Chiến lược giao dịch phiên 22/1: Kiểm tra vùng kháng cự 915 918 điểm
Một số công ty chứng khoán đánh giá dòng tiền dù đã được cải thiện nhưng vẫn chưa đáp ứng kỳ vọng của nhà đầu tư.
Chiến lược giao dịch phiên 22/1: Kiểm tra vùng kháng cự 915 – 918 điểm
“Sóng” ngân hàng đẩy VN-Index vượt 910 điểm
Chốt phiên 21/1, VN-Index đóng cửa đạt 911,05 điểm, tăng gần 9 điểm, tương đương 0,97%. Số mã tăng điểm chiếm ưu thế với 160 mã (6 mã trần) và 136 mã giảm (9 mã sàn).
Thanh khoản thị trường cũng có sự gia tăng đáng kể. Trong phiên, tổng khối lượng giao dịch (KLGD) VN-Index đạt 165,6 triệu đơn vị, tổng giá trị giao dịch (GTGD) đạt 3.287 tỷ đồng.
So với phiên giao dịch cuối tuần trước (18/1), thanh khoản khớp lệnh đã có sự cải thiện đáng kể với KLGD khớp lệnh tăng gần 22,2%, trong khi đó tổng giá trị giao dịch tăng gần 14,4%.
“Sóng nổi, thuyền lên”, sự tăng trưởng của chỉ số chuẩn được hậu thuẫn bởi các cổ phiếu thuộc nhóm Ngân hàng. Đáng chú ý nhất trong phiên giao dịch 21/1 là hai mã CTG ( 6,9%) và MBB ( 6,3%). Có thời điểm MBB chạm tới mức giá trần.
Ngoài ra, cũng phải kể đến các mã ngân hàng khác ảnh hưởng tới đà tăng của chỉ số là STB ( 4,0%), VPB ( 3,9%), BID ( 3,6%), TCB ( 2,4%), VCB ( 1,8%), HDB ( 1,9%), VIB ( 1,1%),…
Đi cùng với mặt điểm số, các mã cổ phiếu này cũng cho thấy thanh khoản giao dịch với khối lượng lớn. Các mã hút dòng tiền nhất trong phiên chiều là CTG (219 tỷ đồng), MBB (206,35 tỷ đồng); STB (77,5 tỷ đồng), TCB (53 tỷ đồng), VCB (48,5 tỷ đồng), BID (39,3 tỷ đồng), HDB (36,2 tỷ đồng)…
Xét đến nhóm các cổ phiếu vốn hóa lớn VN30, ngoài 4 mã tăng điểm đứng đầu là CTG, MBB, STB, VPB, còn phải kể đến PNJ ( 2,8%), REE ( 1,9%),…
Video đang HOT
Ở các nhóm ngành khác, nhóm Dầu khí có sự phân hóa khi PVS ( 3,4%), PVD ( 2,3%), GAS ( 1,4%) đều đồng loạt xanh điểm, nhưng BSR (-9,0%), OIL (-1,4%) lại giảm điểm mạnh.
Trong nhóm bất động sản, VIC ( 0,2%), NVL ( 0,2%), VRE ( 0,2%)… tiếp tục giữ được sắc xanh, trong khi đó VHM dừng ở mức giá tham chiếu,…
Nếu VN-Index tăng gần 9 điểm thì các hợp đồng phái sinh có mức tăng gấp hơn 2 lần con số này. Cụ thể, hợp đồng VN30F1902 đã tăng 21 điểm và dừng ở mốc 862 điểm, qua đó đã kéo ‘basis’ với thị trường cơ sở thu hẹp về -2,1 điểm.
Thanh khoản Vn30F1902 cũng khá tốt với tổng khối lượng 124.449 hợp đồng và khối lượng mở (OI) đạt 21.429 hợp đồng.
3 Hợp đồng còn lại cũng đều đạt mức giá cao. Cụ thể, VN30F1903 tăng 20,8 điểm đạt 861,8 điểm; VN30F1906 tăng 19,5 điểm đạt 861 điểm và VN30F1909 tăng 18,5 điểm đạt 860 điểm.
Chiến lược giao dịch phiên 22/1
Công ty Chứng khoán MB ( MBS)
Dòng tiền phiên 21/1 có cải thiện nhưng cũng chưa phải đạt mức mong đợt của nhà đầu tư. Điểm tích cực lúc này là thị trường đã có dòng dẫn dắt, với thông điệp của Thủ Tướng: Chính phủ Việt Nam sẽ không hạ giá tiền đồng để kích thích xuất khẩu và Việt Nam giữ chủ trương cho phép nhà đầu tư nước ngoài tăng nắm giữ cổ phần trong lĩnh vực ngân hàng. Với tâm lý được gỡ bỏ, thị trường sẽ có cơ hội kiểm tra vùng kháng cự 915 – 918 điểm, trong khi vùng hỗ trợ ở 898 – 900 điểm…
Công ty Chứng khoán Phú Hưng (PHS)
Phiên tăng điểm 21/1 cho thấy đà phục hồi của thị trường đang mạnh dần lên. Thị trường có thể tiếp tục tiến lên thử thách các ngưỡng kháng cự cao hơn. Do đó, nhà đầu tư có thể cân nhắc tham gia giao dịch với vị thế ngắn hạn đối với các cổ phiếu có cơ bản tốt, có thông tin hỗ trợ tích cực từ kết quả kinh doanh quý IV khả quan.
Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC)
Trong phiên 22/1, thị trường được dự báo sẽ tiếp tục biến động theo chiều hướng tăng điểm. Tuy nhiên, biên độ tăng có thể sẽ ở mức vừa phải với các nhịp rung lắc đan xen, kèm theo đó là sự phân hóa giữa các dòng cổ phiếu.
Dòng tiền đang có dấu hiệu dịch chuyển vào các nhóm cổ phiếu như ngân hàng, dệt may, thủy sản, nhiệt điện… Các nhóm ngành này dự kiến sẽ tiếp tục có diễn biến tích cực và thu hút được sự quan tâm của dòng tiền. Các nhịp rung lắc, điều chỉnh của thị trường được xem là cơ hội cho các hoạt động mua trading đối với các vị thế ngắn hạn trong một vài phiên tới. Tỷ trọng danh mục giai đoạn này nên được duy trì ở mức 30-35% cổ phiếu.
Công ty Chứng khoán Rồng Việt ( VDSC)
Dấu hiệu “tạo đáy” của hai chỉ số vẫn đang được củng cố, tuy nhiên cả hai chỉ số vẫn chỉ dừng tại vùng ranh giới hồi phục và có khả năng thị trường cần thêm thời gian để tích lũy. Do dó, nhà đầu tư tiếp tục bám sát thị trường và lựa chọn cổ phiếu, chờ giải ngân dần dần tại vùng giá hoặc mô hình kỹ thuật hợp lý.
Thiên Đồng
Theo vietnamfinance.vn
Chứng khoán ngày 18/1: Vn-Index lấy lại sắc xanh
Nhóm cổ phiếu vốn hoá lớn tiếp tục phân hoá mạnh trong phiên hôm nay.
VN-Index tăng nhẹ. Ảnh minh họa: TTXVN
Đóng cửa phiên giao dịch 18/1, chỉ số VN-Index tăng 0,41 điểm (0,05%) lên 902,3 điểm.
Khối lượng giao dịch đạt hơn 140,7 triệu cổ phiếu, trị giá hơn 3.880 tỷ đồng. Toàn sàn có 127 mã tăng, 158 mã giảm.
HNX - Index cũng đóng cửa ở mức 101,56 điểm, giảm 0,37 điểm (0,36%). Khối lượng giao dịch đạt trên 30,7 triệu cổ phiếu, trị giá hơn 374,9 tỷ đồng. Toàn sàn có 56 mã tăng và 77 mã giảm.
Nhóm cổ phiếu vốn hoá lớn tiếp tục phân hoá mạnh trong phiên hôm nay. Trợ lực lớn cho thị trường đến từ các cổ phiếu: VNM tăng 1,4%, VHM tăng 0,9%, MSN tăng 1%, VIC tăng 0,2%, HPG tăng 1%.
Ngược lại, một số cổ phiếu ngân hàng và cổ phiếu vốn hoá lớn giảm điểm đã tạo áp lực cho thị trường chung.
Cụ thể, VRE giảm 2,8% còn 29.250 đồng/cổ phiếu, VCB giảm 0,7% còn 54.800 đồng/cổ phiếu, CTG giảm 1,4% còn 18.200 đồng/cổ phiếu, MWG giảm 1,1% còn 84.400 đồng/cổ phiếu.
Ở nhóm dịch vụ tài chính, HCM giảm 0,5%, SSI giảm 0,2%, TVS giảm 2,6%, VCI giảm 1%.
Khối ngoại đã bán ròng trên HOSE và mua ròng trên HNX. Trên HOSE, khối ngoại bán ròng 583.915 đơn vị, giá trị 23,58 tỷ đồng.
VJC dẫn đầu danh sách bán ròng với giá trị hơn 28 tỷ đồng, tiếp đến là DHG (trên 18 tỷ đồng), CII (trên 16 tỷ đồng).
MSN dẫn đầu danh sách mua ròng của khối ngoại trong phiên hôm nay với giá trị hơn 22,8 tỷ đồng. Tiếp đến là E1VFVN30.
Trên HNX, khối ngoại mua ròng 330.230 đơn vị, giá trị 5,53 tỷ đồng. VHC dẫn đầu danh sách mua ròng với giá trị hơn 6,7 tỷ đồng.
Các thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm trong ngày giao dịch 18/1, thêm một tuần giao dịch sôi động nữa, trong bối cảnh các nhà đầu tư lạc quan về báo cáo cho thấy Mỹ đang xem xét dỡ bỏ các mức thuế quan áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc khi các quan chức hai nước đang tìm cách đạt được một thỏa thuận nhằm giải quyết tình trạng xung đột thương mại.
Vào lúc đóng cửa ngày giao dịch 18/1, chỉ số Nikkei 225 của thị trường Tokyo (Nhật Bản) tăng 1,3% lên 20.666,07 điểm trong khi chỉ số Hang Seng của thị trường Hong Kong (Trung Quốc) tăng 1,3% lên 27.090,81 điểm.
Trong khi đó, chỉ số Shanghai Composite của thị trường Thượng Hải (Trung Quốc) tăng 1,4% lên 2.596,01 điểm, còn chỉ số Shenzhen Composite của thị trường Thâm Quyến tăng 0,99% lên 1.322,14 điểm.
Theo Bnews
Chứng khoán châu Á tăng điểm trước khả năng Mỹ gỡ bỏ thuế áp lên Trung Quốc Cổ phiếu tại thị trường châu Á tiếp tục tăng điểm trong ngày 18/1, nhờ kỳ vọng về việc sớm chấm dứt cuộc xung đột thương mại giữa Bắc Kinh và Washington thúc đẩy nhà đầu lựa chọn tài sản rủi ro. Chứng khoán châu Á đi lên trong phiên ngày 18/1. Theo đà tăng mạnh trên thị trường Phố Wall, chỉ số...