‘Chiến sỹ áo trắng’ ở Quận 7, TP Hồ Chí Minh: ‘Một người chiến đấu bằng mười’
Chủ động tư vấn, cứu chữa kịp thời cho bệnh nhân mắc COVID-19 song song với việc giữ chắc, dần dần mở rộng các “vùng xanh” an toàn, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh đang triển khai đồng bộ các biện pháp nhằm bảo đảm an toàn cao nhất cho người dân, góp phần cùng toàn Thành phố chống dịch.
Tham gia vào công tác này, lực lượng y bác sỹ Quận 7 trở thành điểm sáng trong công tác điều trị cho các bệnh nhân mắc COVID-19 với cách làm mới, sáng tạo, linh hoạt trên tinh thần “một người chiến đấu bằng mười” để đẩy lùi đại dịch chưa từng có trong tiền lệ.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam thăm, động viên Tổ hỗ trợ Y tế cộng đồng tại Trạm Y tế phường Tân Kiểng, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.
Chiến đấu với dịch và điều trị tốt hơn nữa
Trong bối cảnh các tầng thu dung, điều trị ca mắc COVID-19 trên toàn thành phố quá tải, lãnh đạo Quận 7 mạnh dạn chuyển đổi khu thu dung F0 không triệu chứng thành Bệnh viện dã chiến chuyên điều trị, cấp cứu cho các ca có dấu hiệu nặng trên địa bàn.
Chủ tịch UBND Quận 7 Hoàng Minh Tuấn Anh cho biết, theo mô hình điều trị của thành phố, cấp quận/huyện chỉ có các khu thu dung F0 không triệu chứng (tầng 1), điều trị bệnh nhân triệu chứng nhẹ (tầng 2), những bệnh nhân nặng đều phải chuyển lên tầng cao hơn ở các bệnh viện thành phố, Bộ Y tế quản lý. Tuy nhiên, các bệnh viện điều trị ở tầng cao hơn đều trong tình trạng quá tải.
“Trên tinh thần chủ động, linh hoạt, mạnh dạn ứng phó với dịch bệnh, quyết không rơi vào thế “tiến thoái lưỡng nan”, dù chưa có hướng dẫn cụ thể, chúng tôi đã quyết định thành lập Bệnh viện dã chiến với tâm niệm duy nhất, phải cứu chữa kịp thời, hạn chế bệnh nhân chuyển nặng, bảo vệ sức khỏe bà con”, ông Hoàng Minh Tuấn Anh cho biết.
Nghĩ là làm, ngay sau đó, Bệnh viện dã chiến Quận 7 chính thức được hình thành, đặt tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên của quận với quy mô 290 giường, trong đó có 75 giường cấp cứu. Chỉ sau vài ngày hoạt động, Bệnh viện đã tiếp nhận kín bệnh nhân. Để có đủ oxy cho bệnh nhân thở máy, những ngày đầu, các y bác sĩ vừa làm công tác điều trị vừa trực tiếp vận chuyển hàng trăm bình oxy.
Đến ngày 5/8, Quận 7 khẩn trương hợp tác với đơn vị cung cấp bồn oxy lỏng với dung tích 32m3 phục vụ hệ thống oxy tập trung, máy thở dòng cao (HFNC)… Nhờ sự vào cuộc chủ động, tích cực của chính quyền địa phương, lực lượng y bác sỹ, hàng chục bệnh nhân có triệu chứng nặng đã được cấp cứu kịp thời, không để diễn biến nặng thêm. Hàng trăm bệnh nhân có triệu chứng nhẹ đã được điều trị ổn định, một số ca được can thiệp ở mức độ tầng 4 hiệu quả.
Bác sỹ Chuyên khoa II Nguyễn Thế Vũ, Phó Giám đốc điều hành Bệnh viện Quận 7 chia sẻ, toàn đơn vị chỉ một lựa chọn duy nhất là cứu chữa càng nhiều bệnh nhân càng tốt. Để làm được điều đó, các y bác sỹ thực hiện nhiệm vụ bệnh viện điều trị ở tầng 3 phải chú trọng nhất đến việc phát hiện sớm các ca có triệu chứng trở nặng, để can thiệp, điều trị kịp thời, từ đó hạn chế số ca tử vong, giảm gánh nặng cho các bệnh viện tầng trên.
“Bằng lương tâm, trách nhiệm nghề nghiệp, chúng tôi đều thấy rõ tính đúng đắn của chủ trương thành lập Bệnh viện dã chiến Quận 7, chủ động điều trị cho bệnh nhân và tự thôi thúc lẫn nhau, phải làm tốt hơn nữa”, ông Nguyễn Thế Vũ nhấn mạnh.
Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay của đơn vị là thiếu trầm trọng lực lượng y bác sĩ. Bởi, tính cả Bệnh viện dã chiến Quận 7, đội ngũ y bác sỹ đang phải đảm nhận điều trị cho gần 500 bệnh nhân. Riêng Bệnh viện dã chiến của quận chỉ có 48 nhân viên y tế, trong đó vỏn vẹn chỉ có 17 bác sĩ. Hiện nay, đây là khó khăn chung của các bệnh viện tuyến quận/huyện trên địa bàn thành phố. So với tiêu chuẩn thông thường, Phó Giám đốc Bệnh diện dã chiến Quận 7 cho biết, “một người chiến đấu bằng mười”.
“Có những bác sỹ đã phải cạo trọc đầu, vừa điều trị vừa vận chuyển bình oxy, thức đêm trông bệnh nhân. Chỉ cần nhìn thấy một nụ cười rất nhanh của mỗi “chiến sỹ” chào nhau khi hết ca trực, tôi đều thấy tự hào bởi sự cố gắng của từng người trước đại dịch này”, bác sỹ Nguyễn Thế Vũ tâm sự.
Có lệnh là mặc đồ bảo hộ, lên đường
Cùng với hệ thống điều trị bệnh nhân mắc COVID-19, Quận 7 đã thiết lập và vận hành hiệu quả Tổ Y tế cộng đồng tại tất cả 11 phường trên địa bàn, có nhiệm vụ tư vấn, thăm khám, xử lý kịp thời những trường hợp khẩn cấp.
Video đang HOT
Đáng chú ý, tại phường Tân Kiểng, Tổ Y tế cộng đồng có sự tham gia của 5 sinh viên trường Đại học Y dược Thái Bình. Được biết, trước khi vào Thành phố Hồ Chí Minh, các sinh viên tình nguyện đã được tập huấn kỹ lưỡng về lấy mẫu xét nghiệm, kiến thức cơ bản về điều trị COVID-19. Mỗi tối, các em được tham gia những buổi tập huấn online từ các bác sĩ tuyến đầu về chống dịch. Đến giữa tháng 7, sau khi cơ cấu lực lượng lấy mẫu xét nghiệm nhanh bằng cách hướng dẫn người dân tự lấy mẫu, các sinh viên được bố trí về phường Tân Kiểng.
Em Bùi Cao Thắng, sinh viên năm thứ 6, trường Đại học Y dược Thái Bình, thành viên Tổ Y tế cộng đồng phường Tân Kiểng cho biết, hàng ngày, em được giao nhiệm vụ nghe điện thoại, giải đáp và tư vấn các thắc mắc liên quan đến vấn đề y tế cho người dân, ghi chép đầy đủ thông tin vào sổ theo dõi sức khỏe. Cùng với thông tin từ mạng lưới “Thầy thuốc đồng hành”, Thắng phân loại tình trạng sức khỏe để hai đội hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ thăm khám hoặc trực tiếp đến để xử lý những trường hợp khẩn cấp. Chỉ tính riêng từ ngày 31/7 đến nay, Tổ đã chuyển cấp cứu thành công 31 trường hợp.
Thắng cho biết, mỗi ngày, Tổ Y tế cộng đồng tiếp nhận khoảng 100 cuộc gọi của người dân, trong đó có khoảng 30% số cuộc cần hỗ trợ trực tiếp, 30% cuộc cần tư vấn, hướng dẫn, 10% phản ánh thiếu lương thực, thực phẩm, sữa cho trẻ nhỏ… “Mặc dù chính quyền thành phố đã rất cố gắng hỗ trợ cho mọi người dân nhưng em mong các chương trình thiện nguyện tiếp tục đưa nhu yếu phẩm đến thật nhanh cho những người đang cần”, bạn Bùi Cao Thắng chia sẻ.
Qua thực tiễn triển khai mô hình này, bác sỹ Trần Việt Hãn, Tổ Y tế cộng đồng phường Tân Kiểng mong muốn ngành y tế phổ biến, truyền thông đầy đủ hơn nữa để người dân kịp thời nắm bắt thông tin các triệu chứng mắc COVID-19. “Đặc biệt, để người dân nhận biết những triệu chứng, dấu hiệu tụt oxy trong máu, tôi mong sẽ có thêm nhiều chương trình hướng dẫn người dân hơn nữa”, bác sĩ Trần Việt Hãn đề xuất.
Tham gia phòng, chống dịch cùng Tổ Y tế cộng đồng còn có những lực lượng được tăng cường công tác cấp cứu trên địa bàn Quận 7. Bác sĩ Phạm Thị Phú (công tác tại Bệnh viện Nhân dân 115) cho biết, từ ngày 27/7 đến nay, chị và đồng nghiệp đã thăm khám, cấp cứu 127 ca mắc COVID-19, trong đó kịp thời chuyển viện 27 ca. “Những trường hợp có dấu hiệu chuyển nặng, lực lượng cấp cứu sẽ có mặt kịp thời. Chúng tôi thường động viên nhau, có lệnh là mặc đồ bảo hộ, lên đường”, bác sĩ Phạm Thị Phú chia sẻ.
Giữ chặt và nhân rộng “vùng xanh” an toàn
Trong những ngày này, tại rất nhiều con ngõ, tổ dân phố hay tòa nhà chung cư trên địa bàn Quận 7, nhiều tấm biển màu xanh lá cây với dòng chữ “ Chốt bảo vệ vùng xanh” – Vùng an toàn không có dịch COVID-19 đã được dựng lên.
Ông Trần Văn Hùng, Tổ trưởng Tổ 13, Khu phố 1, phường Tân Thuận Tây, Quận 7 tự hào khi nói về “vùng xanh đoàn kết” – nơi được bảo vệ bởi chính công sức của từng người, từng nhà trong tổ dân phố. Trực chiến 24/24 suốt từ gần cuối tháng 6 đến nay, tổ dân phố quyết tâm không để dịch bệnh xâm nhập, cùng với các tổ dân phố lân cận mở rộng “vùng xanh”, cô lập các “vùng vàng”, “vùng đỏ”, dập dịch trong thời gian sớm nhất. Hơn 1 tháng qua, người dân tổ 13 đã huy động, phân công nhau trực gác, kiểm soát người ra vào để bảo vệ an toàn cho hơn 80 hộ dân sinh sống ở đây. Các lối ra vào được rào lại, chỉ còn một lối đi duy nhất.
Bước vào độ tuổi xưa nay hiếm, song, Tổ trưởng Tổ 13 Trần Văn Hùng luôn gương mẫu thực hiện nhiệm vụ được giao, tham gia trực chốt nghiêm túc, đầy đủ. Ông cho biết: “Ai cũng sợ dịch bệnh cả nhưng càng sợ càng phải chiến đấu, đẩy lùi dịch bệnh để người dân trong tổ cùng với toàn thành phố và nhân dân cả nước sớm quay trở lại cuộc sống bình thường. Người dân trong tổ ai cũng phấn khởi và hưởng ứng nhiệt tình mô hình “vùng xanh” an toàn này”.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam kiểm tra công tác điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 tại Bệnh viện dã chiến Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo quy định của chốt kiểm soát, trừ những trường hợp khẩn cấp, những người có việc cần thiết như mua sắm lương thực, thực phẩm, thuốc, đồ dùng sinh hoạt… chỉ được đi ra ngoài hai lần/tuần. Người lạ tuyệt đối không được di chuyển vào trong. Mọi người dân tuân thủ nghiêm thông điệp 5K, hạn chế giao tiếp với nhau. Bên cạnh đó, hàng hóa được vận chuyển đến tổ dân phố sẽ được phun khử khuẩn, sau đó, người dân phải đến trước chốt để nhận.
Trên tinh thần “phòng đi đôi với chống”, Tổ trưởng Tổ 13 cho biết, nếu phát hiện trường hợp có triệu chứng ho, sốt, khó thở…, ngay lập tức, Tổ COVID-19 cộng báo cho Tổ Y tế cộng đồng của phường để tư vấn, xử lý y tế kịp thời.
Phương châm “một người chiến đấu gấp mười” ở một tổ dân phố, một bệnh viện dã chiến hay tổ y tế cộng đồng tưởng chừng đóng góp rất nhỏ bé trong công cuộc phòng, chống dịch trên địa bàn thành phố. Thế nhưng, phương châm ấy được tịnh tiến theo cấp số nhân, lan tỏa đến từng người, từng nhà sẽ tạo thành nguồn lực quan trọng để đẩy lùi đại dịch COVID-19.
F0 tại Đắk Lắk chia sẻ: "Phải chiến đấu với tinh thần mạnh mẽ nhất"
Điều trị tại bệnh viện sau khi phát hiện mắc Covid-19, chị Trâm luôn lạc quan,chiến thắng được căn bệnh để sớm quay trở về đoàn tụ với gia đình và tiếp tục tham gia trong công tác chống dịch.
Không cho phép bản thân yếu đuối
Chị Hoàng Thị Trâm (34 tuổi, ngụ huyện Lắk, Đắk Lắk) là điều dưỡng công tác Trung tâm Y tế huyện Lắk. Sau khi địa bàn huyện ghi nhận trường hợp đầu tiên mắc Covid-19, chị là một trong những nhân viên y tế có nhiệm vụ hướng dẫn, chăm sóc ca bệnh.
Chị Trâm luôn lạc quan trong suốt quá trình điều trị Covid-19 (Ảnh: NVCC).
Dù mặc đồ bảo hộ, đeo khẩu trang cẩn thận nhưng quá trình tiếp xúc bệnh nhân, không may chị Trâm bị lây nhiễm bệnh.
Nhận được thông tin dương tính SARS-Cov-2, chị Trâm ngỡ ngàng và có phần lo lắng. Điều chị sợ nhất đó là những người khác từng tiếp xúc với mình có bị lây bệnh hay không. Sau khi biết được những trường hợp tiếp xúc với mình đã âm tính, chị Trâm thở phào nhẹ nhõm và lạc quan bước vào chuỗi ngày điều trị bệnh.
Phòng bệnh của chị Trâm luôn được vệ sinh sạch sẽ (Ảnh: NVCC).
Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Đắk Lắk là nơi chị và các F0 khác được điều trị bệnh. Chị Trâm chia sẻ, những ngày đầu nhập viện, chị có biểu hiện khàn giọng, nghẹt mũi có một xíu khó chịu trong người. May mắn, chỉ 5 ngày sau những triệu chứng này thuyên giảm và chị hồi phục khỏe mạnh rất nhanh.
Chị Trâm cho biết, bản thân mình là một nhân viên y tế, chị đã được tiêm 2 mũi vắc xin và được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về cách phòng, chống dịch bệnh. Do đó, khi mắc bệnh chị Trâm chị xác định phải chiến đấu với tinh thần mạnh mẽ nhất để thắng căn bệnh.
"Quá trình ở bệnh viện, các y, bác sĩ tận tình chăm sóc, giúp đỡ và động viên tinh thần tôi rất nhiều. Bên cạnh đó, tôi được hướng dẫn thường xuyên vận động cơ thể, tập thể dục để bản thân có thêm sức khỏe, đề kháng nên việc hồi phục rất nhanh. Tinh thần mạnh mẽ giúp tôi 50% chiến thắng bệnh", chị Trâm chia sẻ.
Bên trong khu điều trị Covid-19 của Bệnh viện lao và Bệnh phổi Đắk Lắk.
Với chị Trâm, chồng và hai con nhỏ đang ở nhà mòn mỏi chờ mẹ trở về, do đó chị không cho phép bản thân yếu đuối, buồn chán hay suy nghĩ tiêu cực trước căn bệnh này.
Sau 24 ngày ở bệnh viện với 3 lần xét nghiệm âm tính SARS-CoV-2, chị Trâm chính thức được xuất viện và tiến hành thời gian 14 ngày cách ly tại nhà. "Khoảnh khắc được trao giấy chứng nhận ra viện tôi rất xúc động và chắc sẽ không bao giờ quên được quãng thời gian nằm viện vì căn bệnh này", chị Trâm nói thêm.
Để tạo sự an toàn cho gia đình, chị Trâm về nhà ở một mình, còn chồng và hai con nhỏ đều đến nhà ông bà nội ở tạm. Việc mua lương thực, thực phẩm chồng chị Trâm đảm nhận đi mua và treo ở ngoài cổng cho vợ.
Nhiều bệnh nhân Covid-19 tại Đắk Lắk được xuất viện.
"Ban đầu biết vợ mắc bệnh, tôi cũng lo và thương lắm vì công việc của cô ấy phải tiếp xúc với nhiều bệnh nhân. Gia đình cũng thường điện thoại động viên vợ cố gắng vượt qua. Giờ đây, cô ấy được về nhà, tôi cùng các con rất vui mong ngóng đến ngày cả gia đình được đoàn tụ", anh Hải (chồng chị Trâm) vui mừng.
Sau khi lành bệnh và hết thời gian cách ly, chị Trâm cho rằng mình sẽ quay lại công việc và mong muốn được tiếp tục tham gia vào công tác, phòng chống dịch. "Khi khỏi bệnh hoàn toàn và nếu tôi vẫn được sắp xếp trong Ban phòng chống dịch của địa phương thì tôi luôn sẵn sàng để giúp đỡ bệnh nhân khác", chị Trâm hăng hái.
Bác sĩ, nhân viên y tế tuyến đầu nhớ nhà vẫn hết lòng vì công việc
BS Châu Đương - Giám đốc Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Đắk Lắk - cho biết, hiện tại bệnh viện đang điều trị cho 66 bệnh nhân có triệu chứng mắc bệnh nặng, riêng những bệnh nhân có triệu chứng nhẹ hơn hoặc không có triệu chứng đã được chuyển sang điều trị ở Bệnh viện Dã chiến số 1 tỉnh Đắk Lắk.
Các bác sĩ, nhân viên y tế xuyên làm việc xuyên đêm.
Cũng theo BS Đương, do điều kiện vật chất của bệnh viện chưa được đầy đủ nên điều trị những ca bệnh nặng hơi vất vả. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại tất cả các bệnh nặng đang điều trị ở Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Đắk Lắk đã tạm ổn, đang được theo dõi đặc biệt.
"Bệnh nhân trong quá trình điều trị Covid-19 phải tuân thủ hướng dẫn của y, bác sĩ, chịu khó rèn luyện thể dục, thể thao, ăn uống đầy đủ chất nâng cao sức đề kháng để mau lành bệnh", BS Đương khuyên các F0.
Giám đốc Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Đắk Lắk chia sẻ thêm, quá trình điều trị dài ngày cho bệnh nhân nên cả 20 bác sĩ, nhân viên bệnh viện suốt thời gian dài không được về nhà.
Dù vất vả kèm nhớ nhà nhưng mọi người luôn cố hoàn thành công việc cách tốt nhất.
"Sau khi hoàn thành ca trực mọi người sẽ di chuyển về khu cách ly Người có công của tỉnh để nghỉ ngơi và ngày mới lại tiếp tục đến bệnh viện chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân. Tuy khá vất vả, rất nhớ nhà nhưng các bác sĩ, nhân viên luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ đã được giao phó", BS Đương nói thêm.
Trước tình dịch bệnh diễn biến phức tạp trên địa bàn Đắk Lắk, ngành y tế đã huy động tối đa nhân lực để thực hiện công tác truy vết, xét nghiệm, cách ly, điều trị cho các trường hợp.
Tính đến ngày 1/8, trên địa bàn Đắk Lắk ghi nhận 225 bệnh nhân mắc Covid-19. Trong đó, có 7 bệnh nhân khỏi bệnh, đang điều trị 218 bệnh nhân và chưa ghi nhận trường hợp nào tử vong.
Bệnh nhân mắc COVID-19 đầu tiên tại Đắk Nông đã được xuất viện Ngày 31/7, ông Trần Quang Hào, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đắk Nông cho biết Sở Y tế tỉnh Đắk Nông vừa trao giấy ra viện cho bệnh nhân số 40924. Bệnh nhân V.H.L.E (BN 40924) làm nghề lái xe (sinh năm 1991) thường trú tại thôn Mỹ Long, xã Mỹ An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Bệnh nhân nhập...