Chiến tranh thương mại căng thẳng: Đại gia Trung Quốc “chán” mua BĐS Mỹ
Doanh số mua BĐS tại Hoa Kỳ của người Trung Quốc đã giảm 4% từ 2017 đến 2018, theo báo cáo từ website BĐS nước ngoài của Trung Quốc Juwai.com.
Theo số liệu được trang web BĐS nước ngoài lớn nhất của Trung Quốc Juwai.com cung cấp, doanh số bán BĐS tại Hoa Kỳ cho người Trung Quốc đã giảm 4% từ khoảng thời gian 2017 đến 2018 do lo ngại về mối quan hê ngày càng tồi tệ giữa hai “đại gia kinh tế” của thế giới. Đó cũng là lí do khiến các nhà đầu tư Trung Quốc chuyển hướng sang những thành phố lớn khác ở Úc, Nhật Bản và Anh Quốc – trích dẫn đánh giá của công ty tư vấn BĐS Knight Frank.
BĐS Hoa Kỳ từ lâu đã được các đại gia Trung Quốc yêu thích, tuy nhiên, với mối quan hệ ngày càng đi xuống cùng với sự kiểm soát chặt chẽ hơn của chính quyền Trung Quốc đối với lượng tiền “rời khỏi đất nước” đã khiến các nhà đầu tư phải xem xét lại các dự định của mình.
Chiến tranh thương mại và cảnh báo du lịch
Khi cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh kéo dài hơn một năm thì sự tìm hiểu của người Trung Quốc đối với BĐS Hoa Kỳ cũng giảm đi 4/5 trong năm quý vừa qua, bà Carrie Law – giám đốc điều hành của Juwai.com chia sẻ. Trong khi đó, Canada, Anh, Úc và Nhật Bản trở thành “điểm thay thế” cho Hoa Kỳ.
Video đang HOT
Nhưng cuộc chiến thương mại không phải là yếu tố duy nhất gây tác động đến sự suy giảm này. Những cảnh báo chính thức về du lịch Trung Quốc – Hoa Kỳ có khả năng gây ra áp lực đối với người dân. Tháng 1/2019, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đưa ra cảnh báo du lịch về Trung Quốc, đề nghị công dân Mỹ khi đến Trung Quốc phải “tăng cường thận trọng” đối với luật pháp địa phương cũng như các hạn chế đặc biệt đối với công dân Mỹ-Trung. Trung Quốc phản ứng bằng cách đưa ra một cảnh báo an toàn vào tháng Sáu cho các công dân và công ty Trung Quốc tại Hoa Kỳ cần “nâng cao nhận thức, tăng cường các biện pháp phòng ngừa và phản ứng đúng cách khi đi du lịch và kinh doanh tại Hoa Kỳ”.
“Chúng tôi gọi đó là Hiệu ứng Trump – sự kết hợp của cách nói chính trị về những gì chống lại Trung Quốc cùng với sự kìm kẹp trong xử lý thị thực và tất nhiên là cả thuế quan” bà Law nói. ‘Hiệu ứng Trump’ đang làm giảm bớt nhu cầu của người dân Trung Quốc đối với BĐS Hoa Kỳ cũng như gây ra một vết đen lên “danh tiếng của Hoa Kỳ như một mảnh đất đầu tư an toàn”.
Kiếm soát vốn
Một số chuyên gia cho biết, sự sụt giảm trong việc mua bán BĐS của người Trung Quốc tại Hoa Kỳ cũng có thể được quy cho áp lực từ chính nội bộ Trung Quốc.
Neil Brookes, người đứng đầu bộ phận châu Á Thái Bình Dương tại công ty Knight Frank chia sẻ với CNBC vào tuần trước rằng số vốn nước ngoài của Trung Quốc đã giảm 83% trong 12 tháng, chủ yếu do chiến tranh thương mại cùng với việc chính phủ cố gắng ngăn chặn dòng tiền đổ ra nước ngoài. Sự ra đời của các biện pháp kiểm soát được thúc đẩy bởi mối quan tâm của Bắc Kinh trong việc dự trữ ngoại hối bị trượt giảm, trong khi đó chính phủ Trung Quốc đang sử dụng để duy trì giá trị của đồng nhân dân tệ.
Việc sở hữu BĐS ở nước ngoài tại Trung Quốc hiện được phân loại vào “lĩnh vực nhạy cảm” hay nói một cách khác, đầu tư vào thị trường BĐS ở nước ngoài cần có sự phê duyệt chính thức nghiêm ngặt từ phía nhà nước, và có thể sẽ thu hút những sự chú ý không mong muốn.
Theo CNBC
Người tiêu dùng Việt Nam đứng thứ thứ ba về lạc quan trên toàn cầu
Chỉ số niềm tin người tiêu dùng (CCI) Việt Nam một lần nữa đạt mức kỷ lục trong quý I/2019 khi tăng 7 điểm so với quý cuối năm 2018, với 129 điểm phần trăm (pp). Kết quả này giúp Việt Nam vượt Indonesia để vươn lên vị trí thứ 3 trên thế giới với CCI chỉ đứng sau Philippines và Ấn Độ (với số điểm lần lượt là 133 và 132).
Thông tin trên vừa được công bố dựa trên số liệu thống kê mới nhất được thực hiện bởi The Conference BoardGlobal Consumer Confidence với sự hợp tác cùng Nielsen.
Trong quý này, toàn cầu và khu vực đã trải qua xu hướng CCI ổn định. Trong bối cảnh đó, mức độ lạc quan chung của Việt Nam đã cao hơn nhiều so với mức trung bình của khu vực (hơn 12pp so với khu vực). Trong khu vực Đông Nam Á, Philippines vượt qua Ấn Độ để có điểm số CCI cao nhất, với 133 điểm trong khi Singapore là quốc gia có số điểm CCI giảm lớn nhất trong Q1 2019 (-4 pp so với Q4 2018) và kết thúc năm với 92 điểm.
Mức độ lạc quan của người tiêu dùng ở Việt Nam vẫn ngang bằng với quý 3 năm ngoái, cao hơn mức trung bình toàn cầu và khiến Việt Nam một lần nữa đạt kỷ lục CCI. Sự tăng trưởng mạnh mẽ này là tác động của sự lạc quan đối với cơ hội việc làm và tài chính cá nhân, cũng như mức độ sẵn sàng chi tiêu của người Việt Nam.
"Sự gia tăng đáng kể điểm số này cho thấy rằng người tiêu dùng tiếp tục thay đổi theo hướng tích cực cho bản thân và gia đình họ. Nhà sản xuất và bán lẻ cần nắm bắt các xu hướng mới nhất trong thị trường tiêu dùng và cần hành động nhanh hơn để đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của người tiêu dùng", bà Nguyễn Hương Quỳnh, Tổng Giám Đốc Nielsen Việt Nam cho biết.
Lạc quan hơn về việc làm, tài chính và sẵn sàng chi tiêu
Trong quý đầu tiên của năm 2019, tất cả các yếu tố chính tác động đến CCI Việt Nam, bao gồm cơ hội việc làm, an tâm về tài chính và mức sẵn sàng chi tiêu đã tăng đáng kể. Khoảng ba phần tư số người được khảo sát tin rằng họ sẽ có cơ hội việc làm tốt hoặc xuất sắc (80%, 5% so với Q4 2018) hoặc sẽ có tình hình tài chính tốt hoặc xuất sắc trong 12 tháng tới (82%, 6% so với Quý 4 năm 2018). Trong cùng thời gian, 67% số người được hỏi xác nhận rằng họ đã sẵn sàng chi tiêu, tăng 4% so với quý trước.
Mặc dù giảm nhẹ nhưng Việt Nam vẫn tiếp tục đứng đầu tại Châu Á Thái Bình Dương trong quý 1 năm 2019 về xu hướng tiết kiệm (75%, -3% so với Q4 2018), tiếp theo là Hồng Kông (68%), Philippines (68%) và Trung Quốc (67%). Tuy nhiên, sau khi trang trải các chi phí sinh hoạt thiết yếu, người tiêu dùng Việt Nam đã háo hức chi tiêu cho các mặt hàng có giá trị lớn vì họ muốn có một cuộc sống tốt hơn, ví dụ như quần áo mới hoặc các kỳ nghỉ/ du lịch.
Trong quý này, các hoạt động giải trí bên ngoài đã giảm 2% so với quý 4/2018, rơi từ hạng 4 xuống hạng 6 và được thay thế bởi 2 yếu tố sản phẩm công nghệ mới và nâng cấp/ trang trí nhà cửa.
Người tiêu dùng Việt Nam có nhiều khả năng chi tiêu cho các sản phẩm công nghệ mới và các gói bảo hiểm y tế (tăng đều 4% so với quý 4/2018).
"Với xu hướng chi tiêu cao hơn cho bảo hiểm y tế (40%), người tiêu dùng Việt Nam không chỉ quan tâm nhiều đến sức khỏe mà còn hành động để bảo vệ sức khỏe và chuẩn bị cho tương lai", bà Nguyễn Hương Quỳnh nói.
Thị Hồng
Theo baodautu.vn
Vietcombank và JBIC ký Hợp đồng tín dụng 200 triệu USD hỗ trợ Dự án năng lượng tái tạo Ngày 25/6/2019, tại Hà Nội, đã diễn ra Lễ ký kết hợp đồng tín dụng trị giá 200 triệu USD tài trợ các Dự án năng lượng tái tạo (năng lượng xanh, bảo vệ môi trường) giữa Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC). Tham dự buổi lễ, về phía Đại sứ...