Chiến thuật tên lửa và drone của Iran làm rúng động Trung Đông
Vụ tấn công vừa qua của nhóm phiến quân Houthi nhắm vào các nhà máy dầu Saudi Arabia cho thấy mối đe dọa ngày một lớn tại khu vực Trung Đông từ những vũ khí do Iran chế tạo.
Giới chức Mỹ cho rằng cả tên lửa hành trình và máy bay không người lái ( drone) đều được sử dụng trong vụ không kích hai nhà máy dầu Saudi Arabia ngày 14/9. Vụ việc gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành dầu khí nước này và thị trường toàn cầu.
Nhóm phiến quân Houthi đã lên tiếng nhận trách nhiệm cho vụ tấn công. Trong khi đó, Mỹ nghi ngờ tên lửa và máy bay không người lái được phóng từ lãnh thổ Iran. Bộ Ngoại giao Saudi Arabia nói điều tra sơ bộ cho thấy các vũ khí do Iran chế tạo nhưng chưa thể kết luận chính xác điểm xuất phát của vụ tấn công.
Xác máy bay không người lái mẫu UAV-X của phiến quân Houthi được phát hiện tại Yemen. Ảnh: AP.
Tấn công mà không cần tham chiến
Chiến lược quốc phòng của Iran bao gồm nhiều chương trình tên lửa và máy bay không người lái tối tân. Nhiều công nghệ và vũ khí này đã được chính quyền Tehran cho phép chuyển giao sang các lực lượng đối tác trong khu vực, trong đó có nhóm phiến quân Houthi.
Iran sử dụng kho vũ khí này vừa để răn đe các đối thủ đồng thời hỗ trợ các lực lượng thân cận trong khu vực. Các lực lượng này cũng có thể thay mặt Iran thực hiện những chiến dịch khi cần thiết. Nói cách khác, chính phủ Iran có thể phát động một cuộc tấn công mà không cần trực tiếp tham chiến.
“Chương trình tên lửa và máy bay không người lái của Iran có cùng một lôgic chiến lược: Chúng cho phép Iran giữ khoảng cách, đảm bảo an toàn cho lãnh thổ và không kích những mục tiêu nằm xa nước này”, Behnam Ben Taleblu, nghiên cứu viên cấp cao tại tổ chức Quỹ Phòng vệ Các nền dân chủ, nhận định.
“Máy bay không người lái, tên lửa và rocket đều nằm trong chiến lược an ninh bất cân xứng (lấy ít đánh nhiều) của Iran và có chi phí sản xuất khá thấp”, ông Taleblu đánh giá.
Theo nghiên cứu của Viện Brooking, Iran thời gian qua đã trở thành “nước xuất khẩu đáng gờm về tên lửa, năng lực sản xuất tên lửa và công nghệ tên lửa”. Trong danh sách những vũ khí mà nước này chuyển giao cho đối tác còn có mẫu tên lửa hành trình tầm xa có thể đã được dùng trong đợt không kích ngày 14/9 nhắm vào Saudi Arabia.
Mức độ tinh vi của vụ tấn công nhà máy dầu Saudi Arabia, khiến nước này thiệt hại hơn 50% năng lực sản xuất dầu, đánh dấu một bước ngoặt lớn trong chiến thuật hoạt động của nhóm phiến quân Houthi, lực lượng quân sự Iran hoặc các nhóm vũ trang mà nước này chống lưng.
“Nếu chứng minh được những tên lửa hành trình được bắn từ lãnh thổ Iran, vụ không kích sẽ đánh dấu một bước leo thang mới của xung đột và cho thấy Iran đủ tự tin để không sợ đáp trả tương xứng từ Saudi Arabia hay Mỹ”, ông Taleblu nhận định rằng Iran có thể đã ưu tiên phương án bắn tên lửa từ bên ngoài lãnh thổ quốc gia.
Những thiệt hại tại nhà máy dầu Abqaiq cho thấy đây là một vụ không kích bằng vũ khí có độ chính xác cao. Ảnh: AP.
Saudi Arabia không kịp trở tay
Video đang HOT
Chính phủ Mỹ nhận định lực lượng phiến quân Houthi cũng có đóng góp trong vụ không kích hai nhà máy dầu Abqaiq và Khurais ở phía đông Saudi Arabia. Có khoảng 17-19 vũ khí đánh trúng mục tiêu cách biên giới Yemen hơn 800 km.
Lưới phòng không của Saudi Arabia đã không thể phát hiện được các tên lửa hành trình và máy bay không người lái xâm nhập lãnh thổ nước này. Điều đó càng cho thấy rõ mức độ dễ tổn thương của Saudi Arabia trong chiến tranh bất cân xứng.
Một nhà thầu quốc phòng làm việc với Lầu Năm Góc trong lĩnh vực máy bay không người lái nói ông khá bất ngờ khi chính quyền Riyadh bị tấn công mà không kịp trở tay. “Đáng lẽ họ phải dự tính trước được điều này”, ông nhận định.
Theo ủy ban cố vấn của Liên Hợp Quốc về vấn đề Yemen, lực lượng Houthi từng sử dụng chiến thuật máy bay không người lái đánh bom cảm tử, tương tự các thiết kế của Iran. Báo cáo của ủy ban này nhấn mạnh phiến quân Houthi đã tiếp cận được các thiết bị quan trọng như động cơ, hệ thống định hướng từ nước ngoài để có thể tự lắp ráp và triển khai những máy bay “kamikaze” của riêng mình.
Justin Bronk, chuyên gia tại một viện nghiên cứu tại London, đánh giá việc kết hợp máy bay không người lái và tên lửa hành trình có thể “gây bối rối và áp đảo các hệ thống phòng không”. Lực lượng phiến quân Houthi nhiều khả năng đã tận dụng lợi thế này để khắc chế lưới phòng không của Saudi Arabia.
Theo nhà phân tích Markus Mueller, làm việc cho Tập đoàn Quốc phòng và An ninh Fraunhofer của Đức, các hệ thống radar có thể phát hiện được máy bay không người lái trong nhiều điều kiện, từ địa hình bằng phẳng đến ngoại ô thành phố hay vùng đồi núi. Thách thức lớn nhất là làm sao lực lượng an ninh kịp thời phản ứng một khi phát hiện máy bay không người lái và bảo vệ các cơ sở hạ tầng then chốt.
Nhà máy dầu và khí đốt Abqaiq được xem là “trái tim” của ngành công nghiệp dầu mỏ Saudi Arabia và là cơ sở sản xuất dầu lớn nhất thế giới. Ảnh: Aramco.
Mối đe dọa từ tên lửa hành trình
Một điểm yếu khác trong lưới phòng không của Saudi Arabia là khả năng đối phó với tên lửa hành trình tầm xa. Những vũ khí này bay ở độ cao thấp và khó phát hiện hơn. Chúng có thể được trang bị thiết bị dẫn đường và có khả năng gây nên thiệt hại đáng kể một khi nhắm đến những mục tiêu được xác định cụ thể.
Chương trình vũ khí của Iran đã thiết kế lại tên lửa hành trình mặt đất Kh-55 của Liên Xô. Theo giới phân tích, nước này còn sử dụng lại công nghệ tên lửa chống hạm của Trung Quốc để tăng cường năng lực tên lửa cho mình và những nhóm vũ trang đồng minh. Trong chiến tranh Lebanon năm 2006, lực lượng Hezbollah được Iran chống lưng đã sử dụng tên lửa chống hạm C-802 do Trung Quốc sản xuất để tiêu diệt một tàu chiến Israel.
Trong báo cáo Đánh giá Đe dọa Toàn cầu 2018, Văn phòng Giám đốc Tình báo Mỹ tiết lộ phiến quân Houthi từng âm mưu tấn công một nhà máy điện hạt nhân đang thi công của Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) bằng tên lửa hành trình.
“Những tên lửa này khó bị phát hiện và đối phó hơn máy bay không người lái. Chúng có thể đạt độ chính xác rất cao nếu như người điều khiển hiểu rõ cách vận hành”, Rawan Shaif, một điều tra viên của trang tình báo nguồn mở Bellingcat, nhận định.
Shaif nói vụ không kích hai nhà máy Abqaiq và Khurais rõ ràng là kiểu tấn công sử dụng vũ khí có độ chính xác cao. “Chiến dịch đã diễn ra vô cùng chính xác nếu như họ cố tình nhắm đến những cơ sở hạ tầng cụ thể tại các nhà máy”, cô đánh giá.
Theo Henry Rome, một nhà phân tích của hãng cố vấn rủi ro chính trị Eurasia Group, trong trường hợp Iran thật sự là bên chủ mưu vụ không kích, chiến lược của họ có lẽ là “tạo đòn bẩy cho những đàm phán sau này với Washington”. Ông cho rằng chính quyền Tehran muốn buộc chính phủ của Tổng thống Trump ngừng ngay lập tức những lệnh cấm vận. Vụ không kích sẽ khiến những nước khác lo ngại về tình hình và lên tiếng thay cho Iran.
Hành động tấn công những cơ sở sản xuất dầu sẽ “thách thức các giới hạn” trong đối đầu Mỹ – Trung. Tuy nhiên, Rome nhận định vẫn còn quá sớm để kết luận mọi thứ đã vượt khỏi vành đai an toàn.
Các cơ sở dầu mỏ lớn của Saudi Arabia bị máy bay drone tấn công
Máy bay không người lái đã tấn công cơ sở dầu mỏ lớn nhất thế giới ở Saudi Arabia. Lượng khói dày đặc bốc lên từ nhà máy lọc dầu Aramco ở Abqaiq.
Theo Zing.vn
Giá tăng nhưng bất ổn thị trường dầu sẽ không kéo dài sau vụ Saudi
Vụ tấn công hai cơ sở dầu mỏ trọng yếu của Saudi Arabia có thể gây gián đoạn nhiều ngày và đẩy giá dầu lên cao. Nhưng các chuyên gia nói sẽ khó có một cú sốc giá dầu toàn cầu.
Tổng thống Trump cho biết có thể dùng lượng dầu từ kho dự trữ khẩn cấp. Giá dầu được dự báo sẽ tăng lên vì các cuộc tấn công bằng drone đã nhắm vào những cơ sở dầu mỏ quan trọng nhất của Saudi Arabia.
Hai mục tiêu bị tấn công ngày 14/9 bao gồm mỏ dầu lớn thứ hai Saudi Arabia ở Khurais, sản lượng 1,5 triệu thùng/ngày, và cơ sở chế biến dầu lớn nhất thế giới ở Abqaiq, có công suất 7 triệu thùng/ngày.
Sản lượng dầu của Saudi Arabia có thể mất đi hơn một nửa, tức 5,7 triệu thùng/ngày, khoảng 5% tổng sản lượng dầu toàn thế giới, theo thông cáo của Công ty Dầu Saudi Arabia (Aramco).
Ảnh vệ tinh khu vực bãi dầu Khurais ở Buqyaq, Saudi Arabia, hồi tháng 1. Vị trí ô trắng là khu vực bị tấn công hôm 14/9. Ảnh: AP.
Tuy nhiên, theo New York Times, cuộc tấn công xảy ra vào thời điểm mà có nhiều yếu tố sẽ giảm nhẹ tình huống thiếu hụt dầu.
Trong đó, lượng dầu dự trữ toàn cầu đang cao hơn bình thường, một số nước sản xuất dầu đang có nhiều công suất dự phòng, và các cơ sở dầu ở Mỹ năm nay không chịu quá nhiều thiệt hại bởi mùa mưa bão. Kinh tế toàn cầu cũng đang chững lại khiến nhu cầu năng lượng không quá nóng.
Khó có cú sốc về giá dầu?
"Chúng tôi không dự đoán tình trạng gián đoạn ngay lập tức về buôn bán dầu trên thế giới, vì nhiều nước, bao gồm Mỹ có nhiều dầu thô dự trữ", Manish Raj, Giám đốc tài chính của Velandera Energy Partners, công ty thăm dò và sản xuất dầu ở bang Louisiana, Mỹ, nói.
"Saudi có đủ dầu dự trữ để hoàn thành các đơn hàng xuất khẩu trong 60 ngày tới. Vì vậy, chúng tôi không cho rằng sẽ có sự mất cân bằng cung cầu trong tương lai gần".
Điều bất trắc chủ yếu hiện nay là sẽ mất bao lâu để phía Saudi Arabia sửa chữa nhà máy Abqaiq. Sau khi lửa được dập tắt hoàn toàn, Saudi Arabia vẫn sẽ chưa thể biết sẽ mất bao lâu, vì đây là cơ sở rộng lớn và có những thiết bị phức tạp, cần nhiều ngày thử nghiệm.
Nếu hư hại được sửa nhanh, giá dầu có thể tăng mức khiêm tốn là 2-3 USD/thùng. Như vậy giá dầu thô Brent, vốn được dùng làm thước đo cho buôn bán toàn cầu, vẫn ở dưới mức 65 USD/thùng, khá thấp so với mức giá từ trước đến nay, theo ước tính của Eurasia Group, công ty tư vấn rủi ro.
Nếu hư hại kéo dài hơn, gây ra gián đoạn nguồn cung, giá dầu có thể tăng 10 USD/thùng, và như vậy vẫn thấp hơn vài USD so với mức giá năm ngoái, cũng theo Eurasia Group.
Nhưng các nhà phân tích khác không quá lạc quan.
"Vấn đề nằm ở chỗ vụ tấn công này thuộc loại đáng kể... cho thấy một trong những công ty dầu lớn nhất khu vực đang gặp khó khăn trong việc tự bảo vệ trước mối đe dọa kiểu mới", Bill Farren-Price, Giám đốc tại RS Energy Group, một công ty nghiên cứu thị trường, nói với New York Times. "Đây sẽ là lo ngại dai dẳng".
"Sản lượng xuất khẩu sẽ bị ảnh hưởng", Clay Seigle, nhà phân tích ở Genscape, công ty nghiên cứu thị trường, viết cho New York Times. "Lượng dầu dự phòng sẽ giảm, giảm khả năng chống chọi với các sự kiện làm gián đoạn nguồn cung khác".
Cơ sở dầu của Petrobras, công ty dầu quốc doanh của Brazil. Ảnh: Reuters.
Dự trữ dầu thô dồi dào
Hơn một thập kỷ trước, vụ tấn công như vậy sẽ làm giá dầu tăng vọt. Nhưng đó là trước khi sản lượng dầu của Mỹ tăng lên nhờ cơn sốt khai thác dầu mỏ đá phiến. Mỹ bây giờ sản xuất gần 12,1 triệu thùng/ ngày, tăng gấp đôi so với năm 2012, và hơn 1,4 triệu thùng so với trước đó một năm.
Nhập khẩu dầu của Mỹ từ Saudi Arabia giảm một nửa so với 2017, chỉ còn 630.000 thùng/ngày.
Đồng thời, một số đường ống dẫn ra vịnh Mexico cũng sắp được hoàn tất, và điều này có thể đẩy mạnh xuất khẩu trong vòng 6-10 tháng tới.
Các nước xuất khẩu dầu khác cũng đang tăng sản lượng, như Na Uy và Brazil, trong khi Iraq, Nigeria và Nga đang sản xuất tổng cộng 650.000 thùng dầu/ngày vượt trên mức đã thống nhất với các đối tác từ Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC).
Mỹ và các nước phát triển có đủ dầu dự trữ để đáp ứng hai tháng tiêu thụ, với 3 tỷ thùng trong kho, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế. Con số này đã tăng 50 triệu thùng so với một năm trước, bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ ngăn cản khả năng xuất khẩu của Iran và Venezuela.
Con số dự trữ nói trên của các nước phát triển ở mức cao nhất kể từ tháng 9/2017.
"Trước mắt, thị trường có nguồn dự trữ dồi dào", Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho biết trong một thông cáo ngày 14/9, và nói đang "theo dõi" tình hình ở Saudi Arabia.
Dự trữ của Saudi Arabia sẽ kéo dài khoảng 27 ngày, theo S&P Global Platts, công ty chuyên cung cấp thông tin về năng lượng. Nguồn dự trữ này không chỉ nằm bên trong vương quốc, mà còn được đặt ở Ai Cập, Nhật Bản và Hà Lan để đề phòng rủi ro.
Cho đến trước khi vụ tấn công xảy ra, OPEC lo ngại về việc thừa nguồn cung hơn là khan hiếm. Mới ngày 12/9, các quan chức OPEC, Nga và các nước sản xuất dầu khác gặp nhau ở Abu Dhabi và có ý định kêu gọi các nước tiếp tục giữ sản lượng ở mức thấp như trong suốt ba năm nay, nhằm tăng giá và tránh để thị trường tràn ngập dầu mỏ giá rẻ.
Riêng Mỹ có 713 triệu thùng dầu trong kho dự trữ chiến lược, và chính quyền đã cho biết sẽ dùng dầu dự trữ nếu cần thiết. Những tuyên bố này sẽ có tác động tâm lý mạnh mẽ đến thị trường dầu thô, theo New York Times.
Các quan chức OPEC, Nga và các nước sản xuất dầu khác gặp nhau ở Abu Dhabi. Họ lo ngại về thừa nguồn cung, kêu gọi giữ sản lượng thấp để tăng giá. Ảnh: Getty Images.
Theo Zing.vn
Iran, Hezbollah thách thức Israel về công nghệ drone cho chiến tranh Israel từng là số 1 thế giới trong công nghệ máy bay không người lái (drone), nhưng thế thống trị đó đang bị Iran và "cánh tay nối dài" Hezbollah ở Lebanon thách thức. Hàng loạt diễn biến tuần qua cho thấy nhiều chuyển biến trong bức tranh vũ trang ở Trung Đông, theo AFP. Ngày 24/8, Israel tấn công phủ đầu điều...