Chiến sự Syria khốc liệt, LHQ kêu gọi họp khẩn
Quân đội Syria đang đẩy mạnh chiến dịch tấn công các nhóm nổi dậy, khiến hơn 270.000 người chạy trốn và tuyệt vọng khi biên giới của các quốc gia láng giềng như Jordan và Israel đóng cửa.
Nội chiến Syria khiến hàng chục triệu người phải rời bỏ nhà cửa.
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) sẽ tổ chức họp khẩn vào ngày 5.7 để thảo luận tình hình chiến sự tại khu vực Tây Nam Syria. Khủng hoảng Syria chưa từng có khi hơn 270.000 người đang phải đối mặt với sự tuyệt vọng khi tìm đường chạy trốn khỏi đất nước.
Cả Jordan và Israel đã nhắc lại rằng biên giới của họ sẽ vẫn đóng cửa không cho phép những người tị nạn chạy trốn khỏi Syria.
271.800 người chạy trốn khỏi nhà của họ ở miền nam Syria đã cắm trại trong điều kiện sa mạc khốn khổ trên biên giới với Jordan và Israel, báo cáo của Liên Hợp Quốc cho biết.
Cách đây hơn 2 tuần, quân đội Syria đã bắt đầu chiến dịch chống phiến quân ở Daraa với mục tiêu giành lại các khu vực bị phiến quân chiếm đóng.
Daraa có vị trí vô cùng quan trọng khi vừa giáp biên giới Jordan và Cao nguyên Golan, nơi Israel sử dụng làm “bàn đạp” để tiến hành nhiều cuộc không kích nhằm vào các cứ điểm của quân đội Syria. Các nhóm phiến quân ở miền Nam Syria vẫn bị chia rẽ mạnh mẽ về việc liệu có chấp nhận những thỏa thuận do Nga đề xuất để cho phép các lực lượng Chính phủ Syria giành lại quyền kiểm soát những thị trấn do phe đối lập nắm giữ hay không. Tổng thống Bashar al Assad nói rằng chiến dịch chỉ nhắm vào các phe khủng bố và do đó được miễn trừ khỏi thỏa thuận.
Em bé Syria tị nạn phải sống trong ngôi lều tạm ở sa mạc.
Video đang HOT
Theo Tổ chức theo dõi nhân quyền Syria( SOHR), hang ngàn thường dân ở tỉnh Deraa đã phải sơ tán và cho đến nay đã có hơn 120 dân thường ở Daraa thiệt mạng. Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) cũng đã hối thúc Jordan mở cửa biên giới của nước này cho những người Syria đang cố gắng chạy trốn xung đột đang leo thang tại Daraa.
“Cảnh tượng hỗn loạn, mọi người đang tuyệt vọng và không có thời gian để chôn người chết,” nhà hoạt động địa phương Islam al Balki cho biết hôm thứ Ba.
Jordan, nơi đã có hơn 630.000 người Syria, kiên quyết từ chối yêu cầu mở cửa biên giới, đồng thời khẳng định khủng hoảng di cư là lỗi từ các lực lượng chiến đấu ở Syria.
Trong khi đó, Israel không có quan hệ ngoại giao với Syria hoặc bất kỳ chính sách tị nạn nào cho những người tị nạn từ cuộc xung đột, nhưng cung cấp hỗ trợ y tế và viện trợ nhân đạo cho người dân Syria sống gần biên giới.
Hôm thứ ba, các chỉ huy nổi dậy ở Syria cho biết họ bước vào một cuộc đàm phán mới với các nhà đàm phán Nga, nhưng nhiều cư dân nói với hãng tin The Independent rằng cuộc chiến vẫn tiếp diễn.
Cuộc nội chiến bảy năm đã kích hoạt cuộc khủng hoảng tị nạn lớn nhất trong lịch sử hiện đại. 22 triệu người Syria đã phải rời khỏi nhà của họ, bao gồm 6 triệu người đã bỏ chạy ra nước ngoài.
Theo Danviet
Cuộc chiến Syria: Nhói lòng cảnh phụ nữ phải đổi tình lấy thức ăn
Cuộc nội chiến kéo dài suốt 7 năm chưa dứt ở Syria đẩy nhiều phận đời ở đất nước này vào cảnh bi đát cùng cực, trong đó bao gồm những phụ nữ phải chấp nhận đánh đổi thân xác để có thức ăn, nhu yếu phẩm cấp thiết hàng ngày...
Không dám nhận viện trợ vì sợ phải trao thân
Theo đài BBC, tình trạng phụ nữ và các bé gái ở Syria bị bóc lột, lạm dụng tình dục bởi những người phân phối hàng cứu trợ của Liên Hiệp Quốc (LHQ) và các tổ chức từ thiện quốc tế phổ biến đến mức một số phụ nữ Syria từ chối đi đến các trung tâm phân phối hàng cứu trợ vì sợ người ta nghĩ rằng họ phải trao thân để đổi lấy đồ mang về nhà.
Một nhân viên cứu trợ tiết lộ với hãng tin BBC rằng, một số tổ chức nhân đạo đã "mắt nhắm mắt mở" trước nạn đổi tình lấy cứu trợ trên vì việc tận dụng sự hỗ trợ của bên thứ 3 và quan chức địa phương là cách duy nhất để đưa hàng cứu trợ vào những vùng nguy hiểm mà các nhân viên nước ngoài không thể tiếp cận.
Một phụ Syria vác trên vai 2 thùng hàng cứu trợ
Mặc dù việc đổi tình lấy cứu trợ đã được cảnh báo 3 năm trước đây, nhưng một báo cáo mới cho thấy vấn nạn tồi tệ đó vẫn đang tiếp diễn ở miền Nam Syria.
Báo cáo có tựa đề "Những tiếng nói từ Syria 2018" của Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA) cho biết, một số phụ nữ, cô gái trẻ buộc phải kết hôn với các quan chức trong một khoảng thời gian ngắn để được nhận những bữa ăn.
Còn những người phân phối hàng cứu trợ thì xin số điện thoại của những phụ nữ trẻ, bảo họ về nhà để lấy hàng cứu trợ rồi ép phải trao thân với được nhận hàng.
Cũng theo báo cáo của UNFPA, những phụ nữ và trẻ em gái nào không có đàn ông bảo vệ, như người góa chồng, đã ly hôn và phải đi sơ tán là những người dễ bị bóc lột tình dục hơn cả.
Những trường hợp phụ nữ bị bóc lột tình dục đầu tiên được ghi nhận vào tháng 3.2015. Các nạn nhân là một nhóm phụ nữ Syria chạy tị nạn ở Jordan.
"Nạn bóc lột và lạm dụng tình dục phụ nữ cũng như trẻ em gái đã bị ngó lơ. Vấn nạn này đã được biết đến nhưng bị ngó lơ trong 7 năm qua", bà Danielle Spencer, một cố vấn nhân đạo làm việc cho một tổ chức từ thiện chia sẻ.
Giới chức trách nói gì?
Nội chiến đã kéo dài suốt 7 năm qua ở Syria và hiện vẫn chưa chấm dứt...
Các cơ quan Liên Hợp Quốc và các tổ chức từ thiện tuyên bố, họ không dung thứ cho vấn nạn phải đổi tình để lấy viện trợ.
Trước đó, sau cuộc họp được UNPFA tổ chức tại thủ đô Amman - Jordan hôm 15.7.2015, một số cơ quan cứu trợ quốc tế đã siết chặt hoạt động để ngăn vấn nạn trên tiếp diễn nhưng tại nhiều tỉnh Syria, phụ nữ vẫn phải đổi tình để lấy viện trợ.
Theo Reuters, hơn 120 nhân viên các tổ chức từ thiện hàng đầu thế giới bị sa thải trong năm 2017 vì có hành vi tình dục sai trái. Ngoài ra, Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế (ICRC) tiết lộ 21 nhân viên của họ bị sa thải hoặc từ chức vì cáo buộc tương tự từ năm 2015.
Trong khi đó, LHQ tháng trước cho biết đã nhận được 40 cáo buộc về bóc lột, lạm dụng tình dục trong 3 tháng cuối năm 2017.
Theo phát ngôn viên LHQ Stephane Dujarric, 15 cáo buộc trong số này nhằm vào các sứ mệnh gìn giữ hòa bình, 17 vụ liên quan đến các cơ quan, quỹ, chương trình của LHQ trong khi 8 trường hợp nhắm đến các đối tác của tổ chức này. Hầu hết vụ việc đang được điều tra.
"Điều quan trọng là phải hiểu rằng, việc lạm dụng một ai đó đang cần được hỗ trợ là hành vi đáng khinh", ông Andrej Mahecic, phát ngôn viên của Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn nhấn mạnh.
Theo Danviet
Phiến quân Syria bắn rơi máy bay quân sự, phi công thiệt mạng Chiến máy bay quân sự Syria L-39 Albatros được cho là bị phiến quân Hồi giáo cực đoan bắn rơi ở vùng nông thôn phía Đông Hama, nơi đang diễn ra giao tranh ác liệt. Phiến quân Hồi giáo Syria vừa tuyên bố bắn hạ một máy bay quấn sự của quân đội Syria. Ảnh minh họa: Reuters. Hãng thông tấn SANA của...