Chiến lược giảm F0 tử vong tại TP HCM
TP HCM huy động nguồn lực điều trị bệnh nhân Covid-19 tại tầng 2, 3 không trở nặng để giảm áp lực cho tầng trên – giảm tỷ lệ tử vong, đồng thời cấp thuốc điều trị ngay từ đầu cho F0 đang ở nhà.
Theo thống kê của Bộ Y tế, đến chiều 14/8, hơn 4.300 bệnh nhân Covid-19 tại TP HCM tử vong (trong tổng số 5.437 ca trên cả nước). Phó chủ tịch UBND Dương Anh Đức cho biết, chiến lược giảm F0 tử vong đang được thành phố quan tâm nhất vì trung bình những ngày gần đây có đến 241 ca mỗi ngày.
“Biến chủng Delta khiến diễn biến của người bệnh có nhiều thứ không thể ngờ”, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn (Trưởng bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế hỗ trợ chống dịch tại TP HCM) nói với VnExpress về nguyên nhân nhiều người đã tử vong. Đặc tính của chủng Delta vừa lây lan nhanh vừa diễn biến nhanh khiến TP HCM dù đã chuẩn bị trước để bệnh nhân tiếp cận hệ thống cấp cứu, điều trị nhưng không theo kịp diễn tiến của dịch bệnh.
Hiện, thành phố điều trị 32.608 bệnh nhân; trong đó có 2.182 trẻ em dưới 16 tuổi, 1.671 bệnh nhân nặng phải thở máy và 15 bệnh nhân can thiệp ECMO. 10.000 F0 không triệu chứng đang được điều trị tại nhà; hơn 12.000 F0 đã được điều trị tại cơ sở y tế trên 7 ngày và tải lượng virus thấp, đủ điều kiện để cách ly theo dõi tại nhà.
Nguyên nhân khác khiến F0 tử vong cao, theo ông Sơn, là tình trạng quá tải ở các cơ sở thu dung, điều trị do lượng bệnh mới quá lớn – khoảng 3.000 ca mỗi ngày. Nguồn nhân lực và trang thiết bị tại một số đơn vị chưa đủ nên bệnh nhân chưa được chăm sóc, điều trị tốt nhất. F0 khi bắt đầu trở nặng thì diễn tiến nhanh, dễ tử vong nếu không được hỗ trợ oxy và sử dụng các loại thuốc kháng đông, kháng viêm sớm sẽ có nguy cơ tăng nặng và tử vong.
Các bác sĩ Bệnh viện hồi sức Covid-19 đang điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch. Ảnh: Thành Nguyễn
Theo Thứ trưởng Sơn, trong mô hình điều trị tháp 5 tầng TP HCM đang triển khai, tỷ lệ tử vong ở tầng trên chiếm khoảng 20%. Ngoài ra, các tầng dưới “còn lỗ hổng” nên bệnh nhân tử vong cũng nhiều.
Để giảm số F0 tử vong, ngành y tế phải có những biện pháp bổ sung thêm nguồn lực, mở rộng các cơ sở nhằm mục tiêu tất cả đơn vị tham gia điều trị Covid-19 đều phải tiếp nhận F0 cấp cứu. Những nơi này phải có sẵn oxy cho bệnh nhân ngay khi họ cần cấp cứu. “Vũ khí quan trọng” khác là thuốc kháng viêm, corticoid, thuốc kháng đông. Tất cả phải chuẩn bị rất sẵn sàng để bệnh nhân không phải chạy hết nơi này đến nơi khác.
“Cũng cần chuẩn bị cả thuốc kháng virus được đưa vào áp dụng gần đây như Remdesivir. Dự kiến, khi thuốc này về nhiều, Bộ Y tế sẽ phân bổ đến tất cả các tuyến bệnh viện để điều trị người bệnh hiệu quả nhất”, ông Sơn nói.
Về nhân lực, ông Sơn cho biết, Bộ Y tế gần như đã huy động tối đa từ tất cả tỉnh thành, bệnh viện trung ương, các chuyên gia giỏi nhất vào các tỉnh phía Nam. Quan trọng là sử dụng nguồn nhân lực hiệu quả trên nguyên tắc một nhóm điều trị sẽ có người dẫn dắt, phân công nhiệm vụ phù hợp để các thành viên phối hợp điều trị tốt nhất cho người bệnh.
“Một giải pháp quan trọng để khống chế dịch, giảm số ca nặng và tử vong là đến cuối tháng 8 TP HCM phải đạt được kết quả tiêm vaccine cho tối thiểu 70% người trên 18 tuổi, như kế hoạch đã đề ra”, Thứ trưởng Sơn nói.
Video đang HOT
Y bác sĩ mang thiết bị, máy móc vào Trung tâm hồi sức Covid-19 quy mô 500 giường tại Bệnh viện dã chiến số 16 (quận 7), ngày 7/8. Ảnh: Quỳnh Trần
Trước bối cảnh lượng F0 liên tục tăng, tỷ lệ tử vong cao, Phó bí thư Thành ủy TP HCM Phan Văn Mãi cho biết trong 30 ngày tới thành phố tập trung chiến lược điều trị theo 2 trụ cột.
Đầu tiên là điều trị F0 tại nhà và cộng đồng. Ngành y tế phải nắm được danh sách, đảm bảo mỗi F0 được kết nối với tư vấn viên để được thăm hỏi, theo dõi sức khỏe hàng ngày. Sau khi xác định F0, bệnh nhân sẽ có túi thuốc điều trị theo chỉ định của Bộ Y tế, tiếp cận với thuốc từ giai đoạn đầu. Như vậy, người bệnh sẽ có tinh thần tốt, chủ động cải thiện sức khỏe, hạn chế việc trở nặng và giảm áp lực lên tầng trên.
Hai nội dung quan trọng trong chiến lược này là phản ứng nhanh của y tế cơ sở trong trường hợp diễn tiến nặng, hệ thống hóa ứng dụng công nghệ kết nối F0 tại nhà với các tầng điều trị. “Nếu thực hiện đồng bộ hiệu quả các nội dung trên sẽ quản lý được 80-90% F0, chỉ còn 10% có nhu cầu điều trị, chỉ 5-7% chuyển nặng”, ông Mãi nhận định.
Trụ cột thứ hai là điều trị F0 tại bệnh viện. Thành phố sẽ trang bị đầy đủ oxy, cấp thuốc theo chỉ định của Bộ Y tế, để bệnh viện cấp cứu sớm cho F0 khi có triệu chứng. “Trong thời gian tới, hệ thống các bệnh viện sẽ có sự phối hợp với nhau, tổ chức lại nguồn lực để tăng hiệu quả điều trị”, ông Mãi nói.
Thông tin thêm, Phó chủ tịch UBND TP HCM Dương Anh Đức cho biết, để giảm người tử vong, thành phố sẽ phân loại F0 hiệu quả hơn ở cả 5 tầng trong hệ thống điều trị. Phân loại kết hợp với điều phối hiệu quả Trung tâm 115, khai thác tối đa nguồn lực và khả năng điều trị.
“Yếu tố tiên quyết lúc này là phải giảm các ca F0 chuyển nặng tại tầng 2 và 3″, ông Đức nói và cho biết thành phố đã nâng cấp các bệnh viện dã chiến thu dung ở tầng 2 lên tầng 3 để huy động nguồn lực và có thể điều trị bệnh nhân trở nặng, nhằm giảm áp lực cho tầng trên.
Được Bộ Y tế, các địa phương, các bệnh viện tuyến đầu của cả nước hỗ trợ, TP HCM đã đưa vào hoạt động 4 Trung tâm hồi sức tích cực (ICU) với quy mô 1.750 giường. Thành phố cũng nâng năng lực của Trung tâm cấp cứu 115, thành lập 5 cơ sở cấp cứu vệ tinh, kiện toàn các Tổ phản ứng nhanh để cấp cứu F0 từ phường, xã, thị trấn. Hệ thống taxi được bố trí để phục vụ việc cấp cứu tại các địa phương.
Hiện, TP HCM đã lập 312 tổ phản ứng nhanh chăm sóc F0 cách ly tại nhà ở một số quận huyện. Tối 13/8, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên khi đến thăm các y bác sĩ trường Đại học Y dược TP HCM phụ trách mô hình này tại quận 10 đã đánh giá mô hình này “rất hay và hiệu quả”, giảm áp lực cho tuyến trên, giảm số ca tử vong. Ông đề nghị UBND TPHCM sớm triển khai ở tất cả các quận huyện.
TP HCM giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 từ 0h ngày 31/5. Sau 37 ngày, số ca mắc liên tục tăng, thành phố phải giãn cách theo Chỉ thị 16 từ 0h ngày 9/7. Hôm qua, Phó bí thư Phan Văn Mãi cho biết thành phố có thể kéo dài giãn cách đến 15/9.
Căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao hơn ung thư, cứ 21 giây giết chết 1 người nhưng có thể phòng ngừa chỉ bằng 5 thói quen ăn uống đơn giản
Khi nhắc đến nguyên nhân tử vong hàng đầu, đa số chúng ta đều nghĩ ngay đến căn bệnh ung thư, nhưng ít ai biết rằng đây mới là căn bệnh đang giết chết nhiều người nhất, đặc biệt số người trẻ mắc phải ngày một gia tăng.
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y khoa The Lancet (Mỹ) cho thấy đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, thậm chí tỷ lệ tử vong do bệnh này cao hơn cả ung thư. Báo cáo dịch tễ đột quỵ cho thấy trung bình cứ 21 giây lại có một người tử vong do đột quỵ.
Điều đáng báo động là tỷ lệ đột quỵ, tử vong do đột quỵ ở người trẻ đang tăng nhanh khó kiểm soát. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, mỗi năm có khoảng 17 triệu người mắc đột quỵ, trong đó có khoảng 5 triệu người tử vong và 5 triệu người bị thương tật vĩnh viễn.
Theo Tổ chức Đột quỵ Mỹ năm 2019, số lượng bệnh nhân đột quỵ ở những người trẻ đã tăng hơn 44% trong 10 năm gần đây, và khoảng 15% bệnh nhân đột quỵ mỗi năm có độ tuổi từ 18 - 50.
May mắn là ngoài các yếu tố không thể can thiệp như di truyền, tuổi tác, chủng tộc, bệnh lý nền, chúng ta hoàn toàn có thể giảm thiểu nguy cơ đột quỵ ngay từ khi còn trẻ bằng chế độ ăn uống lành mạnh, sinh hoạt điều độ. Không muốn là nạn nhân của đột quỵ, hãy lưu ý 5 thói quen ăn uống sau đây:
1. Bổ sung axit folic thường xuyên
Nhiều nghiên cứu liên quan chỉ ra rằng những người có hàm lượng axit folic thấp trong cơ thể dễ bị đột quỵ, vì chất này có thể cải thiện chức năng của mạch máu, ngăn ngừa bệnh tim mạch vành, các bệnh mãn tính về tim mạch và mạch máu não.
Các thực phẩm giàu axit folic bao gồm bông cải xanh, bắp cải, súp lơ, bí đao, nấm, mùi tây, các cây họ đậu... để tránh xa bệnh tật và tăng sức đề kháng cho cơ thể.
2. Ăn nhiều trứng hơn
Một nghiên cứu trên Tạp chí của Hiệp hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ (AHA) cho thấy những người ăn tối đa 1 quả trứng mỗi ngày có nguy cơ bị đột quỵ thấp hơn 26% và nguy cơ tử vong do đột quỵ thấp hơn khoảng 28%. Còn những người ăn trứng ở mức độ vừa phải (ít hơn 1 quả mỗi ngày) cũng giảm khoảng 12% nguy cơ mắc đột quỵ.
Tuy nhiên, việc tiêu thụ quá nhiều trứng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, nên đừng ăn quá nhiều và ăn thêm nhiều rau xanh.
3. Ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt hơn
Thực tế cho thấy đến 80% các cơn đau tim, đột quỵ là do tăng huyết áp gây ra. Tình trạng tăng huyết áp khiến các mạch máu nhỏ trong não suy yếu và vỡ, nếu gián đoạn lưu lượng máu đến não sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu lên não.
Một cuộc khảo sát tại Anh cho thấy những người ăn 3 phần ngũ cốc nguyên hạt mỗi ngày có huyết áp thấp hơn, do đó giảm nguy cơ đột quỵ tốt hơn.
4. Ăn nhiều cá hơn
Cá có chứa axit béo omega-3, có thể giúp chúng ta giảm độ nhớt của tiểu cầu, từ đó giảm nguy cơ đột quỵ.
Các chuyên gia khuyên chúng ta nên ăn các loại cá giàu chất béo như cá hồi, cá mòi, cá ngừ và cá thu, ít nhất 1 lần/tuần để đáp ứng nhu cầu omega-3 của cơ thể.
5. Ăn nhiều trái cây và rau củ
Một nghiên cứu từ nhóm của TS. Megu Baden, Trường Y tế Cộng đồng Harvard T.H Chan (Mỹ) được công bố gần đây trên Tạp chí Neurology cho biết chế độ ăn nhiều rau củ quả giúp giảm đến 10% nguy cơ đột quỵ.
Ngoài ra, rau và hoa quả còn tốt cho mao mạch, tiêu hóa, dạ dày, thị lực... cũng như tăng cường thị lực, tăng sức đề kháng. Do đó, bạn nên bổ sung chúng thường xuyên trong các bữa ăn hàng ngày.
Hà Nam: Làm việc dưới trời nắng nóng, một người đàn ông tử vong Đang làm việc ở ngoài trời nắng nóng, một người đàn ông đột nhiên co giật, khi đưa vào viện cấp cứu thì bệnh nhân đã tử vong, kiểm tra nhiệt độ cơ thể vẫn lên đến 42,2 độ C. Thông tin từ Khoa cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam cho biết, trong đợt nắng nóng kéo dài từ ngày...