Chiến thuật ‘vùng xám’ Trung Quốc dùng để ép Đài Loan
Bắc Kinh đang tăng cường các hoạt động quân sự sát đảo Đài Loan, dường như để thực thi chiến thuật vùng xám nhằm răn đe Đài Bắc.
Đài Loan hôm 22/6 thông báo điều chiến đấu cơ xua đuổi oanh tạc cơ H-6 và tiêm kích J-10 Trung Quốc bay vào vùng nhận diện phòng không (ADIZ) quanh hòn đảo. Đây là lần thứ 8 máy bay quân sự Trung Quốc áp sát đảo Đài Loan trong hai tuần qua.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc không bình luận về những chuyến bay gần đây. Bắc Kinh thường tuyên bố các chuyến bay hay hải trình của tiêm kích, chiến hạm áp sát đảo Đài Loan là hoạt động huấn luyện quân sự thường lệ và thể hiện quyết tâm bảo vệ chủ quyền.
Tiêm kích Đài Loan (trái) giám sát oanh tạc cơ Trung Quốc hồi tháng 2. Ảnh: SCMP.
Hồi đầu tháng 6, một tàu nạo vét Trung Quốc cũng di chuyển gần đảo Bành Hồ ở eo biển Đài Loan để hút cát, buộc chính quyền hòn đảo phải điều tàu ra ngăn chặn. Đây chỉ là một trong số 1.200 tàu của Trung Quốc hoạt động trong vùng biển do Đài Loan quản lý kể từ đầu năm, theo cảnh sát biển Đài Loan.
Giới quan sát đánh giá những động thái này là một phần trong chiến thuật “vùng xám” của Bắc Kinh nhằm gia tăng sức ép lên Đài Bắc, khiến hệ thống phòng thủ hòn đảo hoạt động quá tải và trở nên mệt mỏi mà không cần giao chiến, đồng thời phát cảnh báo đến Mỹ, nước đang tăng cường hỗ trợ Đài Loan thời gian qua.
Video đang HOT
Các hoạt động của tàu Trung Quốc gần đảo Bành Hồ khiến Đài Bắc đặc biệt lo ngại, bởi khu vực này được cho là cửa ngõ tiềm tàng cho các lực lượng quân sự đại lục xâm nhập Đài Loan.
“Việc liên tục nạo vét ở đó có tạo thành nơi trú ẩn đủ lớn để tàu ngầm Trung Quốc tổ chức phục kích trong tương lai hay không?”, nghị sĩ Đài Loan Chen Po-wei đặt câu hỏi trong một phiên họp tháng trước, thêm rằng các tàu Trung Quốc đã hoạt động tại đây kể từ năm 2014.
Alexander Huang Chieh-cheng, giáo sư nghiên cứu chiến lược và quan hệ quốc tế tại Đại học Tamkang ở Đài Bắc, nhận định các chuyến tiêm kích, oanh tạc cơ áp sát Đài Loan mang đến một loạt lợi ích cho Trung Quốc.
Đầu tiên là tạo ra “trạng thái bình thường mới”, đẩy các bên vào tình huống “sự đã rồi” và bỏ qua những thỏa thuận ngầm giữa hai bờ eo biển Đài Loan suốt hàng chục năm qua, trong đó lực lượng hai bên tránh vượt qua đường trung tuyến ở eo biển Đài Loan, vốn được coi là ranh giới giữa đại lục và đảo Đài Loan.
Các chuyến bay được coi là hoạt động chiến tranh tâm lý nhằm vào lực lượng vũ trang và người dân Đài Loan. Quân đội Trung Quốc khiến lực lượng phòng vệ hòn đảo liên tục triển khai lực lượng, gây mệt mỏi cho người và hao mòn khí tài. Ngoài ra, hoạt động áp sát giúp kiểm tra khả năng phản ứng và thu thập dữ liệu tình báo về mạng lưới phòng thủ Đài Loan.
“Trung Quốc có thể xây dựng cơ sở dữ liệu thủy văn ở khu vực giữa Đài Loan và Philippines, cũng như giữa Biển Đông và eo biển Đài Loan”, chuyên gia Huang đánh giá.
Đường trung tuyến trên eo biển Đài Loan. Đồ họa: FT.
William Chung, học giả tại Viện nghiên cứu Quốc phòng và An ninh Đài Loan (INDSR), cho rằng Bắc Kinh sẽ đẩy mạnh các chiến thuật tương tự trong tương lai để gây sức ép với Đài Bắc.
Theo Chung, chiến lược tương tự được Trung Quốc áp dụng trong tuyên bố tổ chức diễn tập hai tháng rưỡi ở Vịnh Bột Hải từ hôm 14/5. Một số nguồn tin cho biết Bắc Kinh dự kiến tổ chức diễn tập đổ bộ gần quần đảo Đông Sa do Đài Bắc kiểm soát ở phía bắc Biển Đông vào tháng 8.
Các học giả Paul Huang và Hung Ming-te thuộc INDSR cũng cảnh báo Trung Quốc tăng cường tàu cá vũ trang để bảo vệ lợi ích trong khi tránh gây ra xung đột quân sự với các nước có tranh chấp trên biển.
Hàng chục tàu cá Trung Quốc hôm 16/3 đâm va một tàu tuần tra của cảnh sát biển Đài Loan. Chỉ hai tuần sau, một số tàu cá Trung Quốc đã đâm húc một tàu khu trục Nhật Bản. Ngày 2/4, tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm một tàu cá Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
“Lực lượng dân quân biển Trung Quốc đang tăng cường quấy rối và tấn công tàu các nước trong khu vực. Đài Loan cần có các biện pháp để đối phó mối đe dọa này”, báo cáo của Huang và Hung Ming-te nhấn mạnh.
Đài Loan đưa quân tới đảo tranh chấp với Trung QuốcOanh tạc cơ Trung Quốc bị tố bay vào ADIZ Đài LoanĐài Loan đặt cược vào tên lửa để răn đe Trung QuốcCăng thẳng Mỹ – Trung tăng nhiệt trên Biển Đông
Oanh tạc cơ Trung Quốc bị tố bay vào ADIZ Đài Loan
Đài Loan thông báo điều chiến đấu cơ xua đuổi oanh tạc cơ và tiêm kích Trung Quốc bay vào vùng nhận diện phòng không quanh hòn đảo.
Lực lượng vũ trang Đài Loan phát cảnh báo qua điện đàm khi phát hiện tiêm kích J-10 và ít nhất một oanh tạc cơ H-6 Trung Quốc tiến vào vùng nhận diện phòng không (ADIZ) ở phía tây nam hòn đảo hôm nay. "Các chiến đấu cơ cũng chủ động xua đuổi biên đội máy bay trên", lực lượng phòng vệ Đài Loan cho biết nhưng không tiết lộ thêm chi tiết.
Tiêm kích Đài Loan bám theo oanh tạc cơ Trung Quốc hồi tháng 2. Ảnh: Lực lượng vũ trang Đài Loan.
Đây là lần thứ 8 máy bay quân sự Trung Quốc áp sát đảo Đài Loan trong hai tuần qua. Động thái diễn ra chỉ vài giờ sau khi lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn chứng kiến chuyến bay thử công khai đầu tiên của máy bay huấn luyện siêu âm AT-5 Yungtin (Dũng Ưng) do hòn đảo tự phát triển.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc chưa bình luận về hoạt động này. Bắc Kinh thường tuyên bố các chuyến áp sát đảo Đài Loan là hoạt động huấn luyện quân sự thường lệ và thể hiện quyết tâm bảo vệ chủ quyền.
Trung Quốc luôn coi Đài Loan là lãnh thổ chờ thống nhất, kể cả bằng vũ lực nếu cần thiết, đe dọa hòn đảo phải "trả giá đắt" nếu theo đuổi chủ nghĩa ly khai. Bắc Kinh gần đây gia tăng áp lực với Đài Bắc, đe dọa hòn đảo sẽ phải "trả giá" nếu theo đuổi chủ nghĩa ly khai. Quân đội Trung Quốc nhiều lần tổ chức diễn tập quy mô lớn quanh đảo Đài Loan với các khí tài hiện đại nhất trong biên chế.
Lãnh đạo Thái Anh Văn từng nhiều lần khẳng định tự phát triển công nghệ quân sự là ưu tiên hàng đầu nhằm hiện đại hóa năng lực phòng thủ, đối phó mối đe dọa từ Trung Quốc đại lục. Chính quyền hòn đảo năm ngoái quyết định tăng chi tiêu quân sự cho năm 2020 thêm 8,3%, lên mức 13,11 tỷ USD, mức tăng hàng năm lớn nhất kể từ năm 2008.
Đài Bắc đã đầu tư khoảng 2,2 tỷ USD cho dự án AT-5 từ năm 2017 với mục tiêu sở hữu ít nhất 66 phi cơ trước năm 2026. Cơ quan phòng vệ Đài Loan cho biết những chiếc Dũng Ưng sẽ thay thế phi đội máy bay huấn luyện AT-3 và F-5E/F Tiger II già cỗi do Mỹ sản xuất trong biên chế. Máy bay sẽ có trang thiết bị tương tự tiêm kích F-16, giúp phi công làm quen và tích lũy kinh nghiệm trước khi vận hành các chiến đấu cơ chuyên biệt.
Tiêm kích Trung Quốc áp sát Đài Loan 5 lần trong tuần Tiêm kích J-10 Trung Quốc hôm qua tiến vào vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan, buộc lực lượng phòng vệ hòn đảo điều máy bay xua đuổi. Cơ quan phòng vệ Đài Loan cho biết một tiêm kích J-10 của không quân Trung Quốc (PLAAF) trưa 21/6 bay vào vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của hòn đảo. Lực lượng phòng...