Chiến tranh Lạnh có tái diễn giữa 2 siêu cường Nga – Mỹ?
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã đưa ra cảnh báo nguy cơ trở lại những căng thẳng kiểu Chiến tranh Lạnh giữa Mỹ và Nga sau khi Washington cùng một số nước phương Tây đồng loạt trục xuất các nhà ngoại giao Nga và sau đó là động thái đáp trả “có đi có lại” của Matxcơva.
Tổng thống Nga-Mỹ liên tục có những hành động đáp trả lẫn nhau, khiến 2 nước có nguy cơ lún sâu vào trạng thái leo thang căng thẳng
Nhà lãnh đạo tổ chức đa phương lớn nhất cho rằng “Chúng ta đang ở trong tình huống tương tự, nhưng chừng mực lớn hơn, như thời Chiến tranh Lạnh mà chúng ta đã từng trải qua”. Tổng Thư ký Liên hợp quốc bày tỏ “quan ngại sâu sắc” trước tình trạng thiếu những cơ chế để tháo ngòi nổ căng thẳng, như là những kênh đặc biệt để chia sẻ thông tin giữa Washington và Matxcơva, vốn đã được giải tán sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.
“Nền ngoại giao đang rơi vào khủng hoảng. Nhiệm vụ của ngoại giao, ngay cả vào những thời điểm gay cấn nhất, là duy trì tiếp xúc và các kênh tiếp xúc. Còn những gì diễn ra hiện nay đang giống như sự phủ nhận lại chính chức năng đó”, ông Gutteres quan ngại. Theo ông, giờ là lúc cần phải có dự phòng dạng kênh liên lạc hiệu quả, có khả năng ngăn ngừa leo thang căng thẳng.
Quan ngại của Tổng thư ký Liên hợp quốc được đưa ra trong bối cảnh ngày 23-3, Mỹ cùng nhiều nước trong Liên minh châu Âu (EU) tuyên bố áp đặt các biện pháp ngoại giao cứng rắn đối với Nga liên quan đến vụ cựu điệp viên “hai mang” Sergei Skripal cùng con gái bị đầu độc tại Anh. Theo đó, Mỹ tuyên bố đóng cửa Lãnh sự quán Nga tại Seattle, trục xuất 60 nhân viên Lãnh sự quán Nga làm việc ở Seattle và trong phái bộ tại LHQ.
Đáp lại, Bộ Ngoại giao Nga đã triệu Đại sứ Mỹ tại Matxcova Jon Huntsman để trao công hàm phản đối quyết định của Mỹ. Phía Nga coi động thái này là “vô căn cứ” và theo nguyên tắc “có đi có lại”, Nga tuyên bố 60 nhân viên Đại sứ quán Mỹ tại Matxcơva và Tổng Lãnh sự quán Mỹ tại thành phố Ekaterinburg là những “nhân vật ngoại giao không được hoan nghênh”, đồng thời đóng cửa Tổng lãnh sự quán Mỹ tại St.Petersburg.
Video đang HOT
Những động thái mới nhất khiến quan hệ song phương vốn mong manh giữa hai cường quốc thế giới đang rơi xuống đáy mới, thậm chí đe dọa gây hậu quả nặng nề đối với sự ổn định toàn cầu. Vụ đầu độc cựu điệp viên Nga xảy ra ở Anh và London kêu gọi “cả châu Âu đoàn kết lại” trong chiến dịch “đóng băng” quan hệ với Nga.
Thế nhưng, Mỹ, quốc gia nằm ngoài châu Âu, lại thể hiện sự hưởng ứng mạnh mẽ với lời hiệu triệu này. Vụ trục xuất các nhà ngoại giao Nga là vụ trục xuất ngoại giao lớn nhất trong lịch sử Mỹ, thậm chí còn hơn cả các thời kỳ khó khăn nhất của Chiến tranh Lạnh. Đây cũng có thể là nấc căng thẳng cực điểm trong mối quan hệ giữa hai nước.
Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh chính quyền Mỹ đang “cổ súy và thổi phồng chiến dịch vu khống Nga” và cần phải “chấm dứt các hành động thiếu suy nghĩ” hủy hoại quan hệ song phương. Trong khi đó, Nhà Trắng tuyên bố quyết định của Matxcơva làm xói mòn hơn nữa mối quan hệ Mỹ-Nga.
Một quan chức Ủy ban đối ngoại Hạ viện Nga tuyên bố Matxcơva sẽ không khuất phục trước thuyết âm mưu của phương Tây cũng như cuộc chiến ngoại giao của Mỹ. “Nước Nga sẽ không để cho mình bị đánh bại, họ càng cố gắng đe dọa chúng ta, chúng ta sẽ càng đáp trả mạnh mẽ hơn”.
Một cuộc Chiến tranh Lạnh mới, cho dù chỉ đến từ một bên, cũng sẽ cực kỳ nguy hiểm cho nhân loại. Các cường quốc trên thế giới nên tập trung vào việc tăng cường sự ổn định chiến lược quốc tế thông qua đối thoại; mở lại các kênh giao tiếp và tăng cường trao đổi ngoại giao nhằm giải quyết các thách thức toàn cầu như chủ nghĩa khủng bố, Hồi giáo cực đoan, tấn công mạng, tội phạm có tổ chức xuyên biên giới, phổ biến vũ khí hạt nhân… Đó là thông điệp mà LHQ gửi gắm trước thế giới đang đối mặt với nguy cơ “không thể vãn hồi” từ một cuộc Chiến tranh Lạnh: chiến tranh hạt nhân.
Theo Minh Thu
An ninh thủ đô
Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Hòa bình thế giới 2018 "vẫn khó nắm bắt"
Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres nhận định, trong năm mới, thế giới cần hành động giải quyết nhiều vấn đề trọng tâm như: Biến đổi khí hậu, bán đảo Triều Tiên, xung đột Trung Đông...
Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres. Ảnh: Getty
"Khi nhậm chức năm ngoái, tôi kêu gọi lấy năm 2017 là năm hòa bình. Một năm sau, chúng ta thực sự phải nhìn nhận, hòa bình vẫn còn khó nắm bắt", website của Liên Hợp Quốc dẫn lời Tổng Thư ký António Guterres trong cuộc họp không chính thức với 193 thành viên hôm 16.1.
Ông cũng "lên tiếng báo động về các cuộc xung đột kéo dài và sự lan rộng của chủ nghĩa khủng bố" trong đó nhấn mạnh, xung đột đã trở nên sâu sắc hơn, các nguy cơ mới nổi lên, bất an trên toàn cầu về vũ khí hạt nhân ở mức cao nhất kể từ thời chiến tranh Lạnh và biến đổi khí hậu đang diễn ra nhanh chóng hơn các biện pháp đối phó. "Chúng ta đối mặt với một nút thắt Gordian ở Trung Đông và thảm hoạ hạt nhân tiềm tàng trên bán đảo Triều Tiên", ông nói.
Về vấn đề Triều Tiên, Tổng Thư ký António Guterres hoan nghênh các động thái của Hội đồng Bảo an, việc nối lại kênh liên lạc liên Triều cũng như việc Triều Tiên dự Olympic mùa đông tại Hàn Quốc. "Chúng ta cần xây đắp những tín hiệu hy vọng nhỏ bé này và mở rộng các nỗ lực ngoại giao để phi hạt nhân hoá bán đảo Triều Tiên", ông nói.
Về khu vực Trung Đông, trong đó có Yemen, Syria và Iraq, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc lưu ý cần tháo gỡ "nút thắt Gordian ở Trung Đông". Ông cảnh báo: "Với nhiều điểm nóng liên quan đến nhau, nguy cơ vòng xoáy leo thang thực sự hiện hữu".
Ông nhấn mạnh trong cuộc xung đột người Do Thái và người Palestine, không có lựa chọn nào thay thế cho giải pháp hai nhà nước.
Bên cạnh đó, ông cho rằng, cần đẩy lùi làn sóng chủ nghĩa quốc gia nguy hiểm ở Châu Âu, nhu cầu khôi phục các sáng kiến hòa giải cho đông Ukraina, Nagorno-Karabakh, Gruzia và Transnistria, ổn định lâu dài Tây Balkans.
Tổng Thư ký nhấn mạnh sự cần thiết tăng cường nỗ lực chống biến đổi khí hậu. Theo ông, năm 2016 lượng khí thải CO2 lần đầu tiên tăng trong vòng ba năm, 5 năm qua là giai đoạn nóng nhất trong lịch sử. Ông sẽ triệu tập hội nghị thượng đỉnh về khí hậu trong năm tới.
Đánh giá di cư là hiện tượng toàn cầu tích cực, Tổng thư ký cho biết, nhiệm vụ lớn trong năm nay là thông qua Hiệp ước Toàn cầu về Di cư An toàn, Trật tự và Đúng quy tắc. Ông cũng đề cập tới việc sử dụng hiệu quả thành quả Cách mạng công nghiệp 4.0, vấn đề trao quyền cho phụ nữ...
Theo ông António Guterres, thế giới cần "sự lãnh đạo rõ nét hơn, ít hận thù, thêm nhiều đối thoại hơn cũng như hợp tác quốc tế sâu sắc hơn" cũng như "cần đoàn kết và can đảm để đáp ứng các nhu cầu cấp thiết nhất hiện nay, để xoa dịu nỗi sợ hãi của người dân chúng ta phụng sự và hướng thế giới trên con đường tiến tới một tương lai tốt đẹp hơn".
HÀ LIÊN
Theo Laodong
Thế giới "dậy sóng" sau khi Mỹ công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel Quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel đã vấp phải phản ứng gay gắt của cộng đồng quốc tế với nhiều lo ngại rằng đây là động thái nguy hiểm. Cộng đồng quốc tế cho rằng, vấn đề Jerusalem cần được giải quyết thông qua đàm phán. (Ảnh: AFP) Trong một động thái gây...