Chiến thắng dịch ‘kép’ ở Đắk Lắk
Ngành y Đắk Lắk đã huy động tối đa cả về con người và trang thiết bị hiện có để chiến thắng dịch “kép” COVID-19 và bạch hầu.
Tuy nhiên, ngành này lại đang đối mặt với việc một số cơ sở hạ tầng và trang thiết bị chưa đáp ứng được nhu cầu phục vụ công tác khám chữa bệnh.
Đội ngũ cán bộ Y tế Đắk Lắk làm việc tại Bệnh viện lao và bệnh phổi
Hy sinh thầm lặng
“Có những lúc anh em đi làm cảm thấy đuối sức, nhưng vì sức khỏe cộng đồng chúng tôi cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao”.
Ông Nay Phi La
Khoa xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh thăm dò chức năng thuộc Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC, Sở Y tế Đắk Lắk ) chỉ có 3 nhân viên phụ trách đều là nữ giới. Đây cũng là đơn vị thực hiện tất cả những mẫu xét nghiệm liên quan đến bệnh tật suốt thời gian qua. Làm việc với chúng tôi, chị Trần Thị Nguyên Hằng (nhân viên) kể lại quãng thời gian chống dịch COVID-19.
“Khoảng cuối tháng 7 vừa qua, chúng tôi nhận mẫu và được giao xét nghiệm một người ghi nhiễm COVID-19 và có kết quả dương tính ngay sau đó. Để chắc chắn kết quả, chúng tôi tiếp tục gửi mẫu này đến Viện vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên và cũng cho kết quả xét nghiệm tương tự. Lúc này, khoảng hơn 1 giờ sáng, cả cơ quan ai cũng lo lắng”, chị Hằng nhớ lại.
Khám chữa bệnh bạch hầu cho người dân
Những ngày sau đó, Đắk Lắk tiếp tục ghi nhận có thêm 2 ca mới, nâng số bệnh nhân mắc COVID-19 lên con số 3. Đến khoảng giữa tháng 8 (năm 2020), hơn 10.000 người được cách ly để theo dõi tại nhà và các khu cách ly tập trung; UBND tỉnh Đắk Lắk có lệnh cách ly toàn TP Buôn Ma Thuột, trong đó có 4 khu phố bị phong tỏa. Những người cách ly tập trung đều phải lấy mẫu xét nghiệm, chờ sau 14 ngày mới được ra ngoài cộng đồng, nếu có kết quả âm tính. Đối với 3 ca bệnh COVID-19, ngành y tế đã chủ động đưa đi điều trị riêng tại Bệnh viện lao và bệnh phổi.
Video đang HOT
“Cả 3 chị em chúng tôi suốt thời gian chống dịch không về nhà, không tiếp xúc với người thân do hàng ngày chúng tôi phải tiếp xúc với nhiều mẫu xét nghiệm, trong đó có những mẫu dương tính với COVID-19. Kết thúc ngày làm việc, chúng tôi về một ngôi nhà riêng và sinh hoạt tự túc”, chị Hằng nói.
Bác sĩ Nay Phi La (áo ca rô) kiểm tra công tác phòng chống dịch COVID
Hiện nay, CDC Đắk Lắk đang sử dụng máy xét nghiệm chẩn đoán COVID-19 và các loại bệnh khác bằng công nghệ Realtime RT PCR, sản xuất năm 2008. Giai đoạn 1, cách ly xã hội (tháng 4/2020) theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, mỗi ngày CDC Đắk Lắk chỉ xét nghiệm 5 đến 10 mẫu. Đến giai đoạn 2 (tháng 7/2020), ghi nhận có 3 ca nhiễm COVID-19, số lượng người đi từ vùng dịch trở về tăng đột biến… máy xét nghiệm này bị quá tải.
“Máy này qua 10 năm sử dụng, tín hiệu đọc, block nhiệt… không đồng đều và không đáp ứng tiêu chí về các giải màu để đọc các tác nhân gây bệnh do tổ chức WHO và CDC quy định. Hiện nay, chúng tôi chưa có kĩ thuật xét nghiệm khẳng định, mà chỉ sàng lọc… Tất cả các mẫu xét nghiệm nếu có kết quả dương tính, chúng tôi phải gửi mẫu này lên Viện vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên dùng kĩ thuật xét nghiệm khẳng định. Lúc này, kết quả mới chính được công bố”, chị Hằng cho biết.
Bác sĩ Trịnh Quang Trí, Phó giám đốc CDC Đắk Lắk cho biết: Máy xét nghiệm bằng công nghệ Realtime RT PCR tại đơn vị, chưa đáp ứng được công việc khi dịch bệnh bùng phát. Ngoài ra, chúng tôi đang thiếu các máy tách chiết tự động, máy li tâm lạnh, hoặc các máy tăng công suất xét nghiệm… Dù dịch bệnh đã được kiểm soát, nhưng ngành y tế không chủ quan. Nếu chúng tôi được trang bị các thiết bị hiện đại này, phù hợp với thực tế… tất cả các loại bệnh dịch không còn là vấn đề đáng phải lo ngại.
Chống dịch “kép”
Cuối tháng 7 năm nay, Sở Y tế Đắk Lắk thông báo có ca dương tính với COVID-19 đầu tiên tại địa phương này. Lúc này, ghi nhận ở các huyện của tỉnh này có hơn 30 ca mắc bệnh bạch hầu. Ngay lập tức, Sở Y tế Đắk Lắk tham mưu cho UBND tỉnh các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh hiệu quả như khởi động các bệnh dã chiến, các khu cách ly trong doanh trại quân đội, công an… “Chúng tôi không chủ quan và luôn sẵn sàng với những tình huống xấu nhất xảy ra”, ông Nay Phi La, Giám đốc Sở Y tế Đắk Lắk nói.
Các bác sĩ xét nghiệm mẫu COVID-19 tại CDC Đắk Lắk
Tại khu vực vùng sâu, vùng xa và nơi có dịch bệnh lực lượng y tế phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức khoanh vùng, phong tỏa khu vực bệnh nhân sinh sống và triển khai phun thuốc khử trùng, điều tra dịch tễ, cho người dân tiếp xúc gần và trong khu vực có bệnh nhân uống thuốc kháng sinh dự phòng. Đồng thời triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin bạch hầu (vắc xin TD) cho người dân ở các xã trong vùng dịch và có nguy cơ cao và đang tiến hành tiêm mũi 2.
Đầu tháng 8, Đắk Lắk ghi nhận có thêm 2 ca mắc COVID-19. Để kiểm soát dịch bệnh không bùng phát và lây lan trong cộng đồng, bên cạnh việc tích cực trong công tác điều trị cách ly, chăm sóc cho bệnh nhân mắc COVID-19, ngành y tế còn đảm bảo đáp ứng điều kiện tốt nhất cho người dân tại khu cách ly tập trung, ra sức truy vết các trường hợp F1.
Tiếp tục việc giám sát các trường hợp đi, về từ vùng dịch, lấy mẫu xét nghiệm cho các trường hợp có yếu tố dịch tễ cho những người nguy cơ cao… Đặc biệt, bảo đảm tuyệt đối việc phòng, chống lây nhiễm chéo trong các cơ sở điều trị, thực hiện tốt công tác phòng hộ cho nhân viên y tế.
Với mục tiêu “chiến thắng dịch kép”, Sở Y tế Đắk Lắk còn kêu gọi tất cả nhân viên y tế trong và ngoài công lập (kể cả đội ngũ bác sĩ đã nghỉ hưu), giảng viên, sinh viên Y của các trường đại học chung tay cùng tham gia chống dịch. Có hơn 300 người là giảng viên, sinh viên của các trường Đại học Buôn Ma Thuột, Đại học Tây Nguyên, Cao đẳng Y tế Đắk Lắk đăng ký tham gia.
Thành lập 3.074 tổ phòng chống COVID019 tại các thôn buôn, khối phố. Đối với 3 ca nhiễm COVID-19, Sở Y tế đã chủ động đưa vào cách ly điều trị tại Bệnh viện lao và bệnh phổi. Quá trình điều trị, những bệnh nhân này đã được xuất viện.
Vẫn chưa thể dập tắt dứt điểm các ổ dịch bạch hầu ở Tây Nguyên
Toàn vùng Tây Nguyên hiện vẫn còn một số ổ dịch bạch hầu chưa được dập tắt triệt để. Các tỉnh trong vùng cần đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vaccine phòng bạch hầu cho người dân, ưu tiên bà con sống ở các huyện, thành phố đã xuất hiện ca mắc bệnh.
Qua đó, hướng đến mục tiêu từ đây đến cuối năm 2020, Tây Nguyên về cơ bản dập tắt được dịch bạch hầu, phủ sóng hệ miễn dịch cộng đồng...
Lực lượng y tế huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông tiêm vaccine phòng bạch hầu cho người dân. Ảnh: Bảo Trung
Còn ổ dịch trong khu dân cư
Mới đây, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Lâm Đồng cho biết, tỉnh vừa có một học sinh lớp 12 ở xã Đạ M'Rông (huyện Đam Rông) mắc bạch hầu. Lực lượng y tế địa phương đã nhanh chóng tiến hành điều tra dịch tễ, lên danh sách 11 người tiếp xúc gần gồm bố mẹ, hai em ruột của bệnh nhân và 7 nhân viên y tế trong khu vực. Đây là ca bệnh bạch hầu thứ hai ở Lâm Đồng.
Đầu tháng 9, Gia Lai cũng phát hiện thêm 3 ca nhiễm bạch hầu mới ở huyện Chư Păh. Sau khi lấy mẫu bệnh phẩm đi xét nghiệm, cả 3 bệnh nhân đều có kết quả dương tính với vi khuẩn bạch hầu. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Gia Lai đã phối hợp với công an, dân quân tự vệ huyện thành lập các chốt kiểm soát tại các ổ dịch.
Lực lượng chức năng tổ chức phun hoá chất khử khuẩn tại gia đình bệnh nhân và các hộ dân xung quanh, đồng thời tổ chức khám sàng lọc để cách ly, điều trị dự phòng những trường hợp tiếp xúc gần.
Riêng tại Đắk Lắk, ngành Y tế tỉnh này vẫn đang khá vất vả để dập tắt một số ổ dịch ở các khu vực vùng sâu vùng xa. Theo CDC Đắk Lắk, toàn tỉnh đã có đến 44 ca mắc bạch hầu phân bố ở khắp 15 xã thuộc 6 huyện, thành phố (1 ca ở TP.Buôn Ma Thuột). Các ổ dịch khó kiểm soát nhất tập trung chủ yếu ở các huyện M'Đrắk, Krông Bông. Đáng chú ý, sau khi lực lượng y tế TP.Buôn Ma Thuột ghi nhận ca mắc bạch hầu đầu tiên ở xã Cư Êbur, đã qua nhiều ngày chưa phát hiện người mắc mới.
Hiện, toàn vùng Tây Nguyên chỉ có 2 tỉnh Đắk Nông và Kon Tum về cơ bản đã kiểm soát được dịch bạch hầu. Ông Võ Văn Thanh - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Kon Tum - cho hay, tính từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh có 32 ổ dịch bạch hầu, hiện có 31 ổ dịch đã qua 14 ngày không xuất hiện ca bệnh bạch hầu mới.
Đây là tín hiệu đáng mừng và cho thấy, việc tiêm chủng vaccine đã tạo nên bước chuyển biến tích cực. Từ đầu năm 2020 đến nay, tỉnh Kon Tum có 48 trường hợp dương tính bạch hầu tại 5 huyện/thành phố, cao hơn tổng số ca dương tính trong giai đoạn 2016 đến 2019.
Đắk Nông là địa phương đầu tiên ở khu vực Tây Nguyên phát hiện các ca bệnh bạch hầu. Trong số 39 ca mắc bệnh, có 2 ca tử vong. Đến nay, ngành Y tế tỉnh này đã cơ bản kiểm soát được dịch bệnh, gần 1 tháng qua không phát sinh thêm ca mắc mới. Đắk Nông cũng dự kiến sẽ tiêm vaccine phòng bệnh bạch hầu cho hơn 660.000 người từ 2 tháng tuổi trở lên.
Cần đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine cho dân
Chính quyền các tỉnh Tây Nguyên đặt mục tiêu từ đây đến cuối năm phải nỗ lực dập tắt hoàn toàn dịch bạch hầu. Dù ngành Y tế các địa phương đã dập tắt được một loạt ổ dịch lớn nhưng rồi nguy cơ bà con mắc bệnh vẫn còn cao nhất là đối với những người lớn tuổi chưa được tiêm vaccine phòng bệnh trước đó, hệ miễn dịch kém.
Bên cạnh đó, đặc thù địa hình khu vực nhiều núi non, đường xá đi lại khó khăn cách trở nên ngành Y tế các tỉnh cần ưu tiên tiêm chủng trước cho người dân những "vùng lõm".
Sở Y tế Đắk Lắk đã nhận hơn 110.000 liều vaccine Td từ Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên để tiêm phòng cho người dân ở các xã xuất hiện ổ dịch. Ông Trịnh Quang Trí - Phó Giám đốc phụ trách (CDC) Đắk Lắk - nói rằng, tỉnh đang triển khai tiêm vaccine phòng bạch hầu trong toàn dân. Theo đó, lực lượng y tế ưu tiên tiêm chủng trước cho người dân ở các huyện Lắk, M'Đrắk, Krông Bông.
Kon Tum là tỉnh miền núi, đặc thù địa phương có tỉ lệ người dân tộc thiểu số lớn nên chính quyền và ngành Y tế đã truyền thông việc tiêm chủng bằng cách treo các pano áp phích bằng tiếng đồng bào để người dân dễ dàng tiếp cận thông tin. Trong quần thể cư dân, một bộ phận người lớn tuổi không có miễn dịch với bạch hầu nên vẫn có nguy cơ tiếp tục xuất hiện ca bệnh mới, ông Thanh bày tỏ.
Ông Viên Chinh Chiến - Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên - nhận định, trong kế hoạch tiêm chủng 10 triệu liều vaccine phòng bạch hầu của Bộ Y tế ở Tây Nguyên sẽ có 3 giai đoạn.
Ở giai đoạn 2 của chiến dịch, đơn vị sẽ triển khai trên 3 triệu liều cho các tỉnh triển khai tiêm chủng cho bà con ở những huyện, thành phố có ca bệnh.
Giai đoạn 3 sẽ cấp tiếp 6 triệu liều cho những đối tượng còn lại. Chỉ khi các tỉnh trong vùng hoàn tất chiến dịch tiêm chủng cho người dân, phủ sóng được miễn dịch cộng đồng, lúc đó, dịch bạch hầu mới được dập tắt gần như cơ bản.
Xử phạt hành chính người tiêm vaccine không rõ nguồn gốc. UBND TP.Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với bà V.T.C.H (sinh năm 1982, công tác tại Trung tâm Y tế huyện Cư Jút, Đắk Nông) 30 triệu đồng. Theo đó, bà H bị xử phạt do có 2 vi phạm là "Sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế tại cơ sở không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật" và "Không thực hiện đúng quy trình tiêm chủng an toàn theo quy định của pháp luật".
Trước đó, bà H đã tiêm tổng cộng cho 36 người dân sinh sống tại thôn 8 (xã Cư Êbur), thu tiền 90.000 đồng/người. Tại thời điểm làm việc với cơ quan chức năng, bà H không xuất trình được giấy phép, chứng chỉ hành nghề cũng như hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc số vaccine.
Tây Nguyên và cuộc chiến chống bệnh bạch hầu Trong nhiều tháng qua trên địa bàn Tây Nguyên đã xuất hiện nhiều ổ dịch bệnh bạch hầu làm hàng trăm người mắc bệnh, trong đó tử vong 3 người (2 người ở Đăk Nông và 1 người ở Gia Lai). Đây được coi là trung tâm của bệnh dịch bạch hầu của cả nước. Ảnh minh họa Để nhanh chóng dập dịch,...