Chiến sự tối 28.1: Tình hình đặc biệt ác liệt; Ukraine sắp nhận 321 xe tăng
Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine sáng 28.1 thông báo quân đội Ukraine đã đẩy lùi 13 cuộc tấn công của Nga tại tỉnh Donetsk và Luhansk.
Trong ngày 27.1, Nga bị cáo buộc tấn công thành phố Chasiv Yar thuộc tỉnh Donetsk bằng hệ thống rốc két phóng loạt làm 2 người thiệt mạng. Tỉnh trưởng Pavlo Kyrylenko của tỉnh Kostiantynivka miền đông Ukraine ngày 28.1 cho biết 3 người thiệt mạng và ít nhất 2 người bị thương sau đợt tấn công của Nga tại thành phố cùng tên, theo Reuters. Nga chưa bình luận.
Thành phố Chasiv Yar ngày 7.1 . AFP
Tổng thống Volodymyr Zelensky cuối ngày 27.1 nói rằng tình hình tiền tuyến vẫn cực kỳ ác liệt, đặc biệt tại tỉnh Donetsk.
Quan chức thân Nga Vladimir Rogov cho biết nhiều vụ nổ xảy ra tại thành phố Zaporizhzhia do Ukraine kiểm soát vào cuối ngày 27.1. Ông Rogov nói một kho vũ khí tại nhà máy ở thành phố này đã bị tấn công.
Đại sứ Ukraine tại Pháp Vadym Omelchenko ngày 27.1 cho biết số lượng xe tăng mà các nước phương Tây xác nhận sẽ chuyển giao cho Ukraine là 321 chiếc, theo CNN. Ông Omelchenko không nêu rõ số lượng xe tăng của từng nước.
Trước đó, Mỹ thông báo sẽ cung cấp 31 xe tăng M1 Abrams, Đức gửi 14 xe tăng Leopard 2, Anh gửi 14 xe tăng Challenger 2. Ba Lan đang chờ Berlin gật đầu để chuyển số xe tăng Leopard 2 của nước này cho Ukraine.
Theo tờ Politico, xe tăng Mỹ gửi sẽ không có lớp giáp đặc biệt dành riêng cho quân đội Mỹ.
Xe tăng M1A2 Abrams của Mỹ . REUTERS
Video đang HOT
Ông Omelchenko không nêu thời điểm xe tăng được chuyển đến. Anh và Đức gần đây nói sẽ gửi trước cuối tháng 3. Mỹ không ước tính thời điểm nhưng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói chờ đến tháng 8 hoặc tháng 9 là quá trễ.
Trong ngày 27.1, bà Kim Yo-jong, em gái nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un, lên án Mỹ và đồng minh rằng họ vượt quá lằn ranh khi gửi xe tăng cho Ukraine.
Nga đưa tên lửa phòng không đến Ukraine
Hãng tin Sputnik ngày 28.1 dẫn nguồn tin cho biết Nga dự tính triển khai thử nghiệm hệ thống tên lửa phòng không Pantsir-SM phiên bản mới nhất tại Ukraine.
Mỗi hệ thống được trang bị 48 tên lửa, có thể phát hiện mục tiêu ở khoảng cách 75 km và ngăn chặn mục tiêu ở khoảng cách 40 km. Hệ thống này có thể tiêu diệt tên lửa, máy bay không người lái, rốc két của Hệ thống rốc két pháo binh cơ động cao (HIMARS).
Binh sĩ Ukraine chiến đấu gần Bakhmut ở Donetsk ngày 27.1 . AFP
Tướng Mỹ kêu gọi học hỏi từ sai lầm của Nga
Trang Business Insider mới đây dẫn lời cựu chuẩn tướng Lục quân Mỹ Kevin Ryan cho rằng quân đội các nước phương Tây cần đảm bảo rằng họ học được từ những sai lầm của Nga trong chiến sự ở Ukraine.
“Họ đã gặp phải rất nhiều vấn đề về nhân sự và động viên”, ông giải thích và lưu ý rằng Mỹ có thể sẽ gặp những vấn đề tương tự.
Một đám cháy lớn đã xảy ra tại nhà kho chứa vật liệu xây dựng trong chợ Sindika ở vùng Moscow rạng sáng 28.1. Theo TASS, đám cháy xảy ra vào 0 giờ 42 tại khu vực có diện tích 2.100 m 2. Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga thông báo ngọn lửa bị dập tắt vào 2 giờ 20.
Cơ quan chức trách không loại trừ khả năng đây là vụ phóng hỏa. Hiện chưa có thông tin về thương vong và thiệt hại.
Pháo phản lực Tornado-G của Nga có sức mạnh thế nào?
Hệ thống pháo phản lực bắn loạt Tornado-G của quân đội Nga được trang bị hệ thống định vị vệ tinh đại, cho phép các binh sĩ bắn tới 40 hoả tiễn mà không cần rời khỏi cabin và có thể sẵn sàng khai hỏa chỉ trong một phút.
Kể từ khi tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine vào cuối tháng 2-2021, quân đội Nga đã tập trung mọi loại hỏa lực để chống lại lực lượng cố thủ dày đặc của Kiev. Trong số hệ thống pháo và tên lửa được Nga sử dụng trên thực địa có pháo phản lực bắn loạt (MLRS) Tornado-G, phiên bản mới của hệ thống pháo phản lực nổi tiếng của Liên Xô.
Sức mạnh của Tornado-G đã được thể hiện rõ hôm 9-1 khi quân đội Nga công bố đoạn video ghi lại cảnh hệ thống pháo phản lực này bắn vào một đoàn xe tiếp viện của Ukraine đang di chuyển trong bóng tối ở tỉnh Donetsk. Hình ảnh từ camera nhiệt hồng ngoại cho thấy hàng chục quả đạn được bắn về phía quân đội Ukraine, thắp sáng cả bầu trời đêm.
Hệ thống pháo phản lực bắn loạt Tornado-G trong cuộc diễu hành tại thủ đô Moscow. Ảnh: SPUTNIK
Pháo phản lực Tornado-G là gì?
Tornado-G là sản phẩm của quá trình hiện đại hóa hệ thống pháo đa nòng 122mm tự hành BM-21 Grad do Liên Xô thiết kế. Tornado-G được tập đoàn vũ khí Splav phát triển tại TP Tula (Nga) từ cuối những năm 1990 đến những năm 2000 và được đưa vào sử dụng trong quân đội Nga từ đầu những năm 2010 trở đi.
Tính năng nổi bật chính của Tornado-G là hệ thống máy tính tích hợp và hệ thống điều khiển hỏa lực tự động hỗ trợ định vị vệ tinh GLONASS (hệ thống định vị vệ tinh do Nga phát triển và có các chức năng tương tự như GPS dùng để xác định vị vị trí). Hệ thống này cho phép các binh sĩ bắn tới 40 tên lửa 122mm mà không cần rời khỏi cabin của họ và có thể sẵn sàng khai hỏa chỉ trong một phút.
Tornado-G thường được lắp đặt trên xe tải quân sự Kamaz hoặc Ural, nhưng về mặt lý thuyết, hệ thống pháo này có thể được gắn vào các phương tiện khác, miễn là chúng có trọng lượng và mã lực phù hợp để di chuyển. Hệ thống pháo Tornado-G thường nặng khoảng 14.000 kg khi đầy tải. Nhờ các hệ thống điện tử thu nhỏ, việc bổ sung kíp lái cần thiết để vận hành đã giảm từ 5 người đối với pháo phản lực bắn loạt BM-21 xuống còn 2-3 người đối với Tornado-G.
Hệ thống pháo phản lực bắn loạt Tornado-G tại trường bắn Alabino bên ngoài thủ đô Moscow. Ảnh: SPUTNIK
Đạn dành cho BM-21 có thể được sử dụng cho Tornado-G, cũng như các loại đạn mở rộng được thiết kế đặc biệt nhằm tăng tầm bắn lên 40, 70 hoặc thậm chí 90 km. Một quả đạn tiêu chuẩn nặng từ 66-70 kg và có khối lượng đầu đạn từ 25-35 kg.
Các loại đạn thường được dùng bao gồm đạn HEAT xuyên giáp và đạn phân mảnh tích lũy có thể xuyên giáp dày từ 60-170 mm, đủ để phá hủy hoặc gây sát thương nghiêm trọng cho hầu hết các xe tăng hạng nhẹ, xe chiến đấu bộ binh, xe bọc thép chở quân và khẩu đội súng cối.
Giống như tất cả hệ thống MLRS cũng như hầu hết các loại súng hạng nặng và lựu pháo, Tornado-G có một "điểm mù" lớn là không thể bắn trong phạm vi dưới 4 km cũng như không có giáp bảo vệ, nghĩa là hệ thống pháo này cần được bảo vệ và tránh xa những khu vực mà quân địch có thể đột phá và tiêu diệt.
Hệ thống pháo phản lực bắn loạt Tornado-G trong cuộc diễu hành tại thủ đô Moscow. Ảnh: SPUTNIK
Quân đội Nga hiện sở hữu bao nhiêu hệ thống pháo Tornado-G?
Quân đội Nga lần đầu tiên xác nhận sử dụng Tornado-G cho chiến dịch quân sự của họ Ukraine vào tháng 11-2022. Ước tính Moscow có khoảng 180 hệ thống pháo Tornado-G trong kho của mình, theo hãng tin Sputnik.
Chi phí sản xuất Tornado-G là bao nhiêu?
Thông tin về chi phí sản xuất hệ thống pháo Tornado-G hiện vẫn là một bí mật vì quân đội Nga không công bố bất kỳ số liệu chính thức nào.
Tuy nhiên, theo một báo cáo năm 2017 trên các phương tiện truyền thông kinh doanh của Nga, Bộ Quốc phòng nước này đã ký hợp đồng với các nhà sản xuất để chế tạo 36 hệ thống MLRS với giá 1,07 tỉ rup, tương đương khoảng 29,94 triệu rup mỗi chiếc (khoảng 453.600 USD).
Kiev dồn dập nhận tin được cung cấp xe tăng, thế bế tắc trong xung đột ở Ukraine sẽ được phá vỡ? Cuối cùng, theo giới truyền thông, Mỹ và Đức đều đã đồng ý cung cấp xe tăng chiến đấu chủ lực cho Ukraine, nhưng liệu phương tiện chiến đấu bộ binh này sẽ giúp Ukraine phá vỡ thế bế tắc trên chiến trường và giành lại lãnh thổ từ Nga. Xe tăng M1A1 Abrams của Lục quân Mỹ khai hỏa trong cuộc tập...