Chiến lược ‘mua để diệt’ của Facebook
Trong email trao đổi về việc mua Instagram, Mark Zuckerberg, CEO Facebook, đề cập kế hoạch thâu tóm bất cứ công ty startup nào cạnh tranh với họ.
Trong phiên điều trần diễn ra rạng sáng ngày 30/7, Zuckerberg liên tục bị các nghị sĩ hỏi về quyết định bỏ ra một tỷ USD để mua lại Instagram vào năm 2012. Ông mặc bộ vest lịch sự, chọn phông nền trắng trung tính và liên tục uống nước trong suốt 5 tiếng diễn ra sự kiện. Đã có nhiều kinh nghiệm, ông luôn nhìn thẳng camera, dù góc máy khiến khuôn mặt ông có phần kỳ dị, và trả lời trơn tru các câu hỏi của Hạ viện.
Nghị sĩ Joe Neguse nhắc đến một email nội bộ của Zuckerberg mà Uỷ ban Tư pháp thu thập được, trong đó CEO Facebook thông báo đã đạt được thoả thuận sáp nhập ứng dụng ảnh Instagram.
“Một lý do mọi người đánh giá thấp tầm quan trọng của việc dõi theo Google là chúng ta luôn có thể chỉ cần mua bất cứ công ty startup cạnh tranh nào. Nhưng sẽ cần thêm thời gian trước khi chúng ta có thể mua lại Google”, Zuckerberg viết.
Zuckerberg trả lời ông không nhớ gì tới email này, nhưng nội dung “nghe như một câu nói đùa”.
Mark Zuckerberg tham gia điều trần từ xa.
Trong khi đó, nghị sĩ Pramila Jayapal chất vấn: “Trong một cuộc nói chuyện, ông nói với Systrom rằng Facebook đang xây dựng chiến lược riêng về ảnh và công ty sẽ quyết định mối quan hệ với Instagram là đối tác hay đối thủ”.
Theo bà, Kevin Systrom, đồng sáng lập Instagram, hiểu đó là lời đe doạ và bày tỏ sự lo ngại với một nhà đầu tư rằng Zuckerberg sẽ kích hoạt “chế độ huỷ diệt” nếu ông không đồng ý bán ứng dụng này.
Video đang HOT
Trong một email khác, Facebook mô tả Instagram là mối đe doạ, nên thay vì cạnh tranh, họ quyết định bỏ tiền ra mua nó. Zuckerberg phủ nhận và nhắc lại rằng khi đó Uỷ ban Thương mại Liên bang đã phê duyệt thương vụ. Bên cạnh đó, ông cho rằng không có gì đảm bảo ứng dụng sẽ đạt được thành công với hơn một tỷ người dùng hàng tháng như hiện nay nếu không thuộc về Facebook.
Tương tự, nghị sĩ Joe Neguse nhận xét về vụ sáp nhập WhatsApp năm 2014 với giá 19 tỷ USD: “Trong vài năm qua, Facebook đã sử dụng sức mạnh trên thị trường của mình để mua lại, hoặc sao chép lại đối thủ. Thưa ngài, chúng tôi có một từ để mô tả công ty của ngài, đó là độc quyền”.
Nếu tính là một quốc gia, Facebook là nước đông dân nhất thế giới với 2,6 tỷ người dùng tính đến quý I/2020. Không dừng ở đó, mạng xã hội này liên tục củng cố vị thế thống trị của mình bằng cách chi các khoản tiền khổng lồ để mua về những nền tảng nhỏ hơn.
Giới công nghệ lo ngại chiến lược “mua để diệt” – thâu tóm và triệt hạ đối thủ tiềm năng trước khi họ kịp lớn mạnh – của các đại gia công nghệ sẽ làm chết sự cạnh tranh. Theo Bloomberg, số các công ty nhỏ bị Amazon, Apple, Google, Facebook và Microsoft mua lại trong 6 tháng đầu năm đã đạt 27 công ty, tăng 29% so với cùng kỳ năm ngoái. Việc mua bán này càng khiến họ bị giám sát về hành vi độc quyền.
Thế giới đã mất vào tay Facebook
Bài viết dựa trên quan điểm của tác giả Carole Cadwalladr, The Guardian, nữ phóng viên đã vạch trần bê bối dữ liệu người dùng Cambridge Analytica năm 2016.
Năm 2016, chúng tôi vẫn còn quá ngây thơ khi biết đến sự kiện Cambridge Analytica, vẫn giữ trong mình niềm tin rằng những phương tiện truyền thông xã hội đang có nhiệm vụ kết nối mọi người trên thế giới này tốt hơn, tiến bộ hơn.
Thế nhưng, sau 4 năm, với trường hợp của Facebook, dường như không có liều vaccine nào có thể hóa giải căn bệnh mà mạng xã hội này đang mang lại.
Facebook ngập trong bê bối
Nếu thế giới thật có đại dịch Covid-19, thì trong thế giới mạng, chúng ta đang phải đối mặt với đại dịch truyền thông xã hội, khiến con người phải sống trong một không gian hoàn toàn độc hại.
Liệu các hệ thống chính trị, xã hội, dân chủ có thể tồn tại trong thời đại của Facebook?
Dưới sự điều hành của Mark Zuckerberg, Facebook đang trở thành một thế lực đáng sợ
Nhớ lại năm 2016, một thế lực thù địch đã lợi dụng Facebook với âm mưu lật đổ một cuộc bầu cử Tổng thống tại Mỹ. Không một ai, cá nhân hay tổ chức phải đứng ra nhận trách nhiệm.
Hay khi CEO của Facebook, Mark Zuckerberg nói rằng "Tính mạng của người da đen quan trọng" (Black Lives Matter), chính Tổng thống Mỹ Donald Trump lại dùng nền tảng do Zuckerberg tạo ra để đàn áp, chối bỏ quyền bỏ phiếu của người da đen và Latinh.
Ngay cả khi 87 triệu dữ liệu thông tin người dùng bị đánh cắp để phục vụ cuộc bầu cử của ông Trump, Facebook chỉ phải thanh toán khoản tiền phạt 5 tỷ USD, vẫn không ai đứng ra chịu trách nhiệm giải thích.
Ở bên kia Đại Tây Dương, nếu không vì Facebook, có lẽ sự kiện nước Anh rời EU (Brexit) đã không xảy ra. Vận mệnh nước Anh đang "rơi" vào tay một công ty nước ngoài không thể bị kiểm soát bởi quốc hội. Và có lẽ chỉ có Ủy ban tình báo và an ninh Anh mới phát hiện ra rằng, không hề có cuộc điều tra sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc trưng cầu dân ý ở EU được mở ra.
Trong những tài liệu được ghi chép bởi cố vấn đặc biệt của Thủ tướng Anh, ông Dominic Cummings đã mô tả việc cố tình sử dụng thông tin sai lệch trong hoạt động bầu cử đang diễn ra ở quy mô lớn chưa từng thấy. Bản thân ông cũng đã triển khai hơn một tỷ bài đăng quảng cáo Facebook ủng hộ chiến dịch Brexit.
Giờ chúng ta đã biết cách nền tảng này đang bị lợi dụng thông qua những lỗ hổng trong luật pháp để tác động đến chính trị.
Liệu Facebook sẽ trở thành công cụ lật đổ cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020? Và liệu Facebook sẽ đứng ra chịu trách nhiệm giải thích nếu để xảy ra chuyện đó?
Facebook và cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020
Cho dù ông Trump có chiến thắng trong cuộc bầu cử cuối năm nay khi sử dụng Facebook, hay đánh mất chiến thắng đó do nền tảng này, đây sẽ vẫn là 2 kịch bản thảm họa cho nước Mỹ.
Chia sẻ với Fox hôm 26/7, Tổng thống Trump tuyên bố sẽ không rời khỏi Nhà Trắng nếu thua cuộc bầu cử.
Facebook, WhatsApp, Instagram đang trở thành dòng huyết mạch chính trị và đời sống của nước Mỹ, nhưng cũng đồng thời lây lan căn bệnh tin giả ra khắp thế giới. Những nền tảng xưng danh "tự do ngôn luận" không màng hậu quả đang khiến sự giả dối và bịa đặt nổi lên tràn lan, nguồn gốc sinh ra nạn xung đột tôn giáo, chủ nghĩa quyền lực "da trắng" hay phát xít,...
Mark tuyên bố không hề có thỏa thuận ngầm nào với Tổng thống Donlad Trump.
Với chiến dịch Trump 2020, nhà khoa học dữ liệu của Cambridge Analytica Matt Oczkowski đã ra mắt một công ty mới mang tên Data Propria và hợp tác cùng giám đốc kỹ thuật số của chiến dịch Trump ông Brad Parscale.
Qua đó, giúp ông Trump thử nghiệm những hành động "không mấy tốt đẹp" như tung quảng cáo có biểu tượng Đức Quốc Xã hay đe dọa dập tắt các cuộc biểu tình Black Lives Matter bằng bạo lực,...
Cách đây không lâu, giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg đã bác bỏ những cáo buộc có thỏa thuận "bí mật" với Tổng thống Trump, tương tự như khi ông phản biện vào tháng 11/2016 khi phải điều trần về việc có liên quan đến cuộc bầu cử của ông Trump hay không.
Tuy nhiên, chúng tôi phần nào phát hiện ra sự thật thông qua những thông tin thu thập được qua FBI và các ủy ban trong quốc hội. Tại Anh, sự kiện này chưa bao giờ được đem ra điều tra. Và lý do đứng đằng sau đó là những toan tính che giấu của Thủ tướng Anh Boris Johnson.
Facebook là một phần của nguyên nhân gây ra sự kiện này, chính nền tảng này đã mở lối cho các thế lực thù địch tấn công. Một cuộc chiến địa chính trị diễn ra ngay trước mắt chúng ta, trên chính chiếc smartphone của chúng ta.
Chúng ta đang sống trong thế giới của Facebook. Nếu như bạn vẫn chưa cảm thấy lo ngại về mạng xã hội này, có lẽ bạn vẫn còn quá ngây thơ.
Hành trình thâu tóm quyền lực tại Facebook của Zuckerberg Hàng loạt cuộc khủng hoảng liên tiếp khiến Mark Zuckerberg quyết định kiểm soát toàn bộ Facebook, biến mình thành "lãnh đạo thời chiến". Trong cuộc họp giao ban với các lãnh đạo Facebook ngày 27/1, Zuckerberg đưa ra chương trình nghị sự liên quan đến Covid-19. Ông đã lắng nghe thông tin từ các chuyên gia y tế trong vài tuần về...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nâng cao và biến đổi hình ảnh của bạn bằng trình chỉnh sửa video trực tuyến CapCut

Cách đăng Facebook để có nhiều lượt thích và chia sẻ

Thêm nhiều bang của Mỹ cấm TikTok

Microsoft cấm khai thác tiền điện tử trên các dịch vụ đám mây để bảo vệ khách hàng

Facebook trấn áp hàng loạt công ty phần mềm gián điệp

Meta đối mặt cáo buộc vi phạm các quy tắc chống độc quyền với mức phạt 11,8 tỷ đô

Không cần thăm dò, Musk nên sớm từ chức CEO Twitter

Đại lý Việt nhập iPhone 14 kiểu 'bia kèm lạc'

Khai trương hệ thống vé điện tử và dịch vụ trải nghiệm thực tế ảo XR tại Quần thể Di tích Cố đô Huế

'Dở khóc dở cười' với tính năng trợ giúp người bị tai nạn ôtô của Apple

Xiaomi sa thải hàng nghìn nhân sự

Apple sẽ bắt đầu sản xuất MacBook tại Việt Nam vào giữa năm 2023
Có thể bạn quan tâm

Hồng Đăng tươi rói bên vợ con, Trang Pháp phải thở oxy
Sao việt
23:35:24 13/04/2025
Hậu "trả treo" với fan khi bị đòi ra nhạc, MCK tung luôn nhạc mới, rap được 30 giây thì "bay màu"
Nhạc việt
23:29:00 13/04/2025
Kim Soo Hyun được chọn còn Kim Ji Won phải "ra chuồng gà", netizen phẫn nộ: "Trọng nam khinh nữ"
Sao châu á
23:07:19 13/04/2025
Diễn viên chuyên trị vai phản diện qua đời tuổi 54
Sao âu mỹ
22:17:08 13/04/2025
Đến thăm nhân viên bị gãy chân, tôi bất ngờ chạm mặt một người phụ nữ, quá tức giận, tôi đã đập vỡ chiếc cốc rồi bỏ về
Góc tâm tình
22:02:41 13/04/2025
Hồ Thu Anh: Tôi chưa hài lòng về mình trong Địa Đạo và tôi không giấu diếm điều này
Hậu trường phim
21:59:57 13/04/2025
Ukraine khẳng định mong muốn kết thúc xung đột trong năm nay
Thế giới
21:11:47 13/04/2025
Đại úy biên phòng hơn 10 năm giúp người vùng cao Thanh Hóa biết đọc, viết chữ
Netizen
19:48:21 13/04/2025
Công Phượng mất ngôi Vua phá lưới bởi cầu thủ vô danh
Sao thể thao
19:47:33 13/04/2025
Bắt giữ Công an "rởm" và nhóm đối tượng làm giấy tờ giả quy mô lớn
Pháp luật
17:35:23 13/04/2025