Chiến lược phát triển tên lửa đạn đạo của Iran đối mặt thử thách chưa từng có
Trong những năm gần đây, mặc dù Iran đã có được một số hệ thống phòng không tiên tiến, nước này vẫn ưu tiên phát triển tên lửa đạn đạo tấ.n côn.g để răn đe và tấ.n côn.g đối phương.
Tuy nhiên, chiến lược này hiện đang phải đối mặt với thử thách lớn nhất.
Tên lửa Iran được phóng trong một cuộc diễn tập quân sự ở miền Nam nước này ngày 19/1/2024. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Các cuộc không kích và tấ.n côn.g tên lửa của Israel vào Iran ngày 26/10 dường như đã phá hủy nghiêm trọng hệ thống phòng không tiên tiến nhất của Tehran, khiến Iran rất dễ bị tổn thương nếu quyết định phát động đợt tấ.n côn.g tên lửa thứ ba vào Israel. Đặc phái viên về Trung Đông của Tổng thống Mỹ Joe Biden, ông Amos Hochstein nhận định “Iran về cơ bản đang trần trụi”. Một quan chức Israel cho biết chiến dịch đã “nhắm chính xác” vào phòng không Iran, khiến Tehran rơi vào “thế bất lợi”. Nhiều báo cáo thậm chí còn cho rằng toàn bộ kho tên lửa phòng không S-300 do Nga sản xuất của Iran đã bị phá hủy.
Ông Arash Azizi, nghiên cứu viên thỉnh giảng tại Trung tâm Nghiên cứu Tương lai Dài hạn Frederick S. Pardee thuộc Đại học Boston chia sẻ “Hệ thống phòng không nội địa của Iran hoạt động khá tốt nhưng không thể thay thế S-300 hoặc quan trọng hơn là S-400 mà Iran rất cần nhưng chưa có được”.
Iran đã tự phát triển các hệ thống phòng không như Bavar 373 và 3rd Khordad mà nước này tuyên bố là có khả năng tương đương với hệ thống S-300.
Có nhiều lý do để hoài nghi về mức độ thiệt hại thực sự của hệ thống phòng không Iran. Theo ông James Devine, phó giáo sư Khoa Chính trị và Quan hệ quốc tế tại Đại học Mount Allison, S-300 do Nga sản xuất gồm nhiều bộ phận. Nếu một số thành phần từ mỗi hệ thống còn nguyên vẹn, Iran có thể “ghép nối” để tạo ra một hoặc hai bộ phận hoạt động được. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng không có đủ thông tin công khai để xác nhận điều này.
Lịch sử phát triển quân sự của Iran
Cuộc tấ.n côn.g của Israel là đòn trả đũa cho đợt tấ.n côn.g tên lửa đạn đạo quy mô lớn của Iran ngày 1/10. Trong nhiều thập kỷ, Tehran đã đầu tư mạnh vào kho tên lửa đạn đạo, không ngừng cải thiện độ chính xác và tầm bắ.n. Khác với đối thủ Israel – nước đã xây dựng một trong những hệ thống phòng không tiên tiến nhất thế giới, Iran tập trung phát triển tên lửa tấ.n côn.g. Mặc dù tìm kiếm hệ thống phòng không từ Nga, Moskva vẫn chậm cung cấp. Phòng không Iran là sự kết hợp của các hệ thống Nga, một số hệ thống nội địa và các hệ thống cũ từ trước Cách mạng Iran 1979.
Ông Farzin Nadimi, chuyên gia phân tích an ninh quốc phòng và là nghiên cứu viên cao cấp của Viện Chính sách cận Đông Washington, lưu ý rằng Iran sau cách mạng bắt đầu phát triển tên lửa đạn đạo trong cuộc chiến tranh dài với Iraq những năm 1980. Tehran phát triển chúng để đán.h bại Israel. Theo ông Nadimi, mặc dù những tên lửa này rõ ràng có thể phục vụ mục đích phòng thủ, tuy nhiên, nếu chỉ xét về tầm bắ.n, chúng “từng được dự định để bảo vệ Iran”.
Video đang HOT
Thách thức hiện tại và tương lai
Trong thời kỳ Mohammad Reza Shah Pahlavi (bỏ trốn khi diễn ra cách mạng Hồi giáo Iran 1979), cầm quyền, khi Tehran là đồng minh của Mỹ, Iran đã mua một phi đội máy bay chiến đấu F-14A Tomcat – được trang bị tên lửa tầm xa AIM-54 Phoenix và tên lửa đất đối không MIM-23 Hawk.
Iran sau cách mạng Hồi giáo đã mua S-200 và máy bay chiến đấu MiG-29A Fulcrum từ Liên Xô và sau đó đặt mua S-300 vào năm 2007 nhưng phải đến năm 2016 mới nhận được. Thiếu sót quan trọng nhất của Iran là không thể phát triển được không quân và phần lớn vẫn phụ thuộc vào máy bay do Mỹ sản xuất được mua từ thời lãnh đạo Shah.
Những năm gần đây, Iran tìm kiếm máy bay chiến đấu Su-35 Flanker và S-400 từ Nga nhưng đến nay vẫn chưa nhận được. Nhu cầu của Nga cho cuộc xung đột tại Ukraine khiến việc cung cấp trong tương lai gần là không thể.
Ông Arash Azizi nhận định Moskva khá thận trọng trong quan hệ quân sự với Iran dù mức độ hợp tác ấn tượng bởi Nga cũng có quan hệ truyền thống tốt với Israel và sẽ không mạo hiểm khi cung cấp cho Iran quá nhiều vũ khí.
Về phần mình Phó Giáo sư Devine lưu ý rằng Iran đã “tận dụng cơ hội” trong vấn đề quốc phòng. Nước này đã phát triển chương trình tên lửa đạn đạo và phòng không dựa trên việc sửa đổi, thiết kế ngược và nâng cấp các hệ thống nước ngoài. Ví dụ, Iran phát triển hệ thống Mershad từ tên lửa Hawk của Mỹ, vốn được đưa vào sử dụng từ năm 1959. Đối mặt với lệnh cấm vận vũ khí rộng rãi, Iran sau cách mạng buộc phải mua vũ khí kém tiên tiến hơn từ Nga, Trung Quốc và Triều Tiên đồng thời phát triển vũ khí trong nước để tránh phụ thuộc vào bất kỳ nhà cung cấp bên ngoài nào.
Cuối cùng, vị Phó Giáo sư này kết luận do không thể tiếp cận sức mạnh quân sự truyền thống, Tehran đã chuyển sang các năng lực bất đối xứng để tạo răn đe và mở rộng ảnh hưởng. Tehran đã biến điểm yếu thành điểm mạnh. Giới hạn của chiến lược này đang trở nên rõ ràng tại thời điểm này, nhưng Tehran không có nhiều lựa chọn khác. Tuy nhiên, đáng tiếc là “nếu chiến lược hiện tại tiếp tục thất bại, bước tiếp theo hợp lý của Iran là vũ khí hạt nhân”.
Xuất hiện ảnh vệ tinh chụp tàu Nga nghi chở tên lửa Iran ở cảng Biển Caspi
Hình ảnh vệ tinh cho thấy một tàu chở hàng của Nga bị nghi vận chuyển tên lửa đạn đạo Iran đang đậu ở cảng trên Biển Caspi cách đây một tuần.
Theo kênh CNN ngày 11/9, hình ảnh vệ tinh chụp con tàu chở hàng này do công ty Maxar Technologies cung cấp.
Con tàu mang tên Port Olya 3, được Maxar Technologies xác định qua hình ảnh vệ tinh chụp vào ngày 4/9 tại cảng Olya ở Astrakhan. Theo dữ liệu theo dõi tàu, con tàu này trước đó đã có mặt tại cảng Amirabad của Iran vào ngày 29/8 và đã tắt thiết bị phát tín hiệu sau đó.
Ngày 10/9, Bộ Tài chính Mỹ đã đán.h giá rằng Bộ Quốc phòng Nga đã sử dụng tàu Port Olya-3 để vận chuyển tên lửa đạn đạo tầm ngắn từ Iran về Nga.
"Tính đến đầu tháng 9/2024, Nga đã nhận được lô tên lửa đạn đạo tầm ngắn (CBRM) đầu tiên từ Iran", Bộ Tài chính Mỹ tuyên bố khi công bố các biện pháp trừng phạt tàu Port Olya 3 cùng với các tàu khác và một số cá nhân Iran.
Cuối tuần qua, CNN đưa tin rằng Iran đã chuyển tên lửa đạn đạo tầm ngắn cho Nga để sử dụng trong chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine và đán.h giá đây là một bước cho thấy Iran tăng cường hỗ trợ Nga đáng kể.
Mối quan hệ quân sự giữa Iran và Nga đã ngày càng khăng khít kể từ khi chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine bắt đầu vào tháng 2/2022. Iran đã cung cấp hàng nghìn thiết bị bay không người lái cho Nga và theo các quan chức Mỹ, Iran đã xây dựng một nhà máy sản xuất thiết bị bay không người lái tại Nga.
Hình ảnh vệ tinh chụp tàu Port Olya-3 xuất hiện một ngày sau khi Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken phát biểu tại London (Anh), nói rằng Mỹ tin quân đội Nga đã nhận các tên lửa đạn đạo Fatah-360 của Iran và có thể sẽ sử dụng trong vài tuần tới tại Ukraine.
Tên lửa Fateh-360 có tầm bắ.n lên đến 120 km và có thể mang một đầu đạn nặng 150 kg. Mặc dù đầu đạn này nhẹ hơn so với nhiều loại bom của Nga, nhưng sẽ hữu ích khi tấ.n côn.g các vị trí tiề.n tuyến của Ukraine từ khoảng cách đáng kể và vì là tên lửa đạn đạo, nên khó bị đán.h chặn hơn nhiều.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) đán.h giá: "Lực lượng Nga sẽ có khả năng sử dụng các tên lửa do Iran cung cấp để tấ.n côn.g cơ sở hạ tầng năng lượng, quân sự và dân sự của Ukraine trong những tháng tới".
Bộ Ngoại giao Ukraine đã triệu tập Đại biện lâm thời Iran, ông Shahriar Amouzegar, trong tuần này sau khi có các thông tin về việc Iran gửi tên lửa đạn đạo cho Nga. Ông Amouzegar đã bị cảnh báo rằng quan hệ Iran - Ukraine sẽ chịu hậu quả tàn khốc và không thể khắc nếu các thông tin là đúng sự thật.
Bộ Ngoại giao Anh ngày 11/9 cũng đã triệu Đại biện lâm thời Iran về việc chuyển tên lửa đạn đạo cho Nga. Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Anh nêu rõ: "Chính phủ Anh đã nêu rõ rằng bất kỳ hoạt động chuyển tên lửa đạn đạo nào cho Nga đều sẽ bị coi là hành động leo thang nguy hiểm và sẽ phải đối mặt với phản ứng mạnh mẽ".
Ngoại trưởng Iran Seyed Abbas Araghchi phủ nhận rằng nước này đã cung cấp tên lửa đạn đạo cho Nga. Ông đăng trên X: "Một lần nữa, Mỹ và ba nước Anh, Pháp, Đức hành động dựa trên thông tin tình báo sai lầm và logic thiếu sót, Iran KHÔNG chuyển tên lửa đạn đạo cho Nga".
Điện Kremlin ngày 11/9 cũng đã bác bỏ báo buộc cho rằng Iran chuyển tên lửa cho Nga, đồng thời nhấn mạnh những tuyên bố về nhiều vụ chuyển giao vũ khí khác nhau đều là vô căn cứ.
Viện ISW từng lưu ý rằng Iran trước đây đã chuyển vũ khí từ các cảng Amirabad và Anzali trên biển Caspi đến Astrakhan. Con tàu Port Olya 3 đã hàng chục lần ghé vào hai cảng của Iran trong năm nay. Đến ngày 6/9, tàu này đã rời cảng Nga trong một chuyến đi khác.
Ông Blinken tuyên bố rằng Mỹ đã cảnh báo riêng Iran rằng động thái này là bước leo thang đáng kể. Theo ông, hàng chục quân nhân Nga đã được huấn luyện tại Iran để sử dụng tên lửa Fateh-360 và động thái của Iran giúp Nga sử dụng vũ khí của mình nhiều hơn cho các mục tiêu xa tiề.n tuyến hơn, trong khi dành các tên lửa mới mà họ nhận từ Iran cho các mục tiêu gần hơn.
Trước đây, theo các quan chức Mỹ, các cuộc đàm phán của Nga để mua tên lửa đạn đạo tầm ngắn từ Iran bắt đầu sớm nhất là vào tháng 9/2023, khi Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đến thăm Iran để xem xét các hệ thống tên lửa đạn đạo tầm ngắn Ababil của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran.
Theo ông Blinken, đổi lại, Nga đang chia sẻ công nghệ mà Iran mong muốn. Ông nói: "Đây là một con đường hai chiều, bao gồm cả các vấn đề hạt nhân, cũng như một số thông tin về không gian".
Sau cáo buộc Iran cung cấp tên lửa đạn đạo có thể được phóng từ trong lãnh thổ Nga nhằm vào các mục tiêu tại Ukraine, hiện chưa rõ Mỹ và các đồng minh châu Âu có bỏ các lệnh cấm Ukraine sử dụng tên lửa mà họ cung cấp cho Ukraine để tấ.n côn.g mục tiêu trong lãnh thổ Nga hay không,
Tên lửa HIMARS do Mỹ sản xuất đôi khi đã được Ukraine sử dụng để tấ.n côn.g các mục tiêu cách lãnh thổ Nga khoảng 60 đến 80 km. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã nhiều lần kêu gọi các đồng minh cho phép tự do sử dụng tên lửa phương Tây nhiều hơn nhằm vào các mục tiêu bên trong lãnh thổ Nga.
Chủ đề này có khả năng sẽ được đưa ra thảo luận tại cuộc họp vào ngày 13/9 ở Washington DC giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Anh Keir Starmer.
Iran chuẩn bị tấ.n côn.g Israel mạnh hơn? Tờ The Wall Street Journal ngày 3.11 loan tin Iran đang lên kế hoạch cho một cuộc tấ.n côn.g trả đũa Israel liên quan các đầu đạn mạnh hơn và những loại vũ khí khác. The Wall Street Journal dẫn lời một số quan chức Iran và Ả Rập tiết lộ rằng Tehran đã nói với các nhà ngoại giao Ả Rập rằng...