Chiến lược trở thành ‘ắc quy châu Á’ bằng thủy điện của Lào
Lào muốn trở thành quốc gia xuất khẩu thủy điện lớn nhất khu vực, nhưng cũng làm dấy lên quan ngại về môi trường và an toàn.
Người dân chạy lũ sau sự cố vỡ đập Xe Pian-Xe Namnoy. Video: Attapeu Today.
Một trong năm đập phụ tại dự án thủy điện Xe Pian-Xe Namnoy ở tỉnh Attapeu, đông nam Lào tối 23/7 bị vỡ, khiến lượng nước khổng lồ trút xuống hạ lưu, gây ngập nặng 7 ngôi làng, nhiều người chết và mất tích. Dự án xây đập Xe Pian-Xe Namnoy có giá trị hơn một tỷ USD, được coi là một phần trong chiến lược xây hàng loạt nhà máy thủy điện của Lào để thực hiện tham vọng trở thành “ắc quy của châu Á”, theo Reuters.
Dự án đập Xe Pian-Xe Namnoy với công suất 410 MW được khởi công từ năm 2013 và dự kiến được đưa vào vận hành vào đầu năm 2019. Đây là một phần trong đại dự án của Công ty Năng lượng Xe Pian Xe Namnoy (PNPC) được thành lập năm 2012 ở tỉnh Pakse, với mục tiêu xây dựng một loạt đập thủy điện trên các sông Houay Makchanh, Xe Namnoy và Xe Pian.
PNPC dự tính xuất khẩu 90% lượng điện sản xuất từ các dự án này sang Thái Lan, 10% còn lại được hòa vào mạng lưới điện địa phương. Chính sách này được cho là theo chiến lược sản xuất và bán điện cho các nước láng giềng của chính phủ Lào, nhằm tận dụng lợi thế về thủy điện của quốc gia này.
Lào được coi là địa điểm lý tưởng để xây dựng các đập thủy điện. Theo ước tính của Hiệp hội Thủy điện Quốc tế (IHA), Lào có tiềm năng thủy điện tới 26,5 GW, thuộc một trong những quốc gia Đông Nam Á có tài nguyên thủy điện dồi dào nhất.
Với lợi thế lượng mưa trung bình hàng năm lớn, địa hình nhiều đồi núi và mật độ dân số thấp, Lào có thể khai thác được khoảng 18 GW điện trong tiềm năng của mình, theo IHA. Vị trí địa lý của Lào cũng là nơi sông Mekong và nhiều nhánh phụ của nó chảy qua, đóng góp khoảng 35% tổng lưu lượng của sông Mekong.
Thủy điện được coi là giải pháp cung cấp năng lượng giá rẻ ở Lào. Tuy nhiên, trước năm 1993, cả nước Lào mới chỉ có 4 nhà máy thủy điện được đưa vào vận hành, cung cấp 206 MW điện. Ngành năng lượng của Lào tăng trưởng mạnh mẽ khi chính phủ mở cửa lĩnh vực này cho các nhà đầu tư nước ngoài từ năm 1993.
Trong 20 năm qua, với sự tham gia của nhà thầu nước ngoài, các dự án thủy điện của Lào đã sản xuất ra hơn 3,5 GW điện. Hiện tại, quốc gia này đang có 10 đập thủy điện được đưa vào vận hành, gần 20 công trình khác đang được xây dựng và hàng chục dự án đang được hoạch định.
Theo hãng thông tấn Lào LNA, đến năm 2017, Lào có 46 nhà máy thủy điện đang hoạt động và 54 nhà máy khác đang được xây dựng hoặc quy hoạch. Chính phủ Lào có kế hoạch xây thêm 54 đường dây tải điện và 16 trạm biến áp đến năm 2020 để phục vụ mục tiêu có 100 nhà máy thủy điện với tổng công suất 28.000 MW.
Hiện nay, Lào đang xuất khẩu 2/3 sản lượng từ các nhà máy thủy điện, nguồn thu từ bán điện chiếm tới gần 30% tổng thu xuất khẩu của Lào. Năm 1993, Lào và Thái Lan ký bản ghi nhớ thỏa thuận (MOU) đầu tiên, trong đó Lào nhất trí bán 1.500 MW điện cho Thái Lan. Bản ghi nhớ này sau đó được điều chỉnh nhiều lần theo nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của Thái Lan. Theo thỏa thuận mới nhất, Lào sẽ cung cấp khoảng 7.000 MW điện cho Thái Lan đến năm 2020.
Khu vực vỡ đập thủy điện ở Lào. Bấm vào ảnh để xem chi tiết.
“Nếu Lào muốn thoát khỏi tình trạng kém phát triển nhất vào năm 2020, việc phát triển các dự án đập thủy điện ở sông Mekong là lựa chọn duy nhất”, Thứ trưởng Năng lượng và Mỏ Lào Viraphonh Viravong từng nhiều lần tuyên bố, theo Viện Lowy.
“Lào không phải là một công xưởng sản xuất với nhiều công nhân có tay nghề cao, nhưng thứ họ có là các ngọn đồi và rất nhiều nước. Thế nên chiến lược của quốc gia này là biến Lào trở thành nơi sản xuất điện cho cả châu Á”, nhà báo Frederic Spohr thường trú tại Lào nói với tờ DW của Đức.
Video đang HOT
Gây lo ngại về môi trường và an toàn
Trọng tâm trong chiến lược “ắc quy châu Á” của Lào là đại dự án thủy điện Xayaburi trên sông Mekong do tập đoàn CH Karnchang của Thái Lan phụ trách. Theo truyền thông nhà nước Lào, dự án này có kinh phí 3,5 tỷ USD, có thể sản xuất 1.285 MW điện phục vụ xuất khẩu, nhưng đồng thời cũng gây ra nhiều lo ngại về môi trường sinh thái, theo Investvine.
Các nhà hoạt động bảo vệ môi trường đã nhiều lần lên tiếng về các dự án thủy điện của Lào trên sông Mekong, cho rằng chúng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến dòng chảy của nước, hoạt động của các loài cá và phù sa xuống hạ lưu, đe dọa sinh kế hàng chục triệu người sống dọc dòng sông.
Một báo cáo của Ủy hội Sông Mekong cho biết các dự án thủy điện trên dòng sông này làm sụt giảm sản lượng lúa, số lượng cá và phù sa ở vùng hạ nguồn, nơi các quốc gia như Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanmar và Việt Nam đóng góp khoảng 15% sản lượng lúa gạo toàn cầu, theo thống kê của tạp chí Economist.
Đến đầu năm 2012, Lào phải ngừng dự án xây dựng đập Xayaburi để nghiên cứu, xử lý những lo ngại về môi trường do công trình gây ra, theo BBC. Sau khi chỉnh sửa thiết kế của đập, Lào tiếp tục dự án Xayaburi vào tháng 11/2012.
Ngoài tác động về môi trường do các con đập thủy điện gây ra, các nhà hoạt động cũng nêu lo ngại về mức độ an toàn của các dự án ngăn dòng chảy này. Trong nhiều năm qua, các nhóm hoạt động như Tổ chức Sông ngòi Quốc tế có trụ sở ở Mỹ đã cảnh báo rằng các con đập ở Lào có thể không chống chịu được với các điều kiện thời tiết ngày càng khắc nghiệt. “Những sự kiện thời tiết cực đoan và khó lường đang ngày càng trở nên phổ biến ở Lào và khu vực xung quanh do biến đổi khí hậu”, tổ chức này cho biết.
Năm 2013, Lào đã phải hứng chịu một trong những thiên tai tồi tệ nhất khi 5 đợt mưa lớn liên tiếp kéo dài suốt ba tháng, gây ra tình trạng ngập lụt nghiêm trọng, ảnh hưởng tới khoảng 347.000 người.
Năm ngoái, đập thủy điện Nam Ao ở tỉnh Xieng Khuang bị vỡ, gây ra lũ quét làm hư hại tài sản và đe dọa tính mạng người dân. Sự cố này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về các tiêu chuẩn an toàn trong việc xây dựng nhà máy thủy điện ở Lào.
Tổ chức Sông ngòi Quốc tế cho rằng hệ thống cảnh báo thiên tai ở Lào chưa hoạt động hiệu quả. “Sự cố vỡ đập Xe Pian-Xe Namnoy cho thấy các hệ thống cảnh báo trong xây dựng và vận hành đập vẫn chưa phù hợp. Cảnh báo về vỡ đập dường như được phát ra quá muộn và không hiệu quả trong việc đảm bảo người dân sơ tán an toàn”.
Chủ thầu Hàn Quốc SK Engineering & Construction cho biết họ phát hiện vết nứt trên đập vào ngày 22/7, nhưng đến 21h cùng ngày mới phát cảnh báo tới chính quyền địa phương để bắt đầu sơ tán các hộ dân sống gần đập.
Nước lũ ngập gần tới nóc nhà sau sự cố vỡ đập Xe Pian – Xe Namnoy. Ảnh: Attapeu Today.
Sau nỗ lực gia cố vết nứt bất thành, nhà thầu bắt đầu cho xả nước một đập chính lúc 3h sáng 23/7, nhưng đến 12h, chính quyền địa phương mới ra lệnh cho người dân ở hạ lưu sơ tán. Đến 20h cùng ngày, đập phụ bị vỡ, nhấn chìm các ngôi làng, cuốn trôi hàng trăm người cùng nhiều tài sản.
“Vụ vỡ đập Xe Pian-Xe Namnoy đặt ra những câu hỏi rất nghiêm túc về quá trình quy hoạch và quản lý các đập thủy điện ở Lào”, Maureen Harris, thành viên Tổ chức Sông ngòi Quốc tế, nói. “Đây là dự án do tư nhân quản lý và tôi tin rằng nhiều dự án thủy điện khác ở Lào giờ đây cần được đặt dưới sự giám sát lập tức để tránh thảm họa tái diễn”.
Thành Nguyễn
Theo VNE
TRỰC TIẾP: Việt Nam họp khẩn sau vụ vỡ đập thủy điện ở Lào
Chiều 25.7, Ban Chỉ đạo T.Ư về Phòng chống thiên tai tổ chức cuộc họp khẩn liên quan đến vụ việc vỡ đập thuỷ điện Xe Pian-Xe Namnoy ở tỉnh Attapeu, đông nam Lào và những tác động tới Việt Nam để đưa ra những giải pháp ứng phó. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, Trưởng Ban Chỉ đạo T.Ư về Phòng chống thiên tai Nguyễn Xuân Cường chủ trì cuộc họp.
2h40: Thông tin về sự cố vỡ đập thuỷ điện ở Lào, đại diện Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cho biết, chiều 24.7, Thủ tướng đã họp về vỡ đập thuỷ điện Lào đồng thời sắp xếp huy động lực lượng để hỗ trợ các bạn Lào trong vấn đề cứu nạn, cứu hộ.
Vị đại diện Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
"Ngay sáng nay chúng tôi đã phối hợp với quân khu 5 để sang Lào tổ chức cứu hộ cứu nạn, đưa cả trang thiết bị sang hỗ trợ, sau đó sẽ bàn giao các thiết bị máy móc cứu nạn này cho Lào tiếp nhận", vị đại diện cho biết.
2h15: Ông Trần Quang Hoài - Tổng cục trưởng Tổng cục phòng chống thiên tai cho biết: Tại Việt Nam từ đầu năm 2018 đến nay trên cả nước đã xuất hiện 14/21 loại hình thiên tai trong đó đã xảy ra 4 cơn bão, 4 áp thấp nhiệt đới, trong đó hoàn lưu sau bão số 3 đã gây mưa lớn diện rộng từ ngày 13-22.7, đặc biệt có nơi gần 1.000mm kéo dài ở hầu hết các tỉnh phía Bắc và từ Hà Tĩnh trở ra. Lũ lớn trên báo động 3 ở thượng nguồn sông Thao, sông Hoàng Long gây thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản và sản xuất nông nghiệp tại các địa phương. Từ đầu năm đến nay thiên tai đã làm 110 người chết và mất tích, 82 người bị thương. Tổng thiệt hại kinh tế gần 3.600 tỷ đồng.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường.
2h: Cuộc họp có sự tham gia của ông Lê Công Thành, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường (TN-MT); PGS.TS Trần Hồng Thái - Tổng cục Khí tượng Thủy văn cùng đại diện các Bộ Y tế, Bộ TN-MT, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Ngoại giao.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết trong năm qua thiên tai diễn biến bất thường, chưa bao giờ thấy nắng nóng bất thường, mưa lớn bất thường không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới. Điển hình là đợt lũ ở Nhật Bản trong tháng 6 vừa qua khiến hàng trăm người chết mất tích.
Toàn cảnh cuộc họp khẩn do ông Nguyễn Xuân Cường chủ trì. Ảnh: Thiên Chương
Ở Việt Nam từ đầu năm đến nay, đặc biệt từ ngày 22.6 chúng ta đối mặt 2 đợt mưa rất lớn trên diện rộng, đợt mưa ngày 22.6 mưa lớn toàn bộ các tỉnh phía bắc, đặc biệt ở 2 tỉnh Hà Giang, Lai Châu gây thiệt hại lớn. Đợt mưa trong tháng 7 cũng gây ra thiệt hại lớn về người, tài sản, cơ sở vật chất cho thấy diễn biến thời tiết rất bất thường... Nếu chúng ta không khẩn trương củng cố lại hạ tầng và các giải pháp thì không chỉ hậu quả sẽ nặng nề, mà thậm chí là thảm hoạ thiên tai sẽ xảy ra.
Ông Trần Quang Hoài - Tổng cục trưởng Tổng cục phòng chống thiên tai. Ảnh: Thiên Chương
Trước đó, ông Vũ Xuân Thành - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai cho biết, phía Bộ cũng đưa ra những tính toán cụ thể tác động tới Việt Nam để có những biện pháp ứng phó kịp thời cho các địa phương liên quan, đặc biệt các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith có mặt tại khu vực vỡ đập chỉ đạo lực lượng cứu hộ. Ảnh: NLĐ
Theo Reuters, các nhân viên cứu hộ hôm nay (25.7) đang nỗ lực tìm kiếm những người sống sót trong vụ vỡ đập thủy điện Xe Pian-Xe Namnoy dù điều kiện rất khó khăn do vùng bị ảnh hưởng là khu vực xa xôi, hẻo lánh.
Truyền thông địa phương đã đăng tải nhiều hình ảnh tại hiện trường cho thấy người dân ở các làng, bao gồm nhiều trẻ em mắc kẹt trên mái nhà xung quanh là biển nước mênh mông, mong ngóng được giải cứu.
Một số người khác cố gắng lên thuyền gỗ để đến nơi an toàn hơn. Việc tiếp cận khu vực bị nước lũ chia cắt đang gặp nhiều khó khăn. Chính quyền Lào chỉ có thể sử dụng trực thăng hoặc ca-nô để đưa người còn mắc kẹt ra khu vực an toàn.
Tờ Vientiane Times của Lào dẫn lời một quan chức cấp cao của tỉnh cho biết, nhiều dân làng vẫn mất tích, hàng nghìn người mất nhà cửa sau vụ vỡ đập phụ của dự án thủy điện Xe Pian - Xe Namnoy.
Đập phụ bị vỡ là một phần của một mạng lưới gồm ba đập chính và 5 đập phụ trong dự án đập thủy điện XePian - Xe Namnoy do các nhà thầu Thái Lan, Hàn Quốc và Lào phụ trách. Dự án đã hoàn thiện 90% và dự kiến đi vào hoạt động từ năm 2019.
Lực lượng cứu hộ vận chuyển lương thực lên trực thăng để đưa đến tỉnh Attapeu hôm 24.7. Ảnh: BBC.
Chủ thầu Hàn Quốc SK Engineering & Construction cho biết vết nứt đầu tiên được phát hiện trên đập vào ngày 22.7. Đến 21h cùng ngày, con đập bị hư hại một phần, nhà thầu phát cảnh báo với chính quyền và dân làng gần đập bắt đầu được sơ tán. Một đội kỹ sư được cử đến gia cố vết nứt trên đập nhưng gặp nhiều khó khăn vì mưa lớn.
Trước đó, tối 23.7 đập thủy điện Xe Pian-Xe Namnoy ở tỉnh Attapeu, đông nam Lào bị vỡ, hàng trăm người mất tích và nhiều người ở 6 làng thuộc huyện Sanamxay được cho là đã thiệt mạng, theo hãng thông tấn Lào LNA. Hơn 6.600 người rơi vào tình cảnh mất nhà cửa do nước lũ.
Hồ chứa thuỷ điện Xe Pian-Xe Namnoy có thiết kế 1,034 tỷ m3 và hiện mới tích nước được một phần. Lưu lượng xả của thuỷ điện Xe Pian-Xe Namnoy hơn 200m3/s, rất thấp so với lưu lượng đang xả của các thuỷ điện lớn ở Việt Nam. Khoảng cách từ thuỷ điện tới biên giới Việt Nam khoảng 650km và nếu có tác động đến Việt Nam phải 5-8 ngày nước mới về đến Tân Châu, Châu Đốc (An Giang).
Theo Danviet
24 người của HAGL đang bị bao vây giữa hai dòng nước xiết Công nhân người Việt không nhận được cảnh báo đập thủy điện ở tỉnh Attapeu (Lào) có thể vỡ nên không di tản, đang mắc kẹt cùng 2 trẻ em. . Vỡ đập thủy điện nhìn từ trên cao. Sáng 25/7, trao đổi với VnExpress, ông Nguyễn Nhật Hóa - Giám đốc Công ty TNHH Phát triển Nông nghiệp MTV Đại Thắng (trực...