Chiến thuật thọc sâu IS áp dụng để sát hại đặc nhiệm Mỹ
Lần đầu tiên, IS dùng xe bom, thiết giáp chọc thủng phòng tuyến của người Kurd rồi tiến thẳng đến vị trí đóng quân của các đặc nhiệm Mỹ ở Iraq.
Đặc nhiệm Mỹ huấn luyện quân sự cho các lực lượng an ninh Iraq. Ảnh: CNN
Ngày 4.5, các quan chức Lầu Năm Góc xác nhận một lính đặc nhiệm SEAL của Hải quân Mỹ đã bị sát hại trong một “cuộc tấn công phối hợp phức tạp” của khoảng 100 phiến quân Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) tại địa điểm cách thành phố Mosul của Iraq gần 30 km, theo CNN.
Một quan chức quốc phòng Mỹ cho biết trong vụ tấn công này, IS đã áp dụng chiến thuật thọc sâu khiến lực lượng tinh nhuệ của Mỹ bị đặt vào thế bất ngờ. Từ sáng sớm, phiến quân đã sử dụng nhiều xe bán tải cơ động nhanh, xe đánh bom tự sát và cả xe ủi để đột phá qua phòng tuyến của dân quân người Kurd (Peshmerga) rồi tiến sâu vào khu vực do lực lượng này kiểm soát.
Trung tá Manav Dosky thuộc lực lượng tình báo người Kurd ở Iraq cho biết ít nhất ba dân quân người Kurd đã thiệt mạng khi chốt của họ bị những chiếc xe thiết giáp Humvee của IS tràn qua.
Tại thị trấn Telskof cách phòng tuyến đó 3-5 km, một đội đặc nhiệm SEAL vừa mới ghé qua và sẽ hiện diện ở đây trong một thời gian ngắn để đóng vai trò là các cố vấn quân sự cho Peshmerga. Khi những chiếc xe chở phiến quân IS ào ạt tràn tới, một trận đấu súng giữa phiến quân và đặc nhiệm Mỹ nổ ra, khiến một đặc nhiệm SEAL thiệt mạng vì “trúng hỏa lực trực tiếp”.
Một quan chức quốc phòng Mỹ giấu tên cho biết đặc nhiệm SEAL này bị trúng đạn của súng trường bộ binh, chứng tỏ phiến quân IS đã áp sát vị trí của nhóm cố vấn Mỹ chỉ vài chục đến vài trăm mét.
Báo chí Mỹ cho biết người lính thiệt mạng trong trận chiến này là Charlie Keating IV, 31 tuổi, đến từ bang Arizona. Thư ký báo chí Lầu Năm Góc Peter Cook xác nhận đặc nhiệm này đang làm cố vấn cho Peshmerga chiến đấu chống lại IS.
Quân đội Mỹ đã trả đũa bằng cách điều các chiến đấu cơ F-15 và máy bay không người lái, ném hơn 20 quả bom xuống các mục tiêu IS, một quan chức Mỹ cho hay.
Thọc sâu bằng xe đánh bom tự sát, xe thiết giáp cải tiến là một chiến thuật ưa thích của phiến quân IS và từng gây kinh hoàng cho quân đội Iraq cũng như Peshmerga. Quân đội Iraq đã từng yêu cầu Mỹ chi viện thật nhiều tên lửa chống tăng để tiêu diệt những chiếc xe Humvee chất đầy bom của IS đang lao tới phòng tuyến, bởi những loại hỏa lực thông thường không thể hạ được những quả bom di động khổng lồ này.
Video đang HOT
Xe thiết giáp Humvee cải tiến của IS luôn là nỗi kinh hoàng của quân đội Iraq. Ảnh: Al Jazerra
IS thường dùng xe bom tự sát để phá hủy các chướng ngại vật và thổi bay các cứ điểm đầu cầu của đối phương, sau đó sử dụng bộ binh để tấn công các mục tiêu xung quanh. Đây có vẻ như là lần đầu tiên phiến quân áp dụng chiến thuật này để tạo một lối mở nhằm nhanh chóng tiến thẳng đến vị trí của lực lượng quân sự Mỹ và tấn công bất ngờ.
Keating là lính Mỹ thứ ba thiệt mạng khi tham gia cuộc chiến chống phiến quân IS ở Iraq từ năm 2014 đến nay. Hai binh sĩ thiệt mạng trước đó là thượng sĩ Louis F. Cardin và thượng sĩ Joshua Wheeler.
Thách thức ngày càng lớn
Vụ tấn công dẫn đến cái chết của đặc nhiệm Keating diễn ra trong bối cảnh Mỹ đang tăng cường vai trò của mình trong cuộc chiến chống lại IS, khi quân đội Iraq ngày càng tỏ ra yếu thế cả về phương diện chính trị lẫn quân sự trước phiến quân.
Gần hai năm qua, Lầu Năm Góc đã không ngừng dồn tiền của, trang bị và cả lực lượng đặc nhiệm tới Iraq để giúp đỡ quân đội và dân quân người Kurd ở nước này có thể có đủ khả năng chiến đấu chống lại IS trên chiến trường.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter cho rằng với việc điều thêm nhiều đặc nhiệm Mỹ tới Iraq làm cố vấn, cơ hội thành công của quân đội nước này trong cuộc chiến chống IS càng cao hơn. Tuy nhiên, đi kèm với đó là những rủi ro và thách thức ngày càng lớn hơn đối với các lực lượng Mỹ, theo Washington Post.
Các cố vấn quân sự Mỹ đang đứng trước thách thức lớn hơn bao giờ hết trên chiến trường Iraq. Quân đội Iraq sau khi được họ trang bị và huấn luyện đã giành được những thắng lợi quan trọng trên chiến trường trong những tháng gần đây, trong đó có chiến dịch tái chiếm thành công thành phố Ramadi và nhiều thị trấn khác từ tay IS ở tỉnh Anbar. Tuy nhiên, những mâu thuẫn chính trị ở Baghdad do sự ganh đua bè phái đang đe dọa làm chệch hướng nỗ lực của họ.
Hồi tháng trước, quân đội Iraq tập trung lực lượng, tuyên bố mở chiến dịch bao vây và tấn công sào huyệt Mosul của IS ở nước này. Nhưng chiến dịch vừa bắt đầu, nhiều binh sĩ Iraq đã tháo chạy tán loạn khi bị IS phản công. Các quan chức ở Baghdad tuyên bố rút quân để “bảo toàn lực lượng” và chuẩn bị cho cuộc tấn công tiếp theo, dù họ không nói rõ nó sẽ diễn ra vào lúc nào.
Hôm thứ hai, Bộ trưởng Quốc phòng Carter nói rằng Lầu Năm Góc sẽ tiếp tục hỗ trợ quân đội Iraq bằng cách triển khai thêm cố vấn quân sự tới các lữ đoàn, tiểu đoàn tại tiền tuyến chống IS. Điều đó đồng nghĩa với việc lính Mỹ sẽ ở gần làn hỏa lực hơn, nguy cơ họ bị tấn công cao hơn, bất chấp chính sách “không triển khai bộ binh tới Iraq và Syria” của Nhà Trắng.
Lính Mỹ yểm trợ hỏa lực pháo binh cho quân đội Iraq chống IS. Ảnh: Reuters
Theo giới phân tích, nguy cơ này sẽ gia tăng nếu Mỹ triển khai trực thăng tấn công Apache tới chiến trường theo như kế hoạch để yểm trợ quân đội Iraq tấn công Mosul trong những tháng tới. Quân đội Mỹ cũng cam kết gửi thêm pháo di dộng tới Iraq và viện trợ tới 415 triệu USD cho các lực lượng người Kurd ở miền bắc.
Tổng thống Obama mới đây cũng đã phê chuẩn việc tăng quân số triển khai tới Iraq để đóng vai trò cố vấn và hỗ trợ các lực lượng an ninh nước này. Hồi tuần trước, số cố vấn này đã tăng từ 3.870 lên 4.087 người.
“Các cố vấn Mỹ sẽ vẫn tiếp tục ở sau tiền tuyến, nhưng những thách thức và nguy cơ với họ sẽ tăng lên đáng kể khi quân đội Iraq và dân quân người Kurd tiến sâu vào lãnh thổ do IS kiểm soát”, quan chức quốc phòng giấu tên của Mỹ nhấn mạnh.
Theo Theo Trí Dũng (Vnexpress)
Con ma - tàu tấn công cao tốc tương lai của đặc nhiệm Mỹ
Đặc nhiệm SEAL của Mỹ trong tương lai có thể sở hữu các tàu tấn công cao tốc hoạt động êm ái trong cả điều kiện biển động.
Tàu Con ma chạy thử nghiệm. Ảnh: Bloomberg
Theo Defense One, tàu tấncông cao tốc mang cái tên khá ấn tượng GHOST (Con ma) này có thiết kế độc đáo với hệ thống vận hành khá đặc biệt. Công ty Juliet Marine Systems ở bang New Hampshire, Mỹ, đang chào bán tàu cho lực lượng hải quân.
Tàu Con ma lướt trên mặt nước nhờ hai động cơ có hình dáng như quả ngư lôi, giúp các đặc nhiệm SEAL có cảm giác êm như đang ngồi trên máy bay hơn là một con tàu. Nó hứa hẹn cung cấp một nền tảng ổn định để hải quân lắp đặt những hệ thống vũ khí hiện đại của tương lai, điển hình như súng bắn laser, vốn chỉ hoạt động tốt ở vùng biển lặng.
Tàu Con ma có thể được sử dụng để tuần tra ở eo biển Hormuz, phía nam Iran, cùng với các chiến hạm lớn và đắt tiền hơn. Song, trước khi điều đó xảy ra, Juliet Marine Systems cần tập trung cải thiện vận tốc tàu.
Cơ chế vận hành đặc biệt
Sự ra đời của tàu Con ma đã đánh dấu một bước đột phá trong lĩnh vực thiết kế tàu hải quân. Chưa con tàu nào với hình dạng giống nó hoặc có cơ chế hoạt động tương tự từng xuất hiện trước đây. Thân tàu trông như một viên kim cương gắn trên hai động cơ giống ngư lôi, được nhà sản xuất gọi là "cánh ống".
Các bộ phận cấu thành kết hợp với nhau sẽ kéo tàu phóng trên mặt nước chứ không phải đẩy tàu từ phía sau bằng chân vịt. Đặc điểm trên khiến tàu khó bị radar phát hiện hơn, và cái tên Con ma cũng xuất phát từ đây.
Tàu vận hành dựa trên nguyên tắc vật lý siêu khoang (supercavitation), vốn là một yếu tố trong thiết kế ngư lôi từ Thế chiến II. Siêu khoang nhằm chỉ đến việc tạo ra bong bóng khí trong nước. Các bong bóng này sẽ làm giảm lực ma sát khi ngư lôi được phóng đi dưới lòng biển.
"Chúng tôi có một hệ thống hút không khí xuống qua thân tàu, qua hai thanh đỡ đến cánh ống và đi tới đằng sau các chân vịt. Không khí thoát vào trong nước sẽ tạo ra một lớp khí ngăn cách thân tàu với mặt nước", ông Thomas Richards, cựu đô đốc hải quân Mỹ, hiện là phó chủ tịch kiêm giám đốc của Juliet Marine Systems, miêu tả. "Nhờ lớp không khí ấy, chúng tôi giảm được đáng kể lực cản khi thân tàu tiếp xúc mặt nước". Nói một cách ngắn gọn, tàu Con ma tạo ra các bong bóng khí và di chuyển trên chúng thay vì mặt nước.
Thân tàu có hình dạng cấu trúc kim cương gắn trên hai động cơ giống ngư lôi. Ảnh: CNN
Khái niệm siêu khoang từng gây ồn ào vào năm 2014 khi Trung Quốc tuyên bố nghiên cứu chế tạo tàu ngầm siêu thanh có thể chạy với tốc độ 9.800 km/h bằng cách áp dụng hiện tượng vật lý này. Nếu thành hiện thực thì chiếc tàu ngầm đó sẽ chỉ mất khoảng 100 phút để đi từ Thượng Hải đến San Francisco.
Giới quan sát công nghệ quân sự phương Tây khi đó cho biết họ thấy buồn cười trước tuyên bố của Bắc Kinh. "Dù Trung Quốc nói gì đi nữa, 'một ngày nào đó' trong lĩnh vực phát triển tàu ngầm không phải là một ngày sắp đến", bình luận viên Jeffrey Kluger từ tạp chí Time nhận xét.
Siêu khoang có thể giúp ngư lôi phóng đi với vận tốc 370 km/h hoặc thậm chí lên đến 426 km/h. Đây là tốc độ kỷ lục của ngư lôi siêu khoang Shkval Nga. Tuy nhiên, vận tốc trên chỉ duy trì trong vài km đầu tiên khi ngư lôi vừa được khai hỏa.
Dù đạt khả năng tàng hình cao, tốc độ lại đang là điểm bất lợi của Con ma. Con tàu tấn công với thiết kế bắt mắt này không thể chạy nhanh hơn các tàu cao tốc của hải quân Mỹ hiện nay.
Theo Richards, Con ma có thể chạy với vận tốc 55,5 km/h và tốc độ này mới chỉ tiêu tốn 50% mã lực của tàu. Công ty Juliet Marine Systems kỳ vọng sẽ nâng tốc độ tàu lên ít nhất 74 km/h hay thậm chí là 83 km/h để phục vụ các sứ mệnh quan trọng. Công ty cũng đang nghiên cứu động cơ và thiết kế chân vịt mới.
Nhược điểm thứ hai của Con ma nằm ở giá thành. Với giá 10 triệu USD mỗi chiếc, theo Richards, tàu Con ma đắt hơn nhiều so với tàu tuần tra cao tốc Mark V SOC giá 3,7 triệu USD mà Bộ Tư lệnh Tác chiến Đặc biệt của hải quân Mỹ đang sử dụng. Con ma cũng đắt hơn cả các xuồng cao tốc RIB mà hải quân Mỹ thường dùng để đưa đặc nhiệm SEAL vào những khu vực nguy hiểm.
Hồng Vân
Theo VNE
Đặc nhiệm Mỹ nhận huy chương cao nhất vì chắn đạn cho con tin Tổng thống Barack Obama hôm qua trao tặng huy chương cao quý nhất cho lính đặc nhiệm hải quân Edward Byers, người đã dùng thân mình làm lá chắn cho một con tin Mỹ trong chiến dịch giải cứu ở Afghanistan. Tổng thống Obama trao tặng huy chương danh dự cho Edward Byers tại Nhà Trắng. Ảnh: Reuters Byers, 36 tuổi, là thành...