Chiến sỹ Điện Biên nhớ bàn tay ấm áp của Đại tướng
“Đại tướng đưa tay về hướng tôi, tôi vội vàng đưa tay ra để nắm lấy bàn tay Đại tướng. Bàn tay Đại tướng mềm mại, ấm áp đến lạ thường. Tôi không nghĩ đây là bàn tay của một Đại tướng mà phải là bàn tay của một nhà giáo, một nghệ sĩ”.
Đó là cảm xúc không thể nào quên của một cựu chiến binh từng tham gia chiến dịch Điên Biên Phủ, dưới sự chỉ huy của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đã hơn 30 năm trôi qua, nhưng đối với cựu binh Đồng Minh Tuấn (78 tuổi, ở thành phố Thanh Hóa) vẫn còn nhớ như in và mỗi khi kể về kỷ niệm được bắt tay Đại tướng, cảm xúc trong ông lại dạt dào, bồi hồi, từng cử chỉ ngày mình may mắn được bắt tay Đại tướng.
Cựu binh Đồng Minh Tuấn xúc động khi nhớ lại kỉ niệm một lần được bắt tay Đại tướng.
Trong căn nhà nằm sâu nơi con hem nhỏ của thành phố Thanh Hóa, những ngày này trong lòng ông Tuấn chưa khi nào nguôi những kỷ niệm nhưng lần được gặp Đại tướng.
Sinh ra và lớn lên ở xã Vạn Thiện, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá. Ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, theo tiếng gọi của Tổ quốc, ông Tuấn đã “gác bút nghiên” lên đường nhập ngũ bảo vệ tổ quốc. Đúng một năm, sau ngày nhập ngũ, ông được lên Tây Bắc để tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Khi đó ông vừa tròn 18 tuổi. Đơn vị của ông là Sư đoàn 312, Trung đoàn 209. Mãi sau này, người cựu binh này mới biết rõ hơn về đơn vị của mình qua lời khen của Đại tướng: “Đây là đơn vị rất anh hùng, tham gia mở đầu chiến dịch Điện Biên Phủ và cũng kết thúc chiến dịch bằng chiến công bắt sống tướng Đờ – Cát”.
Ông Tuấn cho biết: “Khi còn trong quân ngũ thì nhiều lần tôi đã được gặp và nhìn thấy Đại tướng, nhưng đó chỉ là những lần nhìn từ xa, đó cũng là những lần tôi làm nhiệm vụ của người lính tham gia duyệt binh trong ngày chiến thắng Điện Biên Phủ rồi ngày giải phóng Thủ đô. Sự hiện diện của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong các dịp đó tôi chỉ được nhìn thoáng qua”.
Là một người lính dưới sự chỉ huy của Đại tướng, lúc này chiến sĩ Đồng Minh Tuấn luôn tâm niệm rằng: Đại tướng là một người cao siêu, uy phong, mãnh liệt và lớn lao lắm. Nhưng sau này, kể từ khi được gặp trực diện và may mắn được bắt tay Đại tướng, hình ảnh về Đại tướng Võ Nguyên Giáp mà ông từng suy nghĩ lâu nay không hoàn toàn như vậy.
Ông Tuấn cho biết: “Sau khi chiến thắng Điện Biên Phủ, miền Bắc hoàn toàn giải phóng. Năm 1961, tôi xin đơn vị được đi học tiếp để theo đuổi ước mơ Đại học của mình và được đơn vị đồng ý. Tôi đi học bổ túc Công Nông, rồi Đại học Ngoại thương. Những năm tháng này dù không còn trong quân ngũ nhưng những kỉ niệm của một thời bom đạn, khói lửa vẫn in hằn trong tôi. Kí ức về một Điện Biên Phủ không xa và đầy hào hùng cứ vẫn như ngày nào”.
Khi chuyển ngành, ông Tuấn về làm cán bộ ngành kinh doanh rồi ngành ngoại thương. Cho đến một ngày cuối năm 1978, Đại tướng Võ Nguyên Giáp lúc này đang là Phó Thủ tướng Chính phủ về Thanh Hóa tham gia hội thảo với 3 chương trình: “Đẩy mạnh sản xuất lương thực – thực phẩm, hàng tiêu dùng và xuất khẩu”. Trong cuộc hội thảo này, ông Tuấn cũng được mời góp một tham luận với chủ để: “Đẩy mạnh sản xuất – xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, giải quyết vấn đề mặc cho 1,5 triệu dân Thanh Hóa”.
Ông Tuấn nhớ lại: “Cả buổi thảo luận Đại tướng không hề ngồi mà cứ đứng rồi đi đi lại lại quanh hội trường. Khi nghe tham luận của ai đó phát biểu xong, Đại tướng lại hỏi người đó một vài câu. Đại tướng là người rất thẳng thắn. Tôi còn nhớ khi ông Nguyễn Hữu Phùng – Giám đốc công ty gia cầm Thanh Hóa lên đọc tham luận, trước khi phát biểu tham luận mở đầu bằng nhiều từ “kính thưa”, sau mỗi câu lại tiếp tục “kính thưa”. Lúc này, Đại tướng đến đứng sau vỗ vai và nói: Đồng chí nói thẳng vào vấn đề đi, đừng kính thưa nhiều!”.
Sau câu nói của Đại tướng, cả hội trường vỗ tay. Điều đó cũng làm cho ông Tuấn cứ ấn tượng mãi về những câu nói của Đại tướng, khi tới lượt mình đọc tham luận, ông cũng bỏ từ “kính thưa” luôn mà đi thẳng vào vấn đề. “Cũng chính từ lần này mà mãi về sau khi mỗi lần phát biểu trong các cuộc họp, hội nghị tôi không dùng từ kính thưa nhiều nữa mà đi thẳng vào vấn đề như Đại tướng đã nói”, ông Tuấn chia sẻ.
Video đang HOT
“Khi tôi vừa đọc xong đề án thì Đại tướng cũng tới đứng sau rồi vỗ nhẹ vai tôi. Lúc này tôi run lên lật bật, không nói nên lời. Đại tướng cất tiếng lên, giọng ông nhỏ nhẹ: đề án tốt lắm. Sau đó ông quay sang nói với lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa: Quan tâm tới đề án này, khi đó tôi mới hết run và lấy lại được bình tĩnh”, ông Tuấn kể tiếp.
Cũng hôm đó, sau một số tham luận thì hội thảo giải lao, ông Tuấn được gặp gỡ và bắt tay Đại tướng. Kỷ niệm đó ông Tuấn còn nhớ như in. Đưa tay gạt đi những giọt nước mắt đang rơi, ông Tuấn kể tiếp: “Đại tướng đi dạo cùng một số lãnh đạo tỉnh xung quanh Trung tâm hội nghị 25B. Lúc này tôi cũng đang đi dạo, khi ngẩng đầu lên thì thấy Đại tướng đang đi trước mặt mình. Tôi đứng nghiêm theo khẩu lệnh quân đội, tay giơ lên chào rồi nói: Kính chào Đại tướng! Tôi là sĩ quan từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ dưới quyền chỉ huy của Đại tướng! Tôi vừa dứt lời thì Đại tướng đưa tay về hướng tôi, tôi vội vàng đưa tay mình ra để nắm lấy bàn tay Đại tướng. Bàn tay Đại tướng mềm mại và ấm áp đến lạ thường. Tôi không nghĩ đây là bàn tay của một vị Đại tướng mà phải là bàn tay của một nhà giáo hay một nghệ sĩ”.
“Vừa bắt tay, Đại tướng vừa hỏi tôi: Cậu ở đơn vị vào? Cậu làm gì? Tôi trả lời: Thưa Đại tướng, tôi ở Trung đoàn 209, Sư Đoàn 312, hiện nay đang làm ngoại thương ạ! Khi tôi vừa trả lời xong thì Đại tướng nói: 209 à!, đơn vị anh hùng lắm đấy! Tham gia mở đầu chiến dịch và cũng kết thúc chiến dịch bằng chiến công bắt sống tướng Đờ – Cát. Cậu làm ngoại thương à, phải cố gắng lên nhé, người được học hành như cậu ít lắm. Phải cố gắng chung tay xây dựng đất nước ngày càng phát triển. Sau câu nói đó Đại tướng hỏi thăm về gia đình tôi, Đại tướng hỏi bà xã làm gì, ở đâu, gia đình được mấy cháu…”, ông Tuấn kể.
Với ông Tuấn, Đại tướng Võ Nguyên Giáp mãi là Đại tướng của nhân dân, sống mãi trong lòng các chiến sĩ và người dân.
Có lẽ, đối với một người lính, khi trở về làm một công dân, trong đời ông Tuấn chưa bao giờ nghĩ là mình được gặp rồi nói chuyện với Đại tướng, câu chuyện giữa một Đại tướng với một người lính lại thân mật đến như vậy. Với ông, Đại tướng là một con người đã lên tới tột đỉnh vinh quang nhưng vẫn không hề quên một người linh cũ như ông. Đại tướng không những bắt tay, thăm hỏi mà còn động viên tinh thần trong công việc cũng như trong cuộc sống gia đình.
Được đối diện với Đại tướng, ông Tuấn lần đầu tiên trong đời và cũng là lần cuối cùng được nhìn tận mắt con người Đại tướng: Đôi mắt Đại tướng sáng bừng, mặt hiền hòa, da mặt hồng hào. Mỗi khi Đại tướng nói chuyện với ai là nhìn thẳng mặt, khi Đại tướng cất tiếng nói thì nhẹ nhàng đậm chất quê miền Trung, giọng điệu, cử chi xưng hô thân mật…
Kể từ hôm nghe tin Đại tướng mất, lòng ông Tuấn lại càng trở nên xúc động hơn bao giờ hết. Ông Tuấn chia sẻ: “Dù không ra tiễn biệt Đại tướng lần cuối được nhưng lòng tôi vẫn muốn thắp một nén hương để tưởng niệm Đại tướng. Dẫu biết rằng cuộc đời ai cũng phải chết. Với Đại tướng là một người “rất Trí – rất Dũng – rất Nhân” thì không thê chết mà luôn sống mãi. Dù Đại tướng đã về với Bác Hồ nhưng không chỉ với tôi mà hàng triệu trái tim người Việt, Đại tướng vẫn sống trong lòng nhân dân, dân tộc và các thế hệ chiến sĩ quân đội Việt Nam. Không chỉ là Đại tướng của nhân dân, của dân tộc mà còn là của cả thế giới”.
Bùi Thái Bá – Duy Tuyên
Theo Dantri
Quân đội, công an diễn tập đưa linh cữu Đại tướng lúc giữa đêm
22h đêm 11/10, đoàn xe tập rước linh cữu rời nhà tang lễ Quốc gia, bắt đầu hành trình sẽ kéo dài đến sân bay Nội Bài. Hàng trăm cảnh sát, quân đội với trang phục chỉnh tề trên các xe đặc chủng phục vụ tang lễ tiến vào nhà tang lễ Quốc gia. Hàng trăm người dân tập trung theo dõi.
Để chuẩn bị cho lễ Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngày mai, ngay từ 20h30, tối nay, các lực lượng đã triển khai công tác tại nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.
Sau đây là những hình ảnh mới nhất của các lực lượng:
Đại tá Đào Vịnh Thắng, Trưởng Phòng CSGT Công an TP Hà Nội, cho biết, đơn vị dự kiến sẽ diễn tập trong suốt đêm nay để chuẩn bị cho việc đưa linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ Nhà tang lễ Quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông) ra Sân bay Nội Bài.
Nhiều lãnh đạo Công an TP Hà Nội cũng tham gia cùng đoàn tập rước linh cữu đêm 11/10.
Đoàn xe rời khỏi nhà tang lễ lúc 22h00.
... và có mặt tại nhà riêng Đại tướng ở 30 Hoàng Diệu lúc 22h35. Hàng nghìn người dân đã đổ ra đường giữa nửa đêm để xem diễn tập.
Đoàn xe trang trọng đi qua cầu vượt Daewoo lúc 23h.
Người dân ngóng xem từ mọi hướng.
Lực lượng hậu cần cũng đang khẩn trương làm nhiệm vụ
Màn hình lớn dựng lên, hàng trăm người đứng ở vườn hoa theo dõi
Người dân tập trung xem trước màn hình điện tử.
Màn hình lớn truyền hình ảnh ra ngoài.
Trước đó, Công an TP Hà Nội thông báo sẽ bố trí hơn 150 chốt CSGT, mỗi chốt 2-3 người để đảm bảo an ninh trật tự dọc các tuyến phố diễn ra Quốc tang và đưa linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp tới sân bay Nội Bài sáng 13/10.
Đại tá Đào Vịnh Thắng, Trưởng Phòng CSGT Công an TP Hà Nội cho biết lực lượng CSGT đã chủ động phương án, sẵn sàng đảm bảo, phân luồng, xếp xe tại nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông để hướng dẫn giao thông trên toàn bộ tuyến hành lang khi đưa linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp đi từ Nhà tang lễ về nhà riêng và từ nhà riêng ra sân bay quốc tế Nội Bài đều được bố trí lực lượng sẵn sàng.
Theo Tri Thức
"Không được dự lễ tang Đại tướng là nỗi nuối tiếc lớn lao của tôi" Đau xót khi nghe tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời nhưng vì điều kiện sức khỏe, ông Thai không thể ra Hà Nội viếng Đại tướng, vị đại tá 85 tuổi một thời chiến đấu ở Trường Sơn đành lập bàn thờ Đại tướng ngay tại nhà để ngày ngày hương khói. Đại tá Nguyễn Văn Thái (Gò Vấp, TPHCM), nguyên...