Chiến sỹ cảnh sát bất ngờ khi nhận thư cảm ơn của cụ già 77 tuổi
“Tôi nghĩ đó là việc cần phải làm, bất cứ ai cũng sẽ hành động như thế. Hơn nữa, sự việc xảy ra cũng khá lâu nên khi nhận được thư của cụ Tám, tôi rất bất ngờ”, Trung úy Phạm Văn Cường chia sẻ.
Đại tá Thái Khắc Thống – Trưởng Công an huyện Đô Lương (Nghệ An) cho biết, đơn vị vừa nhận được lá thư của cụ Lê Hồng Tám (SN 1940, trú xã Yên Sơn, Đô Lương) gửi, cảm ơn Trung úy Phạm Văn Cường.
Lá thư ông Lê Hồng Tám gửi Công an huyện Đô Lương cảm ơn Trung úy Phạm Văn Cường đã giúp đỡ khi ông bị nạn
“Khi cụ Tám gửi thư, đơn vị mới biết việc làm của đồng chí Cường. Trong buổi giao ban đầu tuần, chúng tôi đã biểu dương đồng chí Cường trước toàn đơn vị và đã gửi hồ sơ đề nghị các cơ quan cấp trên khen thưởng hành động vì dân phục vụ của đồng chí Cường”, Đại tá Thống nói.
Trong thư, cụ Tám cho biết, ngày 3/6, cụ bị tai nạn giao thông, nằm ngất bên đường và được Trung úy Cường đưa đến bệnh viện cấp cứu. Sau khi sức khỏe của cụ tạm ổn, Trung úy Cường đã liên hệ với người thân đến bệnh viện, gửi xe đạp của cụ Tám ở nhà người quen rồi mới về đơn vị làm việc.
“Đây là một cử chỉ, một hành động tốt, một đạo đức tốt của người công an nhân dân”, cụ Tám viết.
Video đang HOT
Trung úy Phạm Văn Cường: Đó là một việc làm bình thường mà bất kỳ người dân hay chiến sỹ công an nào cũng sẽ làm như thế khi gặp người bị nạn
Trao đổi với PV Dân trí, Trung úy Phạm Văn Cường cho biết, anh hết sức bất ngờ khi được đơn vị thông báo về bức thư của cụ Lê Hồng Tám.
“Sự việc diễn ra cũng khá lâu. Hơn nữa, không phải tôi mà bất cứ người dân hay cán bộ chiến sỹ công an nào trong trường hợp đó cũng sẽ hành động như thế. Thấy người bị nạn mình không thể không cứu giúp”, Trung úy Phạm Văn Cường chia sẻ.
Vào sáng ngày 3/6, Trung úy Cường đi từ đơn vị đến Bệnh viện đa khoa Đô Lương có công việc. Khi đến khu vực công viên Vườn Xanh (thị trấn Đô Lương), Trung úy Phạm Văn Cường phát hiện cụ Lê Hồng Tám nằm bất động, bị thương ở đầu và tay, máu ra nhiều.
Trung úy Cường vẫy một ô tô xin đi nhờ rồi bế cụ Tám lên xe, đưa đến bệnh viện cấp cứu. Cụ Tám bị ngã, rách da trán, phải khâu gần 10 mũi, nhiều vết xây xước ở tay, người cũng được xử lý. Khi cụ hồi tỉnh, Trung úy công an gọi điện cho 1 người thân của cụ Tám tới chăm sóc rồi mới yên tâm trở về đơn vị.
Trung úy Phạm Văn Cường hiện công tác tại Đội hình sự, Công an huyện Đô Lương
“Sau đó ít ngày, tôi gọi điện hỏi thăm thì biết cụ đã bình phục và được đón về nhà nên cũng rất yên tâm. Công việc cứ cuốn đi nên cũng không còn nhớ tới nữa cho đến khi nhận được thư của cụ. Tôi nghĩ đó là việc làm rất bình thường mà mình nên làm nên cũng không báo cáo đơn vị hay nói với ai. Nay nhận được thư cảm ơn của cụ tôi bất ngờ nhưng cũng rất vui”, Trung úy Cường cho biết.
Hiện, Trung úy Phạm Văn Cường đang công tác tại đội Hình sự – Công an huyện Đô Lương.
Hoàng Lam
Theo Dantri
Ngăn đối tượng truy sát dân, CA bị chém trọng thương
Thấy đối tượng hung hãn cầm dao truy sát người dân, ông Toản xông đến ngăn chặn thì bị chém trọng thương.
Anh Tùng cảm ơn vị trưởng công an đã không quản ngại nguy hiểm cứu mạng mình
Sáng 25/11, Đại tá Thái Khắc Thống, Trưởng Công an huyện Đô Lương (Nghệ An) cho biết, đơn vị đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can Phạm Văn Hà (SN 1967), trú tại xóm 3, xã Trung Sơn, huyện Đô Lương về hành vi "Cố ý gây thương tích".
Theo điều tra, vào ngày 10/11, tổ công tác do ông Lê Xuân Toản (Trưởng Công an xã Trung Sơn) làm tổ trưởng đã xuống nhà ông Hà để thi hành quyết định xử phạt hành chính, do có hành vi xây đắp và lấn chiếm trái phép đường giao thông cộng đồng. Đồng thời, tổ chức tháo dỡ đoạn lối đi chung đang bị ông Hà tự ý xây dựng lấn chiếm.
Tuy nhiên, trong quá trình làm việc, ông Hà không hợp tác và có thái độ lăng mạ, chửi bới tổ công tác. Cho rằng anh Phạm Văn Tùng (SN 1982, hàng xóm liền kề) là nguyên nhân khiến mình bị xử phạt, ông Hà đã nhặt chiếc dao phay (của anh Tùng dùng để chặt chuối để dưới đất) dài khoảng 40cm tấn công anh Tùng.
Thấy vậy, ông Lê Xuân Toản lập tức chạy đến ngăn chặn, yêu cầu ông Hà thả dao xuống để đối thoại. Bất ngờ, ông Hà xông đến chém trưởng công an xã này một nhát vào mặt khiến ông Toản mẻ xương bản ngoài trán, miệng vết thương dài gần 7cm.
Chưa dừng lại ở đó, ông Hà lại tiếp tục dùng dao truy đuổi anh Tùng. Mặc dù đang bị thương nhưng anh Toản vẫn lao đến ôm lấy ông Hà để tước đoạt hung khí. Trong quá trình giằng co, tay phải bị gãy nhưng ông Toản vẫn quyết không buông đối tượng.
Lập tức, lực lượng công an xã đã xông đến hỗ trợ, khống chế ông Hà rồi nhanh chóng đưa ông Lê Xuân Toản đến bệnh viện cấp cứu. Kết luận giám định pháp y tại Trung tâm Pháp y tỉnh Nghệ An, thương tích gây nên tại thời điểm giám định là 23%.
Sau quãng thời gian điều trị, ông Toản đã xuất viện và quay trở về làm việc. Được biết, Phạm Văn Hà từng có một tiền sự vào năm 2014.
Trước sự việc xảy ra, Công an huyện Đô Lương đang kiến nghị khen thưởng đột xuất cho Công an xã Trung Sơn nói chung và ông Lê Xuân Toản nói riêng.
Hiện, vụ việc đang được Công an huyện Đô Lương tiếp tục hoàn thiện hồ sơ để xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo Anh Ngọc (Người đưa tin)
Cán bộ điều tra đánh người nhưng vẫn có thư cảm ơn Trong thư gửi về cha mẹ, người tù oan Nguyễn Vũ Ca viết "con bị đánh ho ra máu nhưng con suy nghĩ như cha mẹ đánh con dạy con nên người". Bức thư "nhận tội" được cán bộ giữ bản chính đưa vào hồ sơ vụ. Năm 2015, ngân sách phải bỏ ra một số tiền lớn để bồi thường oan sai...