chưa xác định rõ xu hướng với tỷ lệ nhận định tăng và giảm giá ngang nhau tại Wall Street. Thị trường vàng trong nước vừa trải qua tuần đáng chú ý với diễn biến giằng co theo chiều đi xuống từ đầu tuần đến cuối tuần. Trong khi đó, giá vàng thế giới đón nhận những...