Chiến sự Iraq có thể lan sang Jordan và Lebanon?
Nhóm “Nhà nước Hồi giáo Iraq và vùng Cận Đông” chiếm được thành phố biên giới Iraq và Syria làm dấy lên lo ngại chiến sự có thể lan sang láng giềng.
Nhóm “Nhà nước Hồi giáo Iraq và vùng Cận Đông” (ISIL) và các thành viên gốc Sunni khác vừa đánh chiếm thành phố Al-Qa’im và một số địa phương khác ở biên giới Iraq với Syria ngày 21/6.
Đối với phiến quân ISIL, thành phố Al-Qa’im có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng vì sau khi chiếm được họ tự do vận chuyển vũ khí, đạn dược và nhiên liệu từ nước này sang nước khác.
Phiến quân ISIL chiếm được thành phố biên giới Al-Qa’im.
Video đang HOT
Việc nhóm ISIL chiếm được thành phố ở biên giới Iraq và Syria gây ra những quan ngại sâu sắc trong cộng đồng quốc tế lo lo lắng tình hình chiến sự có thể lan sang các nước láng giềng của Iraq và Syria. Nhóm ISIL từng đăng một đoạn video trong đó họ đe dọa không chỉ xâm lược Jordan mà cả Lebanon.
Các chuyên gia coi tuyên bố đó chỉ là tuyên truyền, tương tự như bản đồ công bố tuần trước, theo đó “nhà nước Hồi giáo” thậm chí bao gồm cả Kuwait. Tuy nhiên, theo cơ quan tình báo phương Tây, nhóm ISIL có quân số khoảng 15 nghìn người và có thể tăng lên trong tương lai gần.
Trong khi đó tại Iran xuất hiện thông tin rằng Qatar tuyển dụng 1.800 lính đánh thuê từ châu Phi để gửi đến Iraq. Iraq cũng hy vọng sẽ nhận được viện trợ.
Trong một diễn biến khác, phiến quân đã chiếm thị trấn Rutba, cách biên giới Jordan 150km về phía Đông vào tối 21/6. Đây là thị trấn thứ 4 rơi vào tay lực lượng này kể từ hôm 20/6.
Theo Kiến Thức
Số người chết do MERS tại Ả Rập Xê Út tăng liên tục
Liên tiếp trong những ngày qua có thêm nạn nhân tử vong do nhiễm virus đường hô hấp MERS tại Ả Rập Xê Út khiến người dân nước này ngày càng lo lắng.
Các nhà nghiên cứu cho rằng lạc đà có thể là chủ thể truyền virus MERS cho con người - Ảnh: Reuters
Theo báo cáo mới nhất của Bộ Y tế Ả Rập Xê Út trong ngày 18.5 thì đã có thêm 5 người tử vong do MERS, đưa số người chết tại đất nước bị ảnh hưởng tồi tệ nhất bởi căn bệnh này lên 168 người.
Hãng tin AFP dẫn nguồn từ Bộ Y tế Ả Rập Xê Út cho hay, số ca nhiễm MERS, hay còn gọi là Hội chứng hô hấp Trung Đông, tại quốc gia này là 529, kể từ ca bệnh đầu tiên được phát hiện vào năm 2012.
Trong số những trường hợp tử vong mới nhất có hai nam tuổi 67 và 55 cùng một phụ nữ 80 tuổi ở thành phố cảng Jeddah, nơi bùng phát các ca bệnh trong số nhân viên của Bệnh viện King Fahd hồi tháng trước, gây nên sự hoảng loạn trong cộng đồng và khiến giám đốc bệnh viện cùng Bộ trưởng Y tế bị sa thải.
Các nạn nhân còn lại là hai người đàn ông 71 tuổi và 77 tuổi tử vong tại Riyadh và Medina, thông tin trên website của Bộ Y tế Ả Rập Xê Út cho hay.
Theo AFP, một số quốc gia khác bao gồm Ai Cập, Jordan, Lebanon, Hà Lan, U.A.E và Mỹ cũng có báo cáo các ca nhiễm MERS mới, hầu hết các bệnh nhân từng có mặt tại Ả Rập Xê Út.
Được biết, MERS có họ hàng với loại virus gây nên Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) xuất phát từ Trung Quốc, lan ra khắp Đông Nam Á hồi năm 2003, khiến 8.273 người nhiễm bệnh và làm khoảng 800 người tử vong.
Giống như SARS, virus gây bệnh MERS đã được truyền từ động vật sang người, gây nên các triệu chứng như ho, sốt, viêm phổi nhưng MERS có điểm khác là làm người bệnh bị suy thận cấp.
AFP trước đó dẫn các nhà nghiên cứu cho rằng lạc đà có thể là chủ thể truyền virus MERS cho con người.
Theo TNO
Mỹ đã 'nuôi ong tay áo" phiến quân ISIL? Theo giới chức Jordan, nhiều phần tử thuộc tổ chức "Nhà nước Hồi giáo Iraq và vùng Levant" (ISIL) từng được các cố vấn Mỹ huấn luyện tại một căn cứ bí mật ở Jordan hồi năm 2012. Các quan chức này cho biết, có hàng chục phần tử ISIL được huấn luyện ở thời điểm đó và đây là một phần kế...