Chiến thuật đột kích tàu địch của đặc nhiệm SEAL Mỹ
Để có thể kịp thời khống chế, kiểm soát những chiếc tàu biển bị cướp hoặc không tuân thủ mệnh lệnh, đặc nhiệm SEAL Mỹ thực hành quy trình đổ bộ, bắt giữ và lục soát tàu biển.
Nhiệm vụ đổ bộ, bắt giữ và lục soát tàu biển (VBSS) được lên kế hoạch tại trung tâm tình báo trên tàu sân bay của Mỹ. Ngoài các thành viên đặc nhiệm SEAL, thành phần tham gia lên kế hoạch còn có nhân viên chủ chốt của tàu sân bay, các phi công trực thăng HH-60, các phi công lái chiến đấu cơ Super Hornet cảnh giới và chi viện hỏa lực.
Các tiêm kích hạm F/A-18 Super Hornet được trang bị bom dẫn đường chính xác và pháo gắn ở mũi sẽ xuất kích đầu tiên để tuần tra cảnh giới trên cao nhưng vẫn đảm bảo tính bí mật của chiến dịch.
Các trực thăng HH-60 Seahawk sau đó chở đội đặc nhiệm SEAL tiếp cận mục tiêu.
Thông thường hai chiếc trực thăng HH-60 sẽ được sử dụng cho nhiệm vụ đột kích và bắt giữ tàu biển với quy mô vừa. Các trực thăng này sẽ bay tầm thấp và tiếp cận tàu mục tiêu.
Vài giây sau, các trực thăng bay lơ lửng phía đuôi tàu địch.
Video đang HOT
Trực thăng HH-60 nhanh chóng thả dây để đặc nhiệm SEAL đổ bộ lên tàu địch.
Sau khi đổ bộ lên khoang, các đặc nhiệm SEAL cơ động nhanh nhất có thể đến vị trí chỉ huy, kiểm soát của con tàu.
Ở địa hình trống trải, lực lượng đặc nhiệm sẽ tăng cường tấn công vào các điểm kiểm soát, thường là cầu tàu.
Chiến thuật tối ưu là phải đảm bảo yếu tố bất ngờ để tiếp cận cầu tàu mà không bị phát hiện, giúp đặc nhiệm SEAL dễ dàng khống chế địch tại đây. Nếu bị lộ, đặc nhiệm SEAL sẽ phải chiến đấu bằng các vũ khí được trang bị như súng trường M-4, súng lục 9 mm, lựu đạn và dao.
Trong trường hợp đội đổ bộ lên tàu đánh mất lợi thế bất ngờ và bị đối phương chống trả, lực lượng cảnh giới trên các trực thăng H-60 sẽ tham chiến.
Họ có thể sử dụng súng máy để tiêu diệt mục tiêu ẩn nấp mà đặc nhiệm SEAL không phát hiện ra trong quá trình tiếp cận cầu tàu.
Sau khi loại bỏ được các mối đe dọa, đặc nhiệm SEAL có thể lục soát tàu để kiểm tra hàng cấm, hàng lậu và các mối đe dọa tiềm tàng.
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ được giao, các đặc nhiệm SEAL sẽ tập hợp tại cầu tầu để trao đổi ngắn gọn về nhiệm vụ và gọi trực thăng đến đón trở lại tàu sân bay.
Duy Sơn
Theo National Interest
Chương trình huấn luyện đoạt mạng đặc nhiệm SEAL Mỹ
Để trở thành một đặc nhiệm SEAL chính quy, các học viên phải trải qua chương trình huấn luyện đầy gian nan, thậm chí phải trả giá bằng mạng sống.
Các thành viên thuộc đội đặc nhiệm SEAL của hải quân Mỹ. Ảnh: AFP
Lính hải quân James Derek Lovelace, 21 tuổi, đã chết đuối khi tham gia khóa huấn luyện của lực lượng Thủy Bộ Không Phối hợp (SEAL) ở bang California hồi tháng 5. Cơ quan điều tra kết luận cái chết của Lovelace phần nào do chính huấn luyện viên gây ra. Theo nhân viên pháp y, Lovelace đã cố gắng ngoi lên mặt nước khi thực hiện bài tập lặn, nhưng bị huấn luyện viên nhấn chìm ít nhất hai lần.
Huấn luyện viên gây ra cái chết trong tuần huấn luyện đầu tiên của Lovelace, một đặc nhiệm hải quân SEAL đầy hoài bão, bị cáo buộc có hành vi giết người. Vụ việc làm dấy lên nhiều câu hỏi về tính khắc nghiệt cũng như độ nguy hiểm của các chương trình huấn luyện đặc vụ SEAL, theo AP.
Chương trình Hủy diệt Dưới nước (BUD) là một khóa huấn luyện kéo dài 6 tháng của lực lượng đặc nhiệm SEAL mà chỉ trung bình 25% học viên tham gia có thể hoàn thành.
Trước khi chính thức tham gia BUD, học viên phải trải qua một chương trình huấn luyện chuẩn bị và "làm quen" kéo dài 5 tuần. Tiếp sau khóa học này là ba giai đoạn huấn luyện đầy gian khổ.
Đầu tiên là rèn luyện thể lực. Đây là giai đoạn nặng nhọc nhất trong cả chương trình huấn luyện. Quá trình này kéo dài 8 tuần, bao gồm các hoạt động như bơi 3,2 km trên biển sử dụng chân vịt, chạy tính giờ 6,4 km bằng ủng, chịu đựng môi trường ẩm ướt, lạnh giá và vắt kiệt sức lực dưới nhiều hình thức. Bên cạnh đó, họ chỉ được phép ngủ 4 tiếng mỗi tối.
Đỉnh điểm trong giai đoạn một là "Tuần Địa ngục". Rất nhiều học viên đã phải từ bỏ vì không thể vượt qua quãng thời gian này.
"Những đau đớn và khó chịu về thể chất khiến không ít người phải bỏ cuộc", trang web của SEAL có đoạn. "Phương pháp huấn luyện kết hợp lạnh - ẩm gây hạ thân nhiệt sẽ đánh bại nhiều học viên. Các bài tập vắt sức và tình trạng thiếu ngủ sẽ giúp học viên hiểu rõ khả năng, động lực cũng như giới hạn của chính mình".
Tiếp sau là giai đoạn huấn luyện lặn kéo dài 8 tuần. Quá trình này chủ yếu tập trung hoàn thiện khả năng thao tác linh hoạt dưới nước và phối hợp tác chiến. Học viên sẽ thực hành các bài tập lặn nín thở, lặn dùng bình dưỡng khí, lặn quãng đường dài, bơi thực thi nhiệm vụ cùng hàng loạt kỹ năng lặn khác. Cường độ tập luyện sẽ tăng dần theo thời gian.
Giai đoạn cuối cùng là phiên bản nâng cao của chương trình huấn luyện quân sự cơ bản mà nhiều học viên phải trải qua.
"Các hoạt động huấn luyện chuyển từ kiểm tra khả năng phản ứng của học viên trong môi trường căng thẳng cao độ sang đảm bảo sự thuần thục của đặc nhiệm trong thực hiện các nhiệm vụ chiến lược", đoạn mô tả trên trang web của SEAL viết.
Các hoạt động trong giai đoạn cuối cùng này bao gồm nghiên cứu chất nổ, huấn luyện sử dụng vũ khí và ngắm bắn chính xác, học chiến thuật tác chiến đội hình nhỏ, kỹ thuật sử dụng dây thừng và tập hợp đội hình. Nếu hoàn thành, các học viên sẽ tốt nghiệp và có vinh dự phục vụ trong hàng ngũ lực lượng đặc nhiệm tinh nhuệ bậc nhất của hải quân Mỹ.
Người nhái đặc nhiệm SEAL huấn luyện đổ bộ bờ biển. Ảnh: Daily Beast
Trần Việt
Theo VNE
Chương trình huấn luyện khắc nghiệt đoạt mạng đặc nhiệm SEAL Mỹ Để trở thành một đặc nhiệm SEAL chính quy, các học viên phải trải qua chương trình huấn luyện đầy gian nan, thậm chí phải trả giá bằng mạng sống. Các thành viên thuộc đội đặc nhiệm SEAL của hải quân Mỹ. Ảnh: AFP Lính hải quân James Derek Lovelace, 21 tuổi, đã chết đuối khi tham gia khóa huấn luyện của lực...