Chiến tranh thương mại – chiến lược kiềm chế Trung Quốc mới của Mỹ
Mỹ và Trung Quốc đều quyết không lùi bước trong cuộc chiến thương mại hiện tại, làm dấy lên lo ngại về những hậu quả nguy hiểm, không thể lường trước.
Trong suốt gần hai tuần, các lãnh đạo cấp cao Trung Quốc không xuất hiện trên truyền hình bởi họ đã tập trung tại Bắc Đới Hà, tỉnh Hà Bắc, để đi nghỉ và thảo luận kín về nhân sự cũng như chính sách. Dù cuộc gặp này diễn ra bí mật, nội dung thảo luận chủ yếu dường như là cuộc chiến thương mại với Mỹ cùng quan điểm mới xuất hiện là căng thẳng hiện tại giữa hai nước đã vượt qua thương mại và kinh tế.
Có một số dấu hiệu về quan điểm coi cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung nằm trong kế hoạch của Washington nhằm kiềm chế Bắc Kinh trỗi dậy mạnh mẽ hơn. Trong lúc Trung Quốc tỏ ý sẵn sàng tiếp tục tương tác với Mỹ – bằng cách cử phái đoàn do Thứ trưởng Thương mại Wang Shouwen tới Washington vào cuối tháng 8, sự lạc quan trước đó đã nhanh chóng bị thay thế.
Giới quan sát nhận định ông Wang khó có thể đạt được đột phá nào ngoài mở đường cho các cuộc đàm phán tiếp theo.
“Tổng thống Mỹ Donald Trump đang rất tự tin và Trung Quốc không nên bộc lộ sự yếu đuối”, một cựu quan chức thương mại Trung Quốc nói. “Trung Quốc cũng cần thể hiện sự tự tin và vững chắc, đối phó với thách thức cực đại từ ông Trump. Đưa ra quá nhiều nhượng bộ trong giai đoạn đầu sẽ chỉ khiến ông Trump thêm khiêu khích”.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Yahoo
Trong thời gian hướng đến và diễn ra cuộc họp ở Bắc Đới Hà, truyền thông quốc gia Trung Quốc đã đăng loạt bài bình luận và xã luận mang cái nhìn căng thẳng hơn về quan hệ Mỹ – Trung.
Bài bình luận đăng trên People’s Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, hôm 10/8 cho biết chính quyền Trump vẫn tiếp tục cách tiếp cận “tương tác và kiềm chế”, hy vọng có thể tái định hình đáng kể sự phát triển của Trung Quốc theo hình dung của Mỹ.
“Đánh giá các cuộc thương lượng thương mại với Mỹ cho thấy Washington đã không nhất quán, mâu thuẫn và thất thường”, theo bài bình luận. “Logic phía sau thì khá rõ – đó chưa bao giờ là giảm thâm hụt thương mại, mà là kiếm chế Trung Quốc trong những lĩnh vực rộng hơn”.
Một bài bình luận khác đăng trên phiên bản nước ngoài của People’s Daily hôm 12/8 cho rằng Mỹ đang tìm cách làm bá chủ và Trung Quốc nên kiên quyết đối phó.
Cheng Li, chuyên gia Trung Quốc tại Viện Brookings ở Washington, nhận định, cùng với thương mại, một danh sách dài các bất đồng an ninh cùng những lĩnh vực khác với Mỹ đã tạo ra thách thức chính trị với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
“Nếu chỉ là về kinh tế và thương mại, hàng ngũ lãnh đạo Trung Quốc sẽ sẵn sàng thỏa hiệp”, Li nói.
Căng thẳng thương mại leo thang không chỉ ảnh hưởng đến những động cơ chủ chốt để Trung Quốc phát triển kinh tế, gồm vùng vịnh Great Bay Area, đồng bằng sông Dương Tử và Hành lang Bắc Kinh – Thiên Tân – Hà Bắc, mà còn tác động đến thị trường chứng khoán, thậm chí là giá bất động sản, theo Li.
“Điều đó thực sự ảnh hưởng đến nền tảng quyền lực của ông Tập – tầng lớp trung lưu, vốn là lực lượng ổn định quan trọng nhất ở Trung Quốc. Từ đó, chúng ta sẽ dần thấy sự chỉ trích và thách thức từ giới trí thức, công chúng Trung Quốc về chính sách ngoại giao của ông Tập”.
Li và Stapleton Roy, cựu đại sứ Mỹ tại Trung Quốc, đều tin ông Tập có thể phải đối mặt sức ép chưa từng có trong thời gian họp tại Bắc Đới Hà.
Video đang HOT
Roy nêu 2 thách thức chính với ông Tập sẽ là “đối đầu với Mỹ và hướng đi đảng Cộng sản Trung Quốc cần thực hiện để hoàn toàn kiểm soát mọi thứ”.
Thứ trưởng Thương mại Trung Quốc Wang Shouwen. Ảnh: China Daily
Giới quan sát chỉ ra thái độ của Bắc Kinh với Washington đã có thay đổi tinh tế sau khi chính quyền Trump coi Trung Quốc là đối thủ chiến lược hồi tháng 12/2017.
“Đó là một đòn giáng mạnh vào Trung Quốc”, Li nhận định. “Với Bắc Kinh, mọi thứ đều có thể thảo luận miễn là họ vẫn được coi là một đối tác tiềm năng hoặc một nước bạn bè. Nhiều thứ không thể thương lượng nếu ở vị trí đối thủ”.
Vấn đề Triều Tiên, đặc biệt là thái độ của các doanh nghiệp Mỹ với Trung Quốc là các yếu tố then chốt trong quan hệ Mỹ – Trung. Nhiều lãnh đạo kinh doanh Mỹ chỉ trích những hạn chế của Trung Quốc với công ty nước ngoài, đặc biệt là trong ngành công nghiệp ôtô, ưu đãi cho doanh nghiệp nhà nước.
Vì những lo ngại về hành vi thương mại và kinh tế này, hầu hết các lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ – những người bất đồng với chính sách thuế của ông Trump – đều không muốn lên tiếng thay Trung Quốc, Li nhận định.
Việc Mỹ gần đây thúc đẩy quan hệ với Đài Loan, một trong những vấn đề đặc biệt nhạy cảm trong quan hệ Mỹ – Trung, cũng sẽ khiến ông Tập có cách tiếp cận cứng rắn hơn với Mỹ.
“Hai bên thường xuyên hiểu lầm lẫn nhau”, Li nói. “Mỹ coi thường tính nhạy cảm trong vấn đề Đài Loan vì nhiều lý do và việc Trung Quốc sẵn sàng dùng vũ lực nếu cần. Trung Quốc lại coi thường quyết tâm của Mỹ trong đẩy lùi Trung Quốc bằng vũ lực nếu Trung Quốc dùng biện pháp quân sự”.
Truyền thông Đài Loan dùng từ “đột phá” để mô tả việc lãnh đạo Thái Anh Văn được phép phát biểu khi bà đến Los Angeles tuần trước, động thái cho thấy Mỹ muốn tăng cường quan hệ với hòn đảo.
Cựu thứ trưởng thương mại Trung Quốc Wei Jianguo cũng có cùng quan điểm ông Trump đang triển khai kế hoạch kiềm chế Trung Quốc.
“Cuộc chiến thương mại sẽ kéo dài và khó khăn”, theo Wei. “Ông Trump thực sự coi sự trỗi dậy cùng chính sách công nghiệp của Trung Quốc, như &’Made in China 2025′, là mối đe dọa lớn tới chiến lược &’Nước Mỹ trước tiên’. Đó là lý do cuộc chiến thương mại này sẽ kéo dài hơn dự đoán”.
Quan điểm của Trump được nhiều quan chức dưới quyền, như Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross và cố vấn kinh tế hàng đầu Larry Kudlow, ủng hộ. Ông Kudlow từng cảnh báo Bắc Kinh không nên coi thường quyết tâm của ông Trump trong việc kéo dài cuộc chiến thương mại để buộc Trung Quốc thay đổi.
“Chúng tôi đã tạo ra tình huống mà họ sẽ tổn thất nhiều hơn nếu tiếp tục hành vi xấu thay vì thay đổi”, ông Ross nói ngày 2/8, đồng thời cho biết ông Trump sẽ duy trì áp lực nếu Trung Quốc từ chối điều chỉnh sân chơi kinh tế.
Trên thực tế, chính quyền Mỹ cũng không vội vàng chấm dứt xung đột. Hôm 7/8, Mỹ công bố danh sách 16 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc sẽ bị áp thuế từ ngày 23/8. Trung Quốc dọa đáp trả áp thuế tương đương.
Trước đó, ông Trump đã đề nghị Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer cân nhắc nâng thuế đề xuất với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc từ 10% lên 25%. Ông chủ Nhà Trắng cũng không ngại nếu cần phải đánh thuế với toàn bộ 500 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu.
Trong bối cảnh trên, một giải pháp dường như vẫn còn xa vời.
Clair Reade, cựu trợ lý đại diện thương mại về vấn đề Trung Quốc dưới thời George W. Bush và Barack Obama, nói bà tin “không có hạn chót” để Mỹ quay lại đàm phán chính thức.
“Trump tin Mỹ cần phải mạnh tay cho đến khi Trung Quốc chịu tổn thất đủ để phải đưa ra điều kiện tốt”, Reade, hiện thuộc công ty luật Arnold & Porter, cho biết. “Tôi không nghĩ ông ấy thích làm gì đó trong thời gian ngắn nếu không có đủ kết quả tốt”.
Đậu tương trở thành cái giá biểu tượng cho cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung. Ảnh: Nikkei Asian Review
Cách tiếp cận Trung Quốc của Trump có thể bị thay đổi bởi một sự kiện sắp tới – cuộc bầu cử giữa kỳ diễn ra vào tháng 11.
Cựu đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Roy nhận định chính quyền Trump sẽ xem xét mọi thứ xảy ra từ lúc này cho tới ngày 6/11 để xác định ảnh hưởng tiềm tàng. “Lo ngại lớn nhất với Trump là không để thua cuộc bầu cử giữa kỳ. Ông ấy sẽ đặt tồn vong của chính bản thân lên trên mọi thứ”.
Nông dân Mỹ, nhóm cử tri đáng tin cậy của đảng Cộng hòa, cũng dần cảm nhận nỗi đau từ chiến tranh thương mại. Giá đậu tương Mỹ lao dốc, buộc Washington phải công bố gói hỗ trợ khẩn cấp 12 tỷ USD cho nông dân hồi cuối tháng 7.
“Khi cuộc chiến thương mại bước vào giai đoạn tháng 10 – 11, đó là lúc nó sẽ gây áp lực nhiều nhất lên cộng đồng nông nghiệp”, theo Chad Hart, giáo sư kinh tế nông nghiệp tại Đại học Bang Iowa. “Trung Quốc không cần phải đi tìm nguồn đậu tương ở nơi khác Mỹ. Mỹ không thể tìm đủ khách hàng để thay thế nếu Trung Quốc ngừng mua đậu tương”.
Chuyên gia về Trung Quốc Derek Scissors lại tin cuộc chiến thương mại không ảnh hưởng đến quan điểm vốn có của nông dân Mỹ. “Các bang nông nghiệp là bang của đảng Cộng hòa, bang của Trump”, Scissors nói. Nông dân không phải lực lượng giúp Trump thắng cử năm 2016. “Ông ấy thắng nhờ các công nhân công nghiệp” như ở bang Ohio, Michigan, Pennsylvania và Winconsin.
Một kết quả khảo sát gần đây của CNBC còn cho thấy tỷ lệ ủng hộ Trump tại các bang nông nghiệp không đổi, thậm chí còn tăng tại một số vùng nông thôn. Ông Trump dường như có đủ sự ủng hộ cần thiết để tiếp tục cuộc chiến thương mại, Jorge Guajardo, cựu đại sứ Mexico tại Trung Quốc, kết luận.
Hai nước đang ở giữa một cuộc chiến tranh lạnh mới, theo Li. Viễn cảnh tốt nhất là ông Tập và ông Trump hội đàm trực tiếp, có thể tạo ra một thỏa thuận đình chiến, thậm chí đảo ngược tình hình. Về triển vọng này, các nhà thương lượng Mỹ và Trung Quốc đang lên kế hoạch đàm phán mới với mục tiêu chấm dứt cuộc chiến thương mại trước khi hai nhà lãnh đạo gặp nhau vào tháng 11, Wall Street Journal đưa tin hôm 17/8.
Theo ndh.vn
Nga cấp 1 triệu hécta đất giúp Trung Quốc thoát sức ép trừng phạt từ Mỹ?
Thỏa thuận với Nga có thể giúp Trung Quốc giải quyết sự thiếu hụt đậu tương, vốn phụ thuộc vào thị trường Mỹ.
Trung Quốc nhập khẩu một lượng lớn đậu tương từ Mỹ.
Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), Nga đã công bố kế hoạch cho các nhà đầu tư nước ngoài thuê 1 triệu hécta đất. Đây có thể là cơ hội để Trung Quốc tăng cường sản xuất nông nghiệp, trong bối cảnh chiến tranh thương mại với Mỹ.
Valery Dubrovskiy, giám đốc cơ quan phát triển đầu tư Viễn Đông của Nga, nói các công ty Trung Quốc đã bày tỏ sự quan tâm đến việc ký thỏa thuận.
Chúng tôi dự đoán đa số khoản đầu tư sẽ đến từ Trung Quốc, ông Dubrovskiy nói. 50% đến Trung Quốc, 25% từ Nga và 25% từ các quốc gia khác, như Nhật Bản hay Hàn Quốc.
Điều đó có nghĩa là toàn bộ 3 triệu hécta đất ở vùng Viễn Đông của Nga có thể được các nông dân nước ngoài sử dụng, trong đó khoảng 1 triệu hécta đất cho các công ty Trung Quốc thuê. Khu vực này phù hợp để trồng đậu tương, lúa mì và khoai tây.
Trung Quốc đang thiếu hụt đậu tương do phụ thuộc vào thị trường Mỹ nên đây được coi là cách để giúp giảm bớt áp lực. Nhưng các chuyên gia bày tỏ hoài nghi về chất lượng đất mà Nga cấp cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Dmitri Rylko, giám đốc viện tư vấn nghiên cứu thị trường nông nghiệp Nga nói, đa số đất đai màu mỡ ở vùng Viễn Đông đều đã có chủ, dù các doanh nghiệp Trung Quốc rất tích cực ký hợp đồng thuê đất của Nga.
Những vùng đất tốt nhất đều thuộc quyền sở hữu của nông dân địa phương. Nên nếu chính quyền cấp thêm đất cho các nhà đầu tư nước ngoài thì đó sẽ là các khu vực hẻo lánh và có sản lượng thấp.
Tổng thống Nga Vladimir Putin chủ trương cho doanh nghiệp nước ngoài thuê đất ở vùng Viễn Đông phục vụ mục đích nông nghiệp.
Moscow trong những năm qua đã cố gắng thu hút nhà đầu tư nước ngoài phát triển kinh tế khu vực, bao gồm cả việc giao đất miễn phí, Jiayi Zhou, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm nói.
Nhưng cơ sở hạ tầng và giao thông khá nghèo nàn. Các vùng đất gần đô thị, kết nối tốt hơn, thu hút các nhà đầu tư hơn thì lại không có nhiều, Jiayi nói.
Với việc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, đặc biệt sau khi đậu tương bị áp thuế 25% khi nhập từ Mỹ, nông dân Trung Quốc rõ ràng đang bị đẩy ra tiền tuyến.
Đó là lý do nông dân Trung Quốc bị thu hút bởi diện tích đất trồng trọt dồi dào từ Nga. Trong một năm qua, Bắc Kinh đã nhập khẩu 850.000 tấn đậu tương từ Nga để thay thế cho thị trường Mỹ. Nhưng con số này vẫn còn rất nhỏ so với mức 800 triệu tấn/năm cho toàn bộ đậu tương nhập khẩu.
Zhang Xin, chuyên gia nghiên cứu về Nga tại trường đại học ở Thượng Hải, nói việc Nga sẵn sàng giao đất thể hiện sự tăng cường hợp tác giữa hai bên, nhưng thỏa thuận vẫn còn phải vượt qua nhiều khó khăn.
Ở vùng Viễn Đông, cư dân địa phương luôn phản đối việc công ty Trung Quốc thuê đất để sản xuất nông nghiệp, ông Zhang nói. Họ phàn nàn bởi một lượng lớn người Trung Quốc sẽ kéo sang sinh sống, làm việc trong khi cách canh tác của Trung Quốc sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu và phân bón.
Quyết định cho thuê đất hay không là ở Moscow, nhưng điều này cũng cần đạt được sự đồng thuận với người dân địa phương, ông Zhang nói thêm.
Theo Danviet
Cựu trợ lý Nhà Trắng: Tổng thống Trump sẽ trục xuất vợ khỏi Mỹ nếu bị đệ đơn ly hôn Cựu trợ lý Nhà Trắng Omarosa Mnigault Newman cho biết Tổng thống Trump sẽ trục xuất vợ mình, đệ nhất phu nhân Mỹ Melania, một người gốc Slovenia nếu bà đệ đơn ly hôn khi ông còn đương nhiệm. Thông tin này được Omarosa tiết lộ trong cuốn hồi ký "Unhinged: An Insider Account of the Trump White House" đang khiến nước Mỹ...