Chiến lược phòng, chống dịch COVID-19 giai đoạn 2021-2023 dự kiến có gì mới?
Dự kiến hết năm 2021 có 80% dân số trên 18 tuổ.i, và 100% dân số 12-18 tuổ.i được tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19.
Từ đầu năm 2022 sẽ có 100% tr.ẻ e.m 3-12 tuổ.i được tiêm đủ liều vắc xin theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới.
Nâng tỉ lệ tiêm chủng vắc xin và tiêm chủng tăng cường vẫn là giải pháp quan trọng trong chiến lược chống dịch 2021-2023 – Ảnh: TT
Đó là những mục tiêu cụ thể được Chính phủ đưa ra trong dự thảo chiến lược tổng thể về phòng, chống dịch COVID-19 giai đoạn 2021-2023, vừa được Văn phòng Chính phủ gửi lấy ý kiến các thành viên Chính phủ.
Điểm đáng lưu ý trong dự thảo chiến lược là sau khi gửi lấy ý kiến các thành viên Chính phủ, Chính phủ sẽ quyết định chọn một trong hai phương án: tiêm vắc xin phòng COVID-19 miễn phí cho toàn dân; và kết hợp giữa tiêm chủng miễn phí toàn dân và xã hội hóa, thu phí tiêm chủng vào thời điểm thích hợp.
Dự thảo chiến lược chống dịch COVID-19 trong giai đoạn 2021-2023 của Chính phủ tiếp tục theo đuổi quan điểm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trong bối cảnh đại dịch có khả năng còn kéo dài và diễn biến phức tạp.
Để bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng người dân, hạn chế đến mức thấp nhất các ca mắc, ca chuyển bệnh nặng, t.ử von.g do COVID-19, kiểm soát dịch sớm nhất để khôi phục và phát triển kinh tế – xã hội, Chính phủ đề ra 6 mục tiêu cụ thể trong chiến lược chống dịch từ nay đến hết năm 2023.
Đó là giảm tỉ lệ mắc bệnh nặng, tỉ lệ t.ử von.g do COVID-19 thông qua việc yêu cầu tất cả các cá nhân tuân thủ 5K kể cả khi đã đạt độ bao phủ vắc xin. Công tác chống dịch bảo đảm trên 90% trường hợp mắc mới được điều tra, truy vết, khoanh vùng và điều trị kịp thời. Các trường hợp nghi ngờ mắc dịch được phát hiện sớm, phấn đấu 100% các tỉnh, thành phố đủ năng lực tự thực hiện xét nghiệm và làm chủ công nghệ xét nghiệm mới.
Mục tiêu thứ 2 là trước ngày 31-12-2021 có trên 80% dân số trên 18 tuổ.i được tiêm đủ liều vắc xin, 100% dân số 12-18 tuổ.i được tiêm đủ liều vắc xin.
Từ đầu năm 2022 trở đi có 100% dân số trên 12 tuổ.i được tiêm đủ, tiêm tăng cường vắc xin phòng COVID-19. Bên cạnh đó, 100% tr.ẻ e.m 3-12 tuổ.i được tiêm đủ liều vắc xin theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới.
Mục tiêu số 3 là nâng cao năng lực của hệ thống y tế, đặc biệt là y tế dự phòng và y tế cơ sở, tất cả chính quyền cấp tỉnh phải phê duyệt kịch bản, phương án bảo đảm công tác y tế dự phòng, chống dịch theo từng cấp độ.
100% chính quyền cấp huyện thiết lập và vận hành trạm y tế lưu động, tổ chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại cộng đồng, cung cấp oxy y tế cho trạm y tế cấp xã để phòng chống dịch. Tất cả các tỉnh, thành phố bảo đảm thuố.c, hóa chất, thiết bị, vật tư, sinh phẩm phục vụ phòng chống dịch theo kịch bản địa phương đã duyệt của địa phương.
Mục tiêu số 4 là bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương bởi dịch COVID-19. Mục tiêu số 5 là chủ động thông tin tuyên truyền, định hướng dư luận, tạo đồng thuận, niềm tin xã hội để vượt qua dịch bệnh.
Mục tiêu số 6 được Chính phủ đề ra trong chiến lược chống dịch COVID-19 giai đoạn 2021-2023 là duy trì các hoạt động kinh tế – xã hội và sinh hoạt của người dân trong thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch bệnh.
Để hiện thực hóa các mục tiêu trong chiến lược chống dịch, Chính phủ dự kiến đưa ra 12 giải pháp trong chiến lược phòng chống dịch bệnh từ nay tới năm 2023, trong đó có bảo đảm độ bao phủ vắc xin, đưa vắc xin phòng COVID-19 trở thành một phần của chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia; giám sát phát hiện sớm các ca nhiễm, ổ dịch; khuyến khích người dân chủ động, tự xét nghiệm để sớm phát hiện lây nhiễm; việc điều trị F0 được điều trị liên thông tại nhà, khu cách ly tập trung, bệnh viện.
Video đang HOT
Chính phủ và các địa phương sẽ cung cấp đủ lương thực, thực phẩm, hàng thiết yếu theo tinh thần miễn phí hoặc xã hội hóa tại các khu cách ly y tế, vùng thực hiện giãn cách xã hội. Cung cấp gói cứu trợ khẩn cấp, túi an sinh xã hội cho tr.ẻ e.m, người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, neo đơn, không nơi lương tựa.
Tiếp tục duy trì Quỹ vắc xin phòng, chống COVID-19, thí điểm và triển khai các mô hình, tổ chức, tổ nhóm thiện nguyện, cá nhân tham gia hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi COVID-19.
Tổ chức nghiên cứu khoa học, ứng dụng thực tiễn để sáng chế ra vắc xin, thuố.c điều trị COVID-19.
Hàng nghìn ca Covid-19 cộng đồng ở Hà Nội và nhiều tỉnh thành
Hà Nội ghi nhận số ca mắc Covid-19 cao nhất kể từ khi dịch bùng phát, với 222 ca và gần nửa là ca cộng đồng.
Trong khi đó, các tỉnh ở miền Trung, miền Tây... số ca mắc mới tiếp tục gia tăng, .
Hà Nội: 222 F0 trong ngày, 105 ca cộng đồng
Ngày 9/11 là ngày Hà Nội ghi nhận nhiều F0 nhất từ khi dịch bùng phát, với 222 ca dương tính SARS-CoV-2, trong đó có 105 ca cộng đồng. Cộng dồn số F0 tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4) là 5.326 ca trong đó số F0 ghi nhận trong cộng đồng là 2.122 ca, số F0 là đối tượng đã được cách ly là 3.204 ca.
F0 cộng đồng tại Hà Nội có xu hướng gia tăng (Ảnh minh họa: Đ.Quân).
Hà Nam: Thêm 6 ca mắc mới
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Nam, trong ngày 9/11, trên địa bàn tỉnh ghi nhận 6 trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2. Trong số 6 bệnh nhân ghi nhận, có 5 trường hợp ở thành phố Phủ Lý, được phát hiện trong khu vực cách ly và một trường hợp tại huyện Thanh Liêm, phát hiện thông qua sàng lọc tại cơ sở y tế.
Nam Định: 20 F0, có 3 ca cộng đồng
Theo thông tin từ Sở Y tế Nam Định, trong ngày 9/11, toàn tỉnh Nam Định phát hiện thêm 20 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, trong đó 17 ca ở trong khu cách ly, phong tỏa, 3 ca ở cộng đồng.
Thái Bình: 5 ca mắc
Đêm ngày 8/11 và ngày 9/11, tỉnh Thái Bình ghi nhận thêm 5 ca mắc Covid-19 mới, trong đó 4 ca từ khu vực miền Nam về đã cách ly tập trung ở huyện Tiề.n Hải, huyện Kiến Xương và một ca là F1 đi chăm cháu ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình.
Thanh Hóa: Thêm 27 ca mắc mới
Trong 24 giờ qua, Thanh Hóa ghi nhận 27 ca mắc Covid-19, trong đó 14 trường hợp lây nhiễm trong tỉnh, còn lại là các trường hợp trở về từ các tỉnh, thành phố khác đang thực hiện cách ly theo quy định.
Như vậy, tính từ ngày 27/4 đến nay, Thanh Hóa đã ghi nhận 1.388 ca mắc Covid-19, có 850 người được điều trị khỏi được ra viện; 8 bệnh nhân t.ử von.g. Đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh Thanh Hóa đã triển khai tiêm được gần 1,5 triệu liều vaccine phòng Covid-19.
Nghệ An: 51 ca mắc Covid-19, vẫn còn ca cộng đồng
Tỉnh Nghệ An có thêm 51 trường hợp mắc Covid-19 mới, nâng tổng số ca mắc từ đầu mùa dịch đến nay lên 2.806 bệnh nhân.
Trong ngày, duy nhất một ca cộng đồng được ghi nhận tại huyện Quỳ Hợp, 50 ca còn lại đã được cách ly trước đó. Có 31 bệnh nhân Covid-19 được xuất viện, không ghi nhận ca t.ử von.g, hiện Nghệ An còn 441 bệnh nhân đang điều trị.
Hà Tĩnh: Thêm 19 ca ở xã miền núi đã phong tỏa
Trong ngày 9/11, Hà Tĩnh ghi nhận 31 ca mắc Covid-19; trong đó có 19 ca tại khu vực phong tỏa xã Kỳ Thượng (huyện Kỳ Anh), các trường hợp còn lại đã được cách ly tập trung.
Tính từ ngày 4/11 đến nay, Hà Tĩnh phát hiện 103 ca mắc Covid-19, trong đó có 19 ca trong khu vực phong tỏa và 48 ca trong cộng đồng.
Quảng Bình: 18 bệnh nhân xuất viện trong ngày
Ngày 9/11, Quảng Bình đã tổ chức xét nghiệm 3.677 người, trong đó phát hiện 9 ca dương tính với SARS-CoV-2, nâng tổng số ca mắc Covid-19 tại tỉnh này từ trước đến nay lên 2.098 ca.
Trong ngày, tại Quảng Bình cũng có thêm 18 bệnh nhân Covid-19 khỏi bệnh và xuất viện.
Gần 70 nghìn người tại Quảng Bình đã tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng Covid-19 (Ảnh: Tiến Thành).
Quảng Bình đã triển khai tiêm được trên 524 nghìn mũi vaccine phòng Covid-19, trong đó có gần 70.000 người đã tiêm đủ 2 mũi.
Quảng Trị: Không ghi nhận ca mắc mới
Trong ngày 9/11, tỉnh Quảng Trị không ghi nhận trường hợp mắc Covid-19 nào. Đến nay, địa phương này đã ghi nhận 527 trường hợp mắc Covid-19, đang điều trị 71 bệnh nhân.
Miền Tây: Hàng trăm F0 cộng đồng
Cần Thơ ghi nhận 295 ca nhiễm SARS-CoV-2 mới, trong đó 115 ca trong khu cách ly, số cách ly tại nhà 45 và 98 ca cộng đồng. Số ca mắc Covid-19 ở Cần Thơ từ ngày 8/7 đến nay là 10.410 ca , đã điều trị khỏi 6.783 ca.
Biểu đồ thể hiện ca mắc và ca chữa khỏi Covid-19 của Cần Thơ từ ngày 1 đến ngày 9/11 (Ảnh: Cổng thông tin điện tử Cần Thơ).
An Giang ghi nhận 450 trường hợp (giảm 110 ca) so với ngày hôm qua trong đó có 158 ca cộng đồng. Tổng số trường hợp mắc Covid-19 từ ngày 15/4 đến nay là 15.084 trường hợp (có 19 trường hợp tái dương tính).
Đồng Tháp phát hiện 3 79 ca mắc mới (tăng 28 so với hôm qua), gồm: 19 ca về từ vùng dịch, 71 ca trong các cơ sở cách ly y tế, 180 ca trong khu phong tỏa, 105 ca trong cộng đồng và 4 ca trong cơ sở điều trị.
Tiề.n Giang ghi nhận 207 ca mắc Covid-19 mới, trong đó có 68 ca trong cộng đồng, 129 ca trong khu cách ly và 10 ca trong khu phong tỏa.
Những ngày qua ca mắc Covid-19 ở Sóc Trăng tăng cao, hiện TP Sóc Trăng đang áp cấp độ dịch là cấp 3 tức vùng cam (Ảnh: Xuân Lương).
Sóc Trăng ghi nhận 29 2 trường hợp mắc mới Covid-19, trong đó có 97 trường hợp là F1 chuyển thành F0, 162 trường hợp cộng đồng; 31 trường hợp phát hiện trong khu vực phong tỏa và 2 trường hợp về từ vùng dịch.
Bạc Liêu có 232 trường hợp có kết quả RT-PCR khẳng định dương tính với virus SARS-CoV-2, trong đó có 107 ca cộng đồng .
Vĩnh Long ghi nhận 154 ca, trong đó 80 trường hợp cộng đồng, 29 trường hợp qua khám và sàng lọc tại cơ sở y tế, 38 trường hợp là F1 được cách ly tập trung trước đó và 7 trường hợp xét nghiệm sàng lọc tại một công ty.
Trà Vinh ghi nhận 154 ca mắc Covid-19, trong đó 97 ca trong cộng đồng, 23 ca trong khu cách ly tập trung, 20 ca là người ngoài tỉnh về địa phương, 13 ca trong khu phong tỏa và một ca tại cơ sở y tế.
Bến Tre ghi nhận có 75 ca mắc Covid-19. Tổng ca mắc toàn tỉnh là 2.927 ca. Trong đó 2.173 ca được chữa khỏi đã xuất viện, 53 ca t.ử von.g và 701 ca đang điều trị.
Bộ Y tế cho biết, trong một tuần qua, số ca mắc Covid-19 có xu hướng gia tăng. Thời điểm cuối tháng 10/2021, số ca mắc Covid-19 trên toàn quốc đã giảm xuống dưới 5.000 ca/ngày. Tiếp đó F0 tăng dần, mỗi ngày thêm vài trăm ca, đến ngày 9/11 số mắc mới trong cả nước đã lên đến con số 8.129 ca tại 55 tỉnh thành.
Như vậy, kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 984.805 ca nhiễm, đứng thứ 38/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/một triệu dân, Việt Nam đứng thứ 151/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ một triệu người có 9.996 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 979.840 ca, trong đó có 839.983 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Thêm 2 cán bộ y tế ở BV Dã chiến số 1 Hà Nam mắc COVID-19 Sau 50 ngày bùng phát đợt dịch mới, toàn tỉnh Hà Nam đã ghi nhận 1.091 ca mắc COVID-19, trong đó có 15 cán bộ y tế. Trao đổi PV Báo Sức khỏe & Đời sống tối 9/11, BS. Trương Mạnh Sức - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Hà Nam cho biết, qua công tác sàng lọc tại...