Chiến lược tài chính quốc gia: Mở cửa nhiều doanh nghiệp tham gia chuyển mạch
Một trong những điểm nổi bật của Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu năm 2020 là việc mở cửa, cho phép các DN tham gia thị trường chuyển mạch tài chính, bù trừ điện tử nhằm tạo sự cạnh tranh, giúp giảm chi phí, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt.
Thanh toán di động đang ngày càng lên ngôi.
Quyết định 149/QĐ-TTg về Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 22/1/2020. Theo đó, sẽ hướng tới việc phổ cập các sản phẩm, dịch vụ tài chính cơ bản do các tổ chức được cấp phép cung ứng, bao gồm: thanh toán, chuyển tiền, tiết kiệm, tín dụng, bảo hiểm.
Chiến lược được các chuyên gia tài chính cho rằng có nhiều đổi mới, mang tính đột phá, thể hiện tầm nhìn mới của Chính phủ nhằm đem lại sự phát triển trong lĩnh vực dịch vụ tài chính của Việt Nam. Với mục tiêu là mọi người dân và doanh nghiệp đều được tiếp cận, sử dụng an toàn, thuận tiện các sản phẩm, dịch vụ tài chính phù hợp nhu cầu, với chi phí hợp lý, do các tổ chức được cấp phép cung ứng một cách có trách nhiệm và bền vững.
Trước đó, Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2016 – 2020, cũng đã đề ra Việt Nam phải tạo được sự chuyển biến rõ rệt về phương thức thanh toán không tiền mặt. Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam vẫn được đánh giá là một trong những quốc gia có tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt thấp trong khu vực bởi thanh toán tiền mặt vẫn chiếm hơn 90%.
Thực tế, ngoài việc người dân chưa chịu bỏ thói quen dùng tiền mặt thì có nguyên nhân từ sự kém đa dạng của các dịch vụ thanh toán cũng như độ phủ của các dịch vụ thanh toán tới nhiều khu vực có điều kiện chưa thuận lợi. Sự tham gia của nhiều doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ tài chính sẽ có thêm nhiều nguồn lực, sự sáng tạo để khắc phục hạn chế này.
Mục tiêu của chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 sẽ có ít nhất 80% người trưởng thành có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác; tiến tới mục tiêu mỗi người trưởng thành có ít nhất một tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác vào năm 2030. Chiến lược cũng đặt mục tiêu, số lượng giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt đạt tốc độ tăng 20% -25% hàng năm.
Video đang HOT
Chiến lược kỳ vọng không chỉ đạt được mục tiêu của Đề án trước đó mà còn tác động sâu rộng trong lĩnh vực tài chính, từ đó phát triển đuổi kịp thanh toán điện tử của các nước trong khu vực và trên thế giới. Thu hút doanh nghiệp, khuyến khích khách hàng tham gia thanh toán điện tử nhiều hơn.
Chuyển mạch tài chính, thanh toán bù trừ là lĩnh vực là một hạ tầng quan trọng của quốc gia. Hiện nay trong lĩnh vực chuyển mạch tài chính có bù trừ điện tử, mới chỉ có Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) là đơn vị duy nhất cung ứng hạ tầng thanh toán cho hàng chục ngân hàng nội địa và quốc tế tại Việt Nam.
Trong khi đó, xu hướng dịch chuyển sang thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng tăng. Cơ cấu giao dịch đang có sự dịch chuyển từ giao dịch rút tiền mặt sang chuyển mạch giao dịch thanh toán và chuyển tiền liên ngân hàng. Nếu chỉ dựa vào hệ thống chuyển mạch hiện nay rất khó để giảm phí, tăng tốc độ xử lý giao dịch, đẩy nhanh phổ cập tài chính toàn diện trên cả nước.
Các ứng dụng ngân hàng hiện nay đang hỗ trợ đa dạng các tiện ích cho người dùng
Hiện nay, vào các dịp lễ, Tết là thời gian các doanh nghiệp, tiểu thương chốt công nợ, chốt thanh toán và chi trả tiền lương cho người lao động cả nước, nhu cầu về các giao dịch hàng hoá, tiêu dùng… tăng đột biến nên khi thực hiện các giao dịch người dùng rất dễ gặp tình trạng “nghẽn” mạng.
Vì vậy, chiến lược cũng đề ra nghiên cứu, xây dựng cơ chế cho hoạt động chuyển mạch tài chính, bù trừ điện tử theo hướng cho phép thêm các tổ chức, doanh nghiệp có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung ứng dịch vụ nhằm tăng tính cạnh tranh, đảm bảo an ninh, an toàn, tăng hiệu quả xử lý, giảm phí giao dịch thanh toán, chuyển tiền cho người dân…
Theo TS.Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính – ngân hàng, việc cho phép mở cửa, cho phép các doanh nghiệp tham gia chuyển mạch tài chính thanh toán bù trừ là điều rất phù hợp với Việt Nam hiện nay. Sự tham gia của tư nhân sẽ góp phần mở rộng hệ thanh toán quốc gia, tạo nền tảng đủ lớn cho phát triển dịch vụ không dùng tiền mặt hiện nay.
Việc có thêm doanh nghiệp tham gia thị trường, chắc chắn sẽ xóa bỏ sự độc quyền, tạo ra cạnh tranh mạnh mẽ, giúp giảm chi phí, tăng các tiện ích, thúc đẩy nhanh quá trình thanh toán không dùng tiền mặt.
PV (Theo Tienphong.vn)
Chuyên gia nhận định: Giá vàng trong nước có thể giảm hơn nữa
Thị trường vàng vừa trải qua một tuần giảm giá khá mạnh, kim loại quý đã rời khỏi mốc 47 triệu đồng/lượng. Giới phân tích nhận định, trong ngắn hạn, giá kim loại quý có thể giảm hơn nữa.
Khách mua bán vàng tại Công ty kinh doanh vàng bạc Mạnh Hải. Ảnh: Trần Việt/TTXVN (ảnh tư liệu)
Trong phiên đầu tuần, giá vàng trong nước đã bất ngờ vọt lên mốc 48 triệu đồng/lượng trong bối cảnh giá vàng châu Á có lúc tăng lên 1.702,45 USD/ounce, mức cao nhất kể từ tháng 12/2012 trước diễn biến đáng quan ngại của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Bên cạnh đó, trong phiên này giá dầu giảm khoảng 20% sau khi Saudi Arabia giảm mạnh giá dầu xuất khẩu lần đầu tiên trong 20 năm qua đã tác động tiêu cực tới niềm tin của các nhà đầu tư, khiến họ tăng cường mua vào các tài sản an toàn, trong đó có vàng.
Tuy nhiên, kim loại quý nhanh chóng hạ nhiệt và nối dài chuỗi ngày giảm trong tuần. Giá vàng đã chịu ảnh hưởng từ hoạt động cân đối danh mục đầu tư khi một số nhà giao dịch bán vàng để mua vào chứng khoán. Ngoài ra, những thông tin cho rằng các Chính phủ sẽ thực hiện nhiều biện pháp để tránh xảy ra một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu do dịch COVID-19 cũng tạo sức ép lên kim loại quý này.
Từ mức 48 triệu đồng/lượng hôm đầu tuần, giá vàng đã rời khỏi mốc 47 triệu đồng/lượng trong phiên 13/3 khi giá vàng thế giới giảm hơn 3% giữa lúc các nhà đầu tư tăng cường bổ sung ký quỹ trong các loại tài sản khác. Trong phiên này, mỗi lượng vàng SJC đã rẻ đi tới hơn 1 triệu đồng/lượng.
Sáng nay (15/3), Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội ở mức 45,6 - 46,72 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Còn tại Công ty Vàng bạc Đá quý Bảo Tín Minh Châu, giá vàng SJC được niêm yết ở mức 45,77 - 46,55 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Như vậy, tính chung cả tuần, các doanh nghiệp vàng trong nước điều chỉnh giá vàng SJC giảm khoảng 800.000 - 900.000 đồng/lượng. Còn giá vàng thế giới tuần này cũng đã giảm hơn 9%, mức giảm cao nhất kể từ năm 1983 tới nay.
Nhà phân tích Suki Cooper của Ngân hàng Standard Chartered cho biết, trong lúc thị trường chứng khoán tiếp tục chịu áp lực và xuất hiện nhu cầu thanh khoản mạnh trên các thị trường khác, việc vàng bị bán tháo không phải là một điều quá bất thường.
Chuyên gia này nhận định trong ngắn hạn, giá vàng có thể giảm hơn nữa do nhà đầu tư muốn đóng lệnh chịu lỗ trên các thị trường, hoặc nếu họ muốn chuyển sang tiền mặt và giảm rủi ro trên danh mục đầu tư.
Chuyên gia Tai Wong, người đứng đầu mảng giao dịch kim loại tại Ngân hàng BMO cho biết, vàng và chứng khoán đã có mối tương quan tích cực trong những ngày gần đây. Nhưng việc kim loại quý này không thể tăng giá khi chứng khoán giảm là một dấu hiệu đáng lo ngại. Điều này chỉ ra rằng nhà đầu tư đang chuyển hướng sang tiền mặt, kênh "trú ẩn" an toàn nhất.
Đồng ý với các nhận định trên, ông Caroline Bain, chuyên gia kinh tế hàng hóa tại công ty tư vấn tài chính Capital Economics cho biết có vẻ các nhà đầu tư đã bán vàng để bù lỗ ở những thị trường khác. Theo chuyên gia này, việc thanh khoản dồi dào trên thị trường vàng đồng nghĩa với việc bán ra kim loại quý này là cách khá nhanh chóng để tăng tiền mặt trong những lúc cần thiết.
Mộc Miên (TTXVN.vn)
Hỗ trợ DN vượt Covid-19: Cần thiết và cẩn trọng Việc hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục khó khăn bằng các gói tín dụng và tài khóa được cho là cần thiết trong giai đoạn hiện nay, song cũng cần lường trước, kiểm soát các rủi ro có thể xảy ra từ việc trục lợi chính sách và có các điều chỉnh kịp thời để tránh đẩy lạm phát tăng cao. Cần hướng...