Chiến lược giảm dần ca nhiễm tại Bình Dương
Số ca nhiễm mới còn cao, song số ca ra viện hàng ngày đang nhiều hơn số ca mới, Bình Dương tăng cường xét nghiệm diện rộng, tiêm vaccine, quản lý người nghi nhiễm để tiến tới bình thường mới sau 30/9.
Trong đợt dịch này Bình Dương ghi nhận gần 200.000 ca Covid-19, đứng thứ hai cả nước, sau TP HCM (gần 370.000 ca). Số ca tử vong tại Bình Dương đến nay là 1.837. Số người được công bố khỏi bệnh mỗi ngày tại Bình Dương hiện nhiều hơn số lượng nhập viện. Cộng dồn đến nay là gần 170.000 trường hợp đã khỏi.
Bộ Y tế ngày 24/9 dẫn lời ông Võ Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh, cho biết số ca nhiễm những ngày qua vẫn cao, song tỷ lệ tử vong vì Covid-19 ở Bình Dương rất thấp (0,91% tổng số ca mắc), số bệnh nhân ra viện ngày càng nhiều. Các vùng “đỏ đậm đặc” đã nhanh chóng “xanh” trở lại để dần tiến đến bình thường mới.
Theo ông Minh, ngay khi Covid-19 bùng phát, căn cứ vào diễn biến của dịch ở từng địa phương, tỉnh đã triển khai phân chia địa bàn tỉnh thành các vùng xanh và vùng đỏ để có biện pháp ứng phó. Vùng xanh là các địa phương phía bắc tỉnh được bảo vệ vững chắc sau đó mở rộng ra, còn vùng đỏ thực hiện phong tỏa chặt chẽ cả trong lẫn ngoài và thực hiện “thần tốc” xét nghiệm sàng lọc.
“Chiến lược này đã khoanh vùng nguy cơ, bảo vệ vùng xanh, xanh hóa vùng đỏ, giúp Bình Dương phát hiện sớm F0 để chăm sóc, điều trị. Đến nay chỉ còn 5 vùng đỏ trong số 91vùng đỏ trước kia”, ông Minh nói.
PGS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, kiêm Giám đốc Trung tâm Hồi sức tích cực bệnh nhân Covid-19 tại Bình Dương, đánh giá hiện nay F1 trong cộng đồng mới là những ca khả năng lây nhiễm cao. Họ có thể mang mầm bệnh, nguy cơ gây phát tán virus trong quá trình ủ bệnh. Trong khi đó các F0 biết mình bị nhiễm nên có ý thức giữ sức khỏe và hạn chế sự tiếp xúc để giảm lây nhiễm, ít nhất là cho người thân, bạn bè, hàng xóm láng giềng.
“Tuy nhiên, việc quản lý theo dõi F1 hết sức khó khăn vì số lượng gấp nhiều lần F0, xác định và khẳng định bị nhiễm là một quy trình vô cùng phức tạp”, bác sĩ nói.
Do đó, PGS đề xuất xây dựng chính sách quản lý những người nghi nhiễm , chia rõ các mức độ F1, đánh giá chính xác mức độ tiếp xúc với F0 như có hay không có phương tiện phòng hộ, thời gian tiếp xúc, hoàn cảnh tiếp xúc… từ đó khoanh vùng các ca nghi nhiễm nguy cơ cao.
Ông đề nghị bỏ cách gọi F1, F2, F3 …, chỉ dùng thuật ngữ người nhiễm và người nghi nhiễm. Phân loại nhóm người nghi nhiễm có nguy cơ trở nặng như chưa tiêm vaccine, người già, phụ nữ có thai, bệnh nền, béo phì… Nếu số lượng lớn, cần tăng cường nhân viên y tế tại chỗ, tăng số lượng test và hướng dẫn phổ biến kiến thức y khoa đến từng người dân trong nhóm này hoặc hướng dẫn tự test nhanh để phát hiện sớm ca nhiễm.
Nhóm có khả năng lây nhiễm làm việc trong môi trường đặc biệt nếu phát tán virus sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng (trong bệnh viện, bộ phận phòng chống dịch, các cơ sở sản xuất hàng thiết yếu như oxy, điện nước…). Nhóm này phải khẩn trương xác định khẳng định là có nhiễm hay không, bằng cách xét nghiệm liên tục và cách ly tại chỗ tạm thời, theo PGS Hiếu.
Ngoài ra, khi xác định người nghi nhiễm cần phải dựa trên các tiêu chuẩn dịch tễ rõ ràng như tiếp xúc không phòng hộ, tiếp xúc trực tiếp đối diện, thời gian tiếp xúc dài hoặc nhiều lần… Nếu F1 đã âm tính tại thời điểm sau khi tiếp xúc với F2 thì nguy cơ bị nhiễm bệnh của F2 là không có.
Cuối cùng, đóng cửa các khu cách ly tập trung người nghi nhiễm (F1,F2…), các khu cách ly đợi kết quả khẳng định PCR. Những người tiếp xúc gián tiếp hoặc không rõ ràng trực tiếp (ví dụ có gặp nhưng đều đeo khẩu trang, không nói chuyện ở khoảng cách gần, thẳng mặt…) cần hướng dẫn tự theo dõi sức khỏe bản thân phòng lây nhiễm cho người xung quanh.
Bình Dương đã xây dựng các trạm y tế lưu động và các cơ sở điều trị theo mô hình “tháp 3 tầng”. Theo ông Minh, số F0 phát sinh hiện luôn nhỏ hơn số ra viện và sau 30/9, số bệnh nhân đang điều trị sẽ giảm rất mạnh.
“Đây là điều kiện để thu gọn các cơ sở thu dung tập trung ở các trường học và tầng 1, nơi hiện đã trống rất nhiều giường”, ông Minh nói.
Các cơ sở điều trị tầng 2, trong đó có nhiều trung tâm y tế/bệnh viện tuyến huyện, bệnh nhân cũng giảm nên thu gọn lại, mục tiêu vừa điều trị tốt cho bệnh nhân Covid-19 vừa thăm khám, điều trị cho bệnh nhân bình thường. Đối với tầng 3, tiếp tục duy trì hai trung tâm hồi sức tích cực đặt tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Bệnh viện Quốc tế Becamex.
Một điểm phong tỏa tại TP Thuận An sau khi phát hiện ca Covid-19. Ảnh: Yên Khánh
Tỉnh ứng dụng công nghệ thông tin để theo dõi, kiểm soát việc tiêm vacine, việc di chuyển, theo Chủ tịch UBND tỉnh. Bình Dương tiếp tục duy trì một số chốt kiểm soát, hướng đến bảo đảm “nơi ở xanh -nơi làm việc xanh” và tăng cường tiêm vaccine. Hiện, năng lực tiêm vaccine của tỉnh đạt khoảng 200.000 liều/ngày.
“Tỉnh đã xây dựng kế hoạch trở lại trạng thái bình thường mới, phấn đấu toàn tỉnh đều đạt vùng xanh, đặc biệt là sau ngày 30/9″, ông Minh nói. Khi xanh hóa hoàn toàn có thể chuyển xuống thực hiện Chỉ thị 15.
Toàn tỉnh đang điều trị hơn 39.000 bệnh nhân. Số F1 đang cách ly tại nhà: 5.297 người; số F0 đang cách ly tại nhà: 4.188 bệnh nhân.
Bản tin Covid-19: Hà Nội mở chiến dịch "vét" F0, TPHCM siết chặt vùng đỏ
Hà Nội đã mở chiến dịch xét nghiệm sàng lọc Covid-19 lớn nhất từ trước đến nay. Trong khi đó, TPHCM đặt mục tiêu siết chặt vùng đỏ, bảo vệ và tiến tới mở rộng vùng xanh trong giai đoạn tới.
Video đang HOT
Hà Nội: Dịch diễn biến phức tạp tại nhiều quận huyện
Nhiều khu vực tại Hà Nội trở thành "điểm nóng".
Trong tuần qua, số F0 ghi nhận theo ngày ở Hà Nội vẫn ở mức cao. Tính từ ngày 5/7 đến hết ngày 13/8, Thủ đô đã có thêm 1.857 ca dương tính SARS-CoV-2 mới.
Theo CDC Hà Nội có nhiều địa bàn dịch bệnh đang diễn biến phức tạp như: Thường Tín, Đông Anh, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Đống Đa, đặc biệt là thôn Thọ Am (Thanh Trì).
Chùm ca bệnh có liên quan đến những F0 được phát hiện thông qua sàng lọc người ho, sốt hiện đang đứng đầu về số bệnh nhân.
Hà Nội mở chiến dịch "vét sạch" F0 tại cộng đồng
Hà Nội mở chiến dịch xét nghiệm diện rộng.
Trước diễn biến phức tạp của dịch, Hà Nội đã quyết định mở chiến dịch xét nghiệm sàng lọc lớn nhất từ trước đến nay tại các khu vực, đối tượng có nguy cơ cao ở 30 quận, huyện, thị xã nhằm phát hiện sớm người mắc bệnh, từ đó đánh giá tình hình và có các biện pháp chống dịch kịp thời.
Trong khoảng thời gian từ ngày 9 - 17/8, Hà Nội sẽ tập trung thực hiện xét nghiệm với tổng số mẫu tối đa khoảng 1,3 triệu mẫu bằng kỹ thuật RT-PCR cho toàn bộ người dân trong "vùng đỏ" là khu vực trong các xã, phường nguy cơ rất cao và các đối tượng có nguy cơ cao, di chuyển nhiều.
"Ngành y tế Thủ đô quyết tâm thực hiện nhanh nhất kế hoạch để đạt được mục tiêu phát hiện, khoanh vùng ổ dịch, bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng, truy vết triệt để F1, khoanh vùng và giảm "vùng đỏ", không để phát sinh chùm ca bệnh mới và bảo đảm an toàn, giữ vững "vùng xanh" hiệu quả, từng bước đẩy lùi dịch bệnh", TS Trần Thị Nhị Hà, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội nhấn mạnh.
Tính đến hết ngày 13/8, đã có 163.898 người sống trong khu vực nguy cơ và 102.505 người có nguy cơ được lấy mẫu, từ đó phát hiện 18 trường hợp có kết quả dương tính, tập trung chủ yếu ở quận Đống Đa.
Hà Nội bỏ nhiều loại "giấy phép con" khi ra đường
Chốt kiểm soát phòng chống dịch Covid-19 tại Hà Nội.
Ngày 8/8, UBND TP Hà Nội có chỉ đạo yêu cầu yêu cầu người đi đường xuất trình thêm lịch trực, lịch làm việc, văn bản phân công nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị ngoài căn cước công dân và giấy đi đường theo mẫu.
Tuy nhiên, theo ghi nhận của Dân trí, ngay ngày đầu Hà Nội siết chặt kiểm tra giấy đi đường, đã xuất hiện hiện tượng ùn ứ tại một số chốt kiểm soát.
Trước những bất cập trong quá trình thực hiện, đến ngày 10/8, Hà Nội đã bỏ quy định yêu cầu người dân phải có thêm lịch trực, lịch làm việc khi ra đường; chỉ cần có giấy đi đường và giấy tờ tùy thân.
TPHCM tiếp tục giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 sau 15/8
Số ca dương tính SARS-CoV-2 tại TPHCM từ khi đợt dịch mới bùng phát đến nay đã vượt mốc 140.000 ca. Số F0 ghi nhận mới hàng ngày tại thành phố này vẫn tiếp tục duy trì xu hướng đi ngang trong khoảng 3.000 - 4.000 ca.
Ông Phan Văn Mãi, Phó Bí thư Thành ủy TPHCM thông tin tại cuộc họp báo ngày 13/8, thành phố tiếp tục áp dụng Chỉ thị 16 sau ngày 15/8 và đặt mục tiêu kiểm soát dịch Covid-19 trước ngày 15/9.
TPHCM: Siết chặt vùng đỏ, bảo vệ và tiến tới mở rộng vùng xanh
Chiến lược của TPHCM trong 30 ngày tới là siết chặt vùng đỏ, bảo vệ và tiến tới mở rộng vùng xanh.
Mỗi khu vực thuộc vùng xanh cần thiết lập các chốt kiểm soát bảo vệ, chỉ thiết lập một lối đi vào, đi ra riêng biệt, có kiểm soát 24/24h. Tuy nhiên, xe cấp cứu, cứu hỏa cần được ưu tiên để di chuyển và đảm bảo thoát hiểm trong trường hợp khẩn cấp.
Cư dân thuộc vùng xanh phải được kiểm danh, kiểm diện hàng ngày. Nhân viên giao hàng, cung cấp thực phẩm, hàng hóa từ các đầu mối khi vào vùng xanh phải mặc trang phục bảo hộ y tế cấp 3.
TPHCM vận động F0 khỏi bệnh tham gia phòng, chống Covid-19
Một F0 tình nguyện hỗ trợ công việc chăm sóc các bệnh nhân tại TPHCM.
Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 TPHCM yêu cầu Giám đốc Sở Y tế thành phố tham mưu việc vận động các bệnh nhân Covid-19 đã hoàn thành điều trị tham gia tình nguyện phục vụ công tác phòng, chống dịch trên địa bàn.
Theo báo cáo mới nhất của Tổ điều phối nguồn nhân lực tham gia phòng, chống dịch Covid-19, TPHCM cần bổ sung 12.000 người gồm 2.800 bác sĩ, 8.200 điều dưỡng, kỹ thuật viên, 1.000 giảng viên, sinh viên tham gia công tác phòng, chống dịch để phục vụ tại khu cách ly, điều trị F0.
"Cân não" giành sự sống cho 600 thai nhi có mẹ là F0 ở TPHCM
Chăm sóc cho trẻ sơ sinh có mẹ là F0.
Từ ngày đi vào hoạt động, khu điều trị sản phụ mắc Covid-19 chuyển biến nặng của Bệnh viện Hùng Vương (quận 5, TPHCM) có khoảng 600 sản phụ mắc Covid-19 điều trị (trong đó có gần 400 ca đã xuất viện hoặc đưa lên tuyến trên). Các y bác sĩ tại đây, túc trực ngày đêm, "cân não" từng phút, từng giây để giành giật sự sống cho mẹ con sản phụ F0.
TS.BS Hoàng Thị Diễm Tuyết, Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương cho biết, Sở Y tế TPHCM phân tầng cho bệnh viện được phép điều trị từ tầng một tới tầng 4 trong tháp 5 tầng điều trị Covid-19. Hiện bệnh viện chuẩn bị 120 giường bệnh, trong đó có 12 giường điều trị bệnh nhân nặng. Tuy nhiên, hiện đang quá tải do số lượng bà bầu nhiễm Covid-19 khá nhiều.
Đường phố Hà Nội và TPHCM đông đúc trở lại
Đường phố Hà Nội đã tấp nập trở lại.
Theo ghi nhận của Dân trí, dù vẫn đang giãn cách xã hội trên toàn địa bàn, nhưng những ngày gần đây, đường phố Hà Nội và TPHCM bất ngờ đông đúc trở lại.
Sáng 12/8, nhiều tuyến đường ở TPHCM như: Trường Chinh, Cộng Hòa (quận Tân Bình), Lý Thái Tổ, Nguyễn Tri Phương (quận 10), Nguyễn Kiệm, Nguyễn Thái Sơn (quận Gò Vấp)... mật độ phương tiện tham gia giao thông lớn, xe cộ đông đúc trên đường.
Tại các chốt kiểm soát giao thông, dòng xe tập trung kéo dài, lực lượng chức năng có lúc phải xả trạm để đảm bảo giãn cách
Ngày 13/8, trên nhiều tuyến đường trong thành phố, lượng phương tiện lưu thông vẫn khá tấp nập dù lực lượng chức năng đang thực hiện nhiều biện pháp để hạn chế người dân ra đường. Hình ảnh này khác hẳn với không khí vắng vẻ trong cùng khung giờ ở những ngày giãn cách xã hội trước đó.
Nhiều F0 chuyển biến nặng, Bình Dương thêm bệnh viện hồi sức cấp cứu
Một bệnh viện dã chiến tại Bình Dương.
Bình Dương đã ghi nhận hơn 39.000 ca Covid-19 trong đợt dịch mới, phần lớn trong khu cách ly, khu phong tỏa. Địa bàn TP Thuận An, Dĩ An, thị xã Bến Cát, Tân Uyên vẫn là điểm nóng, phức tạp về dịch bệnh.
Trước diễn biến số ca mắc Covid-19 tăng cao, trong đó nhiều ca chuyển biến nặng, ngày 12/8, Bệnh viện hồi sức cấp cứu bệnh nhân Covid-19 được đưa vào hoạt động.
Bệnh viện hồi sức cấp cứu tỉnh Bình Dương đặt tại Bệnh viện Quốc tế Becamex có quy mô 437 giường. Trong đó, 300 giường điều trị, cấp cứu bệnh nhân mức độ nặng và 37 giường điều trị, cấp cứu bệnh nhân mức độ nguy kịch, có đấu nối đầy đủ hệ thống khí trung tâm.
Việt Nam tiếp nhận thêm hơn 1,1 triệu liều vắc xin
Sáng 13/8, 1.113.400 liều vắc xin Covid-19 của AstraZeneca trong hợp đồng đặt mua của Công ty VNVC đã đến TPHCM.
Như vậy, đến nay, Việt Nam đã tiếp nhận khoảng 19 triệu liều vắc xin phòng Covid-19 các loại từ nhiều nguồn cung, trong đó có 11,5 triệu liều AstraZeneca, 12.000 liều Sputnik V, 746.000 liều Pfizer, hơn 5 triệu liều Moderna, 1,5 triệu liều Sinopharm.
Về tình hình tiêm vắc xin Covid-19, đến nay Việt Nam đã tiêm 13.256.472 liều, trong đó tiêm mũi một là 12.064.617 liều, tiêm mũi 2 là 1.191.855 liều.
Bạn đọc Dân trí tặng 13 máy thở giúp bệnh nhân "chiến đấu" với Covid-19
Ngày 9/8, đại diện Báo Dân trí thay mặt bạn đọc, các nhà hảo tâm trao tặng 13 máy thở tới 3 bệnh viện tại TPHCM và TP Cần Thơ, chung tay cùng y, bác sĩ giành giật sự sống cho bệnh nhân Covid-19.
Đại diện Báo Dân trí thay mặt bạn đọc, các nhà hảo tâm trao tặng máy thở cho bệnh viện.
Đây là loại máy thở xâm lấn, mỗi máy có trị giá hơn 157 triệu đồng, có chức năng hỗ trợ điều trị bệnh nhân Covid-19 diễn tiến nặng, nguy kịch, mất khả năng tự thở.
Báo điện tử Dân trí cũng đã và đang triển khai chương trình "Vạn bữa cơm nghĩa tình" - triển khai tại Bệnh viện dã chiến số 6 và số 7 (TPHCM), với mong muốn sẻ chia và nhằm nâng cao chất lượng dinh dưỡng, tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho lực lượng tuyến đầu chống dịch tại TPHCM.
Đại diện Báo Dân trí trao tặng suất ăn từ chương trình "Vạn bữa cơm nghĩa tình" cho lực lượng tuyến đầu.
Chương trình "Vạn bữa cơm nghĩa tình" dự kiến kéo dài trong 10 tuần. Theo kế hoạch, 10.000 suất ăn tổng trị giá 500 triệu đồng, từ nguồn kinh phí bạn đọc ủng hộ, thông qua Báo điện tử Dân trí được trao tận tay đội ngũ y, bác sĩ tại Bệnh viện dã chiến số 6 và số 7 như mong muốn của lực lượng tuyến đầu chống dịch tại đây.
Cơ bản kiểm soát được dịch COVID-19, đưa Thủ đô về trạng thái bình thường mới Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, trải qua 4 lần giãn cách cùng với việc đẩy mạnh xét nghiệm diện rộng và tăng cường bao phủ tiêm vaccine cho người dân, Hà Nội đã cơ bản kiểm soát được dịch COVID-19. Minh chứng là số ca bệnh có chiều hướng giảm dần, các điểm phong tỏa cũng được thu hẹp...