Chiến tranh ám ảnh binh sĩ Israel sau khi rời khỏi Gaza
Đối với nhiều binh sĩ, cuộc chiến ở Gaza là cuộc chiến sống còn và phải giành chiến thắng bằng mọi cách.
Nhưng trận chiến cũng gây ra tổn thất về mặt tinh thần với họ.
Binh sĩ Israel thực hiện chiến dịch quân sự ở Dải Gaza ngày 25/4/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Người lính dự bị Israel Eliran Mizrahi (40 tuổi) có 4 con, được điều động vào Gaza sau cuộc đột kích của Hamas vào Israel vào ngày 7/10/2023. Tuy nhiên, khi trở lại cuộc sống tại Israel sau 6 tháng tham chiến, anh bị ám ảnh bởi những gì đã chứng kiến trong cuộc chiến.
Vật lộn với chứng rối loạn tâm lý sau chấn thương (PTSD), Eliran đã không thể gắng gượng và tự kết liễu đời mình.
“Mizrahi rời Gaza nhưng Gaza chưa bao giờ thôi ám ảnh Mizrahi”, bà Jenny Mizrahi – mẹ của người lính xấu số – chia sẻ.
Theo đài truyền hình CNN, quân đội Israel cho biết họ đang chăm sóc cho hàng nghìn binh sĩ bị PTSD hoặc các bệnh tâm thần do chấn thương trong chiến tranh. Không rõ có bao nhiêu người đã tự kết liễu đời mình vì Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) chưa cung cấp con số chính thức.
Theo thống kê của Cơ quan Y tế Gaza, một năm kể từ khi xung đột nổ ra tại vùng đất bị phong tỏa của người Palestine, cuộc chiến đã giết chết hơn 42.000 người, trong đó Liên hợp quốc báo cáo hầu hết những người thiệt mạng là phụ nữ và trẻ em.
Cuộc chiến này trở thành cuộc chiến kéo dài nhất của Israel kể từ khi nhà nước này được thành lập. Và khi xung đột mở rộng sang Liban, một số binh sĩ nói rằng họ sẽ bị lôi vào một cuộc xung đột khác.
“Rất nhiều người trong chúng tôi rất sợ phải tham gia cuộc chiến ở Liban một lần nữa”, một bác sĩ quân y Israel giấu tên từng phục vụ 4 tháng ở Gaza chia sẻ.
Video đang HOT
Những người lính Israel từng chiến đấu trong Gaza nói với CNN rằng họ đã chứng kiến nỗi kinh hoàng mà thế giới bên ngoài không bao giờ có thể thực sự hiểu được.
Đối với nhiều binh sĩ, cuộc chiến ở Gaza là cuộc chiến sống còn và phải giành chiến thắng bằng mọi cách. Nhưng trận chiến cũng gây ra tổn thất về mặt tinh thần.
Các tòa nhà bị phá hủy sau cuộc không kích của Israel xuống thành phố Deir el-Balah, Dải Gaza, ngày 2/4/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Mizrahi là một quân nhân dự bị, trước đây làm quản lý tại một công ty xây dựng của Israel. Năm ngoái, sau cuộc đột kích của Hamas, anh được triển khai tới Gaza vào ngày 8/10 và được giao nhiệm vụ lái xe bọc thép D-9 nặng 62 tấn có thể chịu được đạn và chất nổ. Sau khi tham gia chiến đấu 186 ngày, Mizrahi gặp chấn thương ở đầu gối và bị tổn thương thính giác. Đến tháng 4, khi trở về nhà, Mizrahi được chẩn đoán mắc chứng PTSD và phải trị liệu hàng tuần. Tuy nhiên, quá trình trị liệu không hiệu quả.
Gia đình Mizrahi cho biết anh thường xuyên giận dữ, đổ mồ hôi, mất ngủ và xa lánh xã hội. Anh nói với gia đình rằng chỉ những người ở Gaza cùng anh mới hiểu được những gì anh đang trải qua.
Theo bà Jenny, có lẽ việc chứng kiến nhiều người chết là một cú sốc đối với con trai bà, khi từ trước đến nay, anh chưa từng được dạy phải giết ai đó.
Guy Zaken, một người bạn của Mizrahi và cùng lái chiếc xe D-9, nói thêm về trải nghiệm của họ ở Gaza: “Chúng tôi đã chứng kiến những điều rất, rất, rất khó khăn. Những điều khó chấp nhận”.
Phát biểu trước Quốc hội vào tháng 6, cựu quân nhân nói rằng trong nhiều trường hợp, binh lính đã phải xông qua hàng trăm tay súng, dù họ trong trạng thái còn sống hay đã chết.
Ahron Bregman, một nhà khoa học chính trị tại Đại học King’s College London từng phục vụ trong quân đội Israel trong 6 năm, bao gồm cuộc Chiến tranh Liban năm 1982, cho biết cuộc chiến ở Gaza không giống bất kỳ cuộc chiến nào khác của Israel.
“Nó kéo dài và diễn ra ở các thành phố. Có nghĩa là binh lính chiến đấu giữa nhiều người, và đại đa số là dân thường”, ông Ahron lý giải.
Ông Ahron cho biết những người vận hành xe ủi D-9 nằm trong số những người trực tiếp hứng chịu sự tàn khốc của chiến tranh. “Những gì họ nhìn thấy là những người chết và họ dọn xác chết cùng với những mảnh vỡ. Những người lính phải vượt qua điều này. Đối với nhiều người, việc chuyển từ chiến trường trở lại cuộc sống thường nhật có thể là điều quá sức chịu đựng, đặc biệt là sau chiến tranh đô thị liên quan đến cái chết của phụ nữ và trẻ em”, cựu quân nhân chia sẻ.
Theo Bộ Y Israel, hơn 500 người chết vì tự tử và hơn 6.000 người khác tìm cách tự tử mỗi năm. Tờ Times of Israel đưa tin vào năm 2021, tự tử là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho binh sĩ IDF.
Đầu năm nay, Bộ Y tế đã bác bỏ tin đồn về tỷ lệ tự tử gia tăng kể từ ngày 7/10, nói rằng các trường hợp được báo cáo là sự cố riêng lẻ. Không cung cấp số liệu cụ thể, Bộ Y tế cho biết tỷ lệ tự tử ở Israel đã giảm trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 12 so với cùng kỳ những năm gần đây.
Ông Ahron cho hay mỗi đơn vị quân đội đều có một sĩ quan sức khỏe tâm lý được chỉ định trong và sau khi triển khai hoạt động tấn công. Tuy nhiên, tác động của cuộc chiến vẫn ảnh hưởng lớn tới những người lính trẻ chỉ mới 18 tuổi. Họ thường khóc hoặc bị tê liệt về mặt cảm xúc.
Bechor, nhà tâm lý học của IDF, cho biết một trong những cách quân đội giúp những người lính bị chấn thương tiếp tục cuộc sống là cố gắng “bình thường hóa” những gì họ đã trải qua, một phần bằng cách nhắc nhở họ về nỗi kinh hoàng ngày 7/10/2023.
“Chúng tôi cố gắng bình thường hóa nó và giúp họ nhớ lại các giá trị của mình cũng như lý do tại sao họ lại đến Gaza”, bác sĩ Bechor cho hay.
Tình báo Israel nêu điều kiện ngừng bắn ở Liban
Israel muốn rằng sau khi chiến dịch quân sự ở Liban kết thúc, lệnh ngừng bắn ở Liban sẽ phụ thuộc vào việc thả con tin đang bị Hamas giữ ở Gaza.
Binh sĩ Israel được triển khai gần biên giới với Liban ngày 7/10/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Thông tin trên do hãng tin Israel Walla đưa ra ngày 9/10 dựa trên nguồn từ một quan chức cấp cao của Mỹ. Theo nguồn tin này, ông Dadi Barnea, Giám đốc cơ quan tình báo Israel Mossad, gần đây đã chuyển yêu cầu này đến Giám đốc Cục Tình báo Trung ương Mỹ William Burns.
Theo đó, ông Barnea đã nói với ông Burns rằng Israel và Mỹ chỉ nên đồng ý với một lệnh ngừng bắn ở Liban nếu Hamas thả những người bị giam giữ. Giám đốc Mossad tin rằng có thể khiến nhóm vũ trang Hezbollah ở Liban, Iran và các nhân tố khác trong khu vực gây áp lực lên lãnh đạo Hamas là Yahya Sinwar để đáp ứng các điều kiện này.
Khoảng 1.200 người đã thiệt mạng và 250 người bị bắt làm con tin sau khi Hamas tấn công vào Israel cách đây một năm.
Kể từ đó, Hamas đã thả 109 con tin. Hầu hết trong số họ được thả trong một lệnh ngừng bắn kéo dài một tuần vào cuối tháng 11/2023. Tám con tin đã được Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) giải cứu, trong khi 37 người đã được xác nhận là đã chết, bao gồm ba người bị quân đội Israel giết nhầm.
Các cuộc đàm phán về lệnh ngừng bắn ở Gaza và một cuộc trao đổi tù nhân giữa Israel và Hamas đã bế tắc trong vài tháng qua. Đã có những cuộc biểu tình quy mô lớn ở Israel, yêu cầu chính phủ của Thủ tướng Benjamin Netanyahu làm nhiều hơn để đảm bảo thả con tin.
Dữ liệu mới nhất từ Bộ Y tế Gaza do Hamas quản lý cho biết ít nhất 42.010 người đã thiệt mạng và 97.720 người bị thương trong các cuộc không kích của Israel và cuộc tấn công trên bộ ở khu vực Gaza trong suốt năm qua.
Theo hãng tin Walla, Israel và Mỹ đồng ý rằng thời điểm hiện tại không phải là thời điểm ngừng bắn ở Liban và rằng chiến dịch chống Hezbollah nên tiếp tục.
Vào ngày 8/10, Thủ tướng Netanyahu đã kêu gọi người dân Liban loại bỏ ảnh hưởng của Hezbollah để cuộc chiến này có thể kết thúc. Ông cảnh báo: "Không làm như vậy có thể có nghĩa là Liban rơi vào vực thẳm cuộc chiến dài và sẽ dẫn đến tàn phá, khổ đau như ở Gaza".
Vào ngày 9/10, ông Netanyahu đã có cuộc điện đàm đầu tiên sau gần 50 ngày với Tổng thống Mỹ Joe Biden. Theo thông cáo từ Nhà Trắng, hai nhà lãnh đạo chủ yếu tập trung vào các phương án trả đũa Iran sau khi Iran tấn công Israel vào tuần trước, nhưng vấn đề Liban cũng đã được đề cập.
Trong số các vấn đề khác, Tổng thống Biden nhấn mạnh cần phải có một thỏa thuận ngoại giao để người dân Israel và Liban ở biên giới có thể về nhà.
Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Mỹ đã lên tiếng yêu cầu Israel tránh thực hiện các hành động quân sự ở Liban tương tự những gì đã diễn ra ở Dải Gaza. Phát biểu trước báo giới, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller quả quyết: "Chúng ta không thể và không được phép để tình hình ở Liban trở thành bất cứ điều gì tương tự tình hình ở Gaza. Tất nhiên, diễn biến đó sẽ là không thể chấp nhận được". Đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ nêu rõ Israel không nên thực hiện bất kỳ hành động quân sự nào ở Liban giống như những gì ở Gaza và để lại hậu quả tương tự Gaza.
Trong một động thái khác, người phát ngôn Nhà Trắng Karine Jean-Pierre cùng ngày cho biết Mỹ đang nỗ lực đưa các công dân nước này rời khỏi Liban trước nguy cơ xảy ra chiến dịch tấn công tiềm tàng của Israel. Theo bà Jean-Pierre, Đại sứ quán Mỹ tại Beirut vẫn hoạt động và có thể giúp đỡ những người Mỹ cần hộ chiếu khẩn cấp hoặc các loại giấy tờ khác. Bên cạnh đó, Mỹ sẽ tiếp tục triển khai các máy bay, miễn là sân bay Beirut vẫn mở cửa.
Israel mở rộng chiến dịch trên bộ tại Liban Ngày 8/10, Israel thông báo đang tiến hành các hoạt động nhắm mục tiêu, cục bộ và có hạn chế bên ở Tây Nam Liban. Binh sĩ Israel được triển khai gần biên giới với Liban, ở miền bắc Israel, ngày 27/9. Ảnh: THX/TTXVN Quân đội Israel xác nhận đã cử sư đoàn dự bị 146 đến Liban để tham gia chiến dịch...