Chiến thuật gây sức ép
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan một lần nữa tạo sức ép lên Liên minh Châu Âu (EU) khi tuyên bố sẽ để cho người tị nạn tràn vào lục địa già nếu như EU không hỗ trợ Ankara giải quyết vấn đề tị nạn.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan
Trong một thỏa thuận được ký kết vào năm 2016, EU cam kết gói hỗ trợ 6 tỷ Euro để giúp Thổ Nhĩ Kỳ giải quyết vấn đề người tị nạn trốn chạy cuộc chiến ở Syria sang nước này. Tuy nhiên, theo ông Erdogan đến nay, EU mới rót 1,4 tỷ Euro, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ đã phải chi đến 35 tỷ USD để giải quyết các vấn đề liên quan đến khoảng 4 triệu người tị nạn Syria.
Một khi Thổ Nhĩ Kỳ mở cửa biên giới, hàng triệu người tị nạn này sẽ đổ sang Châu Âu và đó sẽ là “thãm họa” đối với lục địa già, vốn đã và đang rất đau đầu giải quyết vấn đề nhập cư trái phép. EU hiểu rõ nguy cơ này và Ankara cũng vậy. Vì thế, Thổ Nhĩ Kỳ mới sử dụng quân bài người tị nạn để gây sức ép lên EU.
Đây không phải là một cảnh báo ngẫu nhiên, nhất là khi Tổng thống Erdogan muốn Mỹ và Châu Âu nhượng bộ trong vấn đề Syria. Tổng thống Erdogan khẳng định quyết tâm thành lập một khu vực an toàn của người Hồi giáo ở phía Đông Bắc Syria cùng với Mỹ vào cuối tháng 9 này và cảnh báo Ankara sẵn sàng hành động nếu yêu cầu này không được chấp thuận. Cụ thể Thổ Nhĩ Kỳ sẽ mở cuộc tấn công vào lực lượng tay súng người Kurd ở Syria ở phía Đông sông Eupharates. Vì thế, có thể Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng quân bài người tị nạn Syria để mặc cả với EU, và gây áp lực để khối này hối thúc Mỹ thực hiện cam kết thành lập vùng an toàn ở biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ.
Video đang HOT
Quốc Trung
Theo baodongnai
Thổ Nhĩ Kỳ dọa mở cửa biên giới cho người tị nạn vào châu Âu
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đe dọa nếu nước này không nhận được sự hỗ trợ từ Mỹ và EU, người nhập cư sẽ tràn vào châu Âu.
Hãng thông tấn DW đưa tin Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan hôm 5-9 tuyên bố nước này sẽ mở lại một tuyến đường cho người tị nạn từ Syria tràn vào châu Âu nếu không nhận được thêm hỗ trợ cho kế hoạch tái định cư tập trung ở phía bắc Syria từ Mỹ và Liên minh châu Âu (EU).
Ông Erdogan đã kêu gọi Mỹ hành động nhiều hơn nữa để thiết lập một khu vực được gọi là vùng an toàn ở phía đông bắc Syria. Tại đây Washington đang có sự hiện diện quân sự để hỗ trợ lực lượng của người Kurd lãnh đạo chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).
"Điều này phải xảy ra hoặc nếu không chúng tôi sẽ phải mở cổng" - ông Erdogan nói - "Hoặc là bạn sẽ cung cấp sự hỗ trợ, hoặc sẽ phải thứ lỗi cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ không gánh trọng trách này một mình. Chúng tôi không nhận được sự giúp đỡ từ cộng đồng quốc tế, cụ thể là EU".
Hàng chục ngàn người tị nạn cố gắng thực hiện hành trình đầy nguy hiểm trên Địa Trung Hải trên những chiếc thuyền quá tải. Ảnh: DW
"Hãy cho chúng tôi sự hỗ trợ về hậu cần và chúng tôi có thể xây dựng nhà sâu trong biên giới 30 km ở phía bắc Syria. Bằng cách này, chúng tôi có thể cung cấp cho họ các điều kiện sống một cách nhân đạo" - ông nói thêm.
Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cho biết họ dự định sẽ giải quyết tới một triệu người tị nạn ở miền bắc Syria. Nhưng các nhà phê bình nói rằng những người tị nạn nên được tái định cư ở quê nhà của họ.
"Việc giải quyết định cư cho hàng trăm ngàn người Syria đến từ khu vực khác ở đây sẽ là một việc không thể chấp nhận được" - ông Badran Jia Kurd, một quan chức Syria nói, đề cập đến khu vực đông bắc Syria.
Thổ Nhĩ Kỳ là nơi tiếp đón khoảng 3,6 triệu người tị nạn Syria. Quốc gia này cũng đang kiểm soát các vùng của miền bắc Syria, nơi họ nói rằng 350.000 người Syria đã quay lại.
Thổ Nhĩ Kỳ coi các máy bay chiến đấu của người Kurd ở Syria gần biên giới của mình là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia. Đầu năm nay, ông Erdogan đã đe dọa xâm nhập thêm vào khu vực do người Kurd quản lý nếu Mỹ không thực hiện các bước chủ động để thiết lập vùng an toàn.
"Điều này có vẻ như là một nỗ lực để gây áp lực buộc Mỹ nhượng bộ trong vùng an toàn. Một số người tị nạn sau đó có thể được tái định cư cho mục đích xoa dịu người dân" - ông Nicholas Danforth, một thành viên trao đổi tại Quỹ Marshall của Đức, cho biết.
Năm 2016, EU đã thực hiện một thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ nhằm đóng cửa cái gọi là con đường Balkan. Đây từng được coi là con đường chính của hàng trăm ngàn người tị nạn chạy trốn chiến tranh ở Syria.
Để đổi lấy việc ngăn chặn người di cư sang Hy Lạp, EU đã cung cấp cho Thổ Nhĩ Kỳ 6 tỉ euro (6,6 tỉ USD) và cơ hội đẩy nhanh các cuộc đàm phán gia nhập EU. "Cho đến nay, EU đã cung cấp 5,6 tỉ euro trong số 6 tỉ euro đã được thỏa thuận" - phát ngôn viên cơ quan di cư EU Natasha Bertraud nói.
Hơn một triệu người di cư đã vào EU năm 2015. Nhiều người trong số họ là những người tị nạn chạy trốn chiến tranh và nghèo đói cùng cực ở Trung Đông, châu Á và châu Phi. Năm đó, gần 900.000 người tị nạn vào Đức để tìm nơi ẩn náu.
QUỲNH NHƯ
Theo PLO
Rộ tin phương tiện quân sự Thổ Nhĩ Kỳ "rầm rập" tiến vào Syria Theo báo cáo của truyền thông, các phương tiện quân sự vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ đã vượt qua biên giới phía đông bắc Syria vào hôm nay (8/9), bắt đầu kế hoạch tuần tra chung Mỹ - Thổ. Tuy nhiên, theo Reuters, cả Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ đều chưa lên tiếng xác minh thông tin nói trên. Theo truyền thông địa...