Chiến tranh biên giới 1979: Liên Xô đã làm những gì?
Ngày 17/2/1979, Trung Quốc bất ngờ nổ súng tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới phía Bắc. Nhân dân Việt Nam lại phải bước vào một cuộc chiến đấu mới. Nhưng với sự giúp đỡ của Liên Xô, quân và dân Việt Nam đã giáng trả những đòn đích đáng.
Hơn 30 năm sau, một tài liệu khá đầy đủ và tổng quan về những sự giúp đỡ của nhân dân và chính phủ Liên Xô nhằm ủng hộ Việt Nam trong cuộc chiến bảo vệ chủ quyền Tổ quốc đã được báo Phòng thủ Đường không và Vũ trụ Nga (VKO) đăng tải.
Bộ đội Việt Nam chuẩn bị lên máy bay vận tải của Liên Xô để từ Campuchia về nước tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, tháng 2/1979.
Đầu năm 1979 , tại biên giới với Việt Nam, phía Trung Quốc hình thành mặt trận gồm 15 sư đoàn thê đội 1, 6 sư đoàn dã chiến quân thê đội 2, và 3 sư đoàn dự bị. Tổng quân số cụm quân được động viên để tham chiến chống Việt Nam lên tới 29 sư đoàn…
3h30 ngày 17/2/1979, trên một số hướng, sau 30 -35 phút nã pháo chuẩn bị, quân Trung Quốc đã xâm nhập nhập qua 20 đoạn biên giới Trung – Việt vào lãnh thổ Việt Nam.
… Nhưng trước tinh thần chiến đấu anh dũng của quân và dân Việt Nam, kế hoạch của ban lãnh đạo Bắc Kinh, dùng xung đột quân sự để nhanh chóng đập tan sự kháng cự của quân đội Việt Nam, buộc Việt Nam phải từ bỏ đường lối đối ngoại không lệ thuộc vào Trung Quốc , trước khi Liên Xô kịp can thiệp đã bất thành. Ý đồ của Bắc Kinh đảo ngược tình hình ở Campuchia cũng không đạt được.
Cuộc biểu dương lực lượng hùng hậu của Liên Xô
Trong thời gian từ 12 đến 26/3/1979, nhằm kiên quyết tạo áp lực quân sự lên Trung Quốc, theo chỉ thị của BCH TW Đảng Cộng sản Liên Xô, các Quân khu biên giới phía Đông (các vùng đất tiếp giáp với Trung Quốc của Liên Bang Xô Viết), tại lãnh thổ Mông Cổ và Hạm đội Thái Bình Dương đã tiến hành tập trận.
Tổng cộng đã có 20 sư đoàn binh chủng hợp thành và không quân tham gia, với tổng quân số lên tới hơn 200.000 sĩ quan, chiến sĩ, hơn 2.600 xe tăng, gần 900 máy bay, 80 tàu chiến các loại.
Diễn tập bắt đầu bằng lệnh động viên và chuyển các đơn vị vào tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao nhất. Liên Xô đã động viên 52.000 quân nhân dự bị, huy động hơn 5.000 xe máy của nông nghiệp sang phục vụ yêu cầu sẵn sàng chiến đấu.
Máy bay trinh sát chống ngầm của Liên Xô chuẩn bị cất cánh từ Cam Ranh.
Video đang HOT
Các cuộc diễn tập quy mô lớn nhất diễn ra trên lãnh thổ Mông Cổ, huy động tới 6 sư đoàn bộ binh cơ giới và sư đoàn tăng, trong đó có 3 sư đoàn được điều động tới Mông Cổ từ Sibir và Zabaikal. Trong khuôn khổ cuộc diễn tập này còn có sự góp mặt gần 3 sư đoàn không quân, 2 lữ đoàn độc lập và một số liên binh đoàn và đơn vị tăng cường.
Cùng lúc, trong các cuộc diễn tập ở Viễn Đông và Đông Kazakhstan (có đường biên giới với Trung Quốc), ngoài các đơn vị cấp sư đoàn trở lên bộ đội hiệp đồng binh chủng, còn có các đơn vị bộ đội biên phòng Liên Xô tham gia.
Tại các vùng có đường biên giới với Trung Quốc, lực lượng Xô Viết đã diễn tập các phương án tổ chức phòng ngự, đánh trả đội hình tiến công của đối phương, phản kích, và chuyển sang phản công.
Từ lãnh thổ Ukraina và Belorussia, các trung đoàn không quân chiến đấu đã sang triển khai lực lượng tại các sân bay của Mông Cổ.
Đồng thời với các cuộc diễn tập, chỉ trong 2 đêm, các trung đoàn không quân không chỉ từ các quân khu lân cận, mà cả từ vùng Prikarpatia, cũng đã điều động ra phía đông (phía khu vực tiếp giáp hai lục địa Á – Âu).
Các cuộc chuyển quân trên của Không quân Xô Viết không chỉ liên quan đến đội hình chiến đấu cấp trung đoàn, với các phi công được huấn luyện tốt nhất, mà là cuộc di chuyển của toàn trung đoàn, kể cả các đơn vị và phân đội bảo dưỡng kỹ thuật trên không và mặt đất. 5 quân khu đã tham gia tiếp dầu cho cuộc diễn tập này.
Trong tiến trình diễn tập, có những khoảng thời gian trong không trung có tới 10 trung đoàn không quân tuyến 1 (đội hình chiến đấu) hoạt động. Các kíp bay đã bay tổng cộng 5.000 giờ, đã sử dụng tới 1.000 trái bom và tên lửa trong diễn tập bắn đạn thật.
Tàu đổ bộ của Liên Xô vận chuyển trang thiết bị quân sự lên quân cảng Cam Ranh.
Tại biển Đông, và biển Hoa Đông, gần 50 chiến hạm của Hạm đội Thái Bình Dương, trong số đó có 6 tàu ngầm đã trực chiến sẵn sàng chiến đấu và tiến hành tập trận đánh tiêu diệt hải quân đối phương. Tại vùng Primorie (ven biển Viễn Đông) đã diễn ra các cuộc đổ bộ của Thủy quân lục chiến Liên Xô.
Trợ chiến
Không quân Xô Viết còn cử các đơn vị của mình sang công tác tại Việt Nam để giải quyết vấn đề trinh sát đường không chống quân xâm lược trên lãnh thổ Việt Nam.
Các đơn vị thuộc không quân vận tải Liên Xô (các phi đội AN-12, AN-26, MI-8…) làm nhiệm vụ vận chuyển đường không trong lãnh thổ Việt Nam.
Với thực lực trang bị còn tương đối hạn chế, nhưng Không quân chiến thuật Liên Xô đã vận hành rất hiệu quả cầu hàng không giữa Liên Xô và Việt Nam. Trong khuôn khổ diễn tập tại Liên Xô và trong lúc thực hiện nhiệm vụ chuyên chở vũ khí, trang thiết bị cho Việt Nam, lực lượng này đã vận chuyển tổng cộng 20 ngàn quân, hơn 1.000 đơn vị trang bị xe máy, 20 máy bay và trực thăng, 3 ngàn tấn quân dụng, đạn dược.
Viện trợ quân sự
Riêng về mặt quân sự, viện trợ cho Việt Nam là một nhiệm vụ trọng đại, nhằm mục tiêu gia tăng nhanh chóng tiềm lực quân sự cho Việt Nam.
Chỉ trong giai đoạn từ khi cuộc xung đột bắt đầu (giữa tháng 2) đến cuối tháng 3/1979, bằng đường thủy, Liên Xô đã đưa sang Việt Nam hơn 400 xe tăng và xe bọc thép, xe chở quân, 400 cỗ pháo và súng phóng lựu, 50 dàn phóng đạn phản lực 40 nòng, cỡ 122 mm “Grad”, hơn 100 cỗ pháo cao xạ, 400 đồng bộ cao xạ di động cùng hàng ngàn tên lửa đi theo, 800 súng chống tăng của bộ binh, 20 máy bay tiêm kích .
Dù việc chuyển giao gấp rút, nhưng các vũ khí và trang bị này đều đã được thẩm định về chất lượng sẵn sàng chiến đấu bởi một ủy ban gồm các chuyên gia có kiến thức và kinh nghiệm của quân đội Xô Viết.
Đòn cân não
Sự kháng cự kiên cường của quân đội Việt Nam cùng thái độ kiên quyết ủng hộ Việt Nam của Liên Xô và phản ứng của dư luận thế giới đã khiến Trung Quốc phải chịu tổn thất to lớn.
Một loạt các hành động quân sự – chính trị của Liên Xô dưới dạng các bước chuẩn bị cho việc tiến quân vào lãnh thổ Trung Quốc, cùng với mâu thuẫn trong giới cầm quyền Trung Quốc, cũng như các sai lầm nghiêm trọng trong chỉ đạo và tác chiến của quân đội nước này… đã dẫn đến việc ngày 5/3/1979 , Bắc Kinh phải ra quyết định rút quân, và 20/3/1979 phải thực hiện rút quân ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Nhưng quân Trung Quốc sau đó vẫn ngoan cố đóng lại ở một số phần đất (sâu 1km vào lãnh thổ Việt Nam và rộng 2 km), mà trước đó Trung Quốc cố tình gọi là “đất tranh chấp” ở vùng biên giới hai nước.
Theo Infonet
Cuộc chiến 2/1979: Chứng cứ dã tâm của Trung Quốc
Từ lâu, Trung Quốc đã hạ quyết tâm và chủ động vạch kế hoạch xâm lược Việt Nam vào tháng 2/1979, núp dưới cái tên "Cuộc chiến phản kích tự vệ".
5h sáng ngày 17/2/1979, nhà cầm quyền Bắc Kinh đã bất ngờ huy động hơn 60 vạn quân mở cuộc tấn công xâm lược trên toàn tuyến biên giới Việt-Trung, bất chấp việc Việt Nam và Trung Quốc thời điểm đó là 2 nước anh em trong Khối Xã hội Chủ Nghĩa.
Tuyên bố chiến tranh của Bắc Kinh nói rằng đây là "cuộc chiến phản kích tự vệ" của quân đội Trung Quốc chống lại các hành động gây hấn và khiêu khích của lực lượng vũ trang Việt Nam.
Tuy nhiên, với quy mô và hành động tàn ác của Quân đội Trung Quốc, cộng đồng quốc tế đã nhanh chóng lột trần bộ mặt giả dối của nhà cầm quyền Bắc Kinh. Các nghiên cứu của giới học giả sau này cũng khẳng định rằng, Trung Quốc đã chủ động vạch kế hoạch, tổng động viên lực lượng để tiến hành một cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn vào lãnh thổ Việt Nam.
Trung Quốc quyết tâm tấn công dằn mặt Việt Nam
Trước hết, cần chú ý tới tuyên bố ngang ngược của Ngoại trưởng Trung Quốc Hoàng Hoa vào ngày 30/7/1977: "Khi thời cơ đến chúng ta sẽ thu hồi toàn bộ quần đảo Nam Sa (tên Trung Quốc gọi quần đảo Trường Sa của Việt Nam) mà không cần phải thương lượng gì hết".
Trung Quốc đã chủ động vạch kế hoạch xâm lược Việt Nam
Như vậy, ngay từ khi đó, Bắc Kinh đã nuôi dã tâm mở một cuộc chiến tranh xâm lược để cướp đoạt lãnh thổ của Việt Nam, không ngần ngại sử dụng sức mạnh quân sự để buộc chúng ta phải khuất phục. Theo thời gian, ý đồ của Trung Quốc đã dần thể hiện bằng các hành động thực tế.
Tháng 1-1978, Trung Quốc hủy bỏ hiệp ước về lãnh sự quán với Việt Nam, đồng thời buộc lãnh sự quán Việt Nam ở Côn Minh, Quảng Châu và Nam Ninh phải trở về nước vào tháng 6 năm đó, khiến quan hệ Việt-Trung tiếp tục xấu đi nghiêm trọng.
Với lý do cần kinh phí để hỗ trợ Hoa kiều hồi hương, tháng 5 năm 1978, lần đầu tiên Trung Quốc tuyên bố cắt một phần viện trợ không hoàn lại đã ký cho VN và rút bớt chuyên gia về nước. Đến tháng 7, Trung Quốc cắt hết viện trợ và rút hết chuyên gia đang làm việc tại Việt Nam về nước.
Đây chính là giai đoạn Bắc Kinh đã hạ quyết tâm và vạch kế hoạch huy động hàng chục vạn quân xâm lược nước ta.
Cựu Tham mưu trưởng quân khu Quảng Châu là tướng Châu Đức Lễ kể lại rằng vào tháng 9 năm 1978 đã có một cuộc họp được tổ chức trong Bộ tổng Tham mưu quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, để bàn về vấn đề xung đột biên giới trên bộ với Việt Nam.
Trước đó, Bộ Tổng tham mưu Quân đội Trung Quốc quán triệt tư tưởng chỉ đạo của giới chức lãnh đạo nước này là nhất thiết phải "dạy cho Việt Nam một bài học", tuy nhiên, hành động phải được tính toán cẩn thận để tránh khả năng leo thang, đe dọa đến tiến trình cải cách kinh tế của Trung Quốc.
(Theo Đất Việt)
Chiến tranh Biên giới 1979: Giây phút sinh tử ở Pháo đài Đồng Đăng Địch vây khốn nhiều ngày, chúng đã dùng pháo kích, ốp bộc phá, đổ xăng, phun chất độc... nhưng không một chiến sĩ nào đầu hàng. Tất cả đều quyết tâm chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. Đó là những gì chúng tôi được nghe, mường tượng về giây phút sinh tử trong trận chiến ở pháo đài Đồng Đăng, chiến tranh...