Chiến lược gia diều hâu TQ nói về khả năng xung đột vũ trang Trung – Ấn
Các chiến lược gia quân sự diều hâu của Trung Quốc kêu gọi Bắc Kinh chuẩn bị tốt hơn cho leo thang trong tranh chấp biên giới với Ấn Độ, nhấn mạnh sự gia tăng khả năng về một cuộc xung đột vũ trang giữa 2 cường quốc hạt nhân.
Binh lính Trung Quốc và Ấn Độ trong một cuộc tập trận chung. Ảnh: Reuters
Tờ SCMP hôm 27/6 đưa tin, căng thẳng giữa Trung Quốc và Ấn Độ đã gia tăng kể từ các cuộc đụng độ chết chóc cách đây 2 tuần ở thung lũng Galwan – giữa Ladakh (do Ấn Độ kiểm soát) và Aksai Chin (do Trung Quốc kiểm soát).
Quân đội Ấn Độ cho biết 20 quân nhân nước này đã thiệt mạng trong cuộc đụng độ không dùng súng với binh lính Trung Quốc. Cả 2 bên cáo buộc lẫn nhau gây ra các cuộc đụng độ và phá vỡ các thỏa thuận.
Một số thành viên đã nghỉ hưu của quân đội Trung Quốc đang kêu gọi Bắc Kinh chuẩn bị cho sự leo thang cao hơn, bao gồm việc trao nhiều quyền hơn cho binh lính tiền tuyến để đáp trả “một cuộc xâm nhập” (nếu có) của quân đội Ấn Độ và triển khai các vũ khí như súng laser tới khu vực biên giới tranh chấp.
Qiao Liang, nhà lý luận quân sự và tướng quân đội nghỉ hưu, cho biết dù khả năng xảy ra một cuộc chiến tranh toàn diện giữa Trung Quốc và Ấn Độ là rất thấp nhưng Bắc Kinh cần chuẩn bị cho một sự leo thang dẫn tới xung đột vũ trang với New Delhi.
“Chúng ta không nên đánh giá quá cao phản ứng của Ấn Độ nhưng cũng không được lơ là, mất cảnh giác”, Qiao chia sẻ.
Vị tướng quân đội nghỉ hưu nói thêm, Trung Quốc phải “nắm quyền chủ động” trong trường hợp xảy ra xung đột nghiêm trọng dọc biên giới với Ấn Độ.
Video đang HOT
“Nếu phải chiến đấu, chúng ta cần tấn công nhanh và kiểm soát quy mô cuộc chiến ở mức vừa và nhỏ – chủ yếu nhằm gây tổn thất cho đối phương và từ đó nhận được sự tôn trọng”, Qiao nói và nhấn mạnh một chiến thắng như vậy sẽ thể hiện sức mạnh của Trung Quốc, là lời cảnh tỉnh với Mỹ cùng các lực lượng muốn ly khai ở Đài Loan.
Trong khi đó, Wang Yunfei, tướng hải quân Trung Quốc đã nghỉ hưu kiêm chuyên gia hải quân, nói rằng Bắc Kinh nên tăng cường hỗ trợ cho binh lính tiền tuyến như cho họ thêm các quyền để đối phó các cuộc xâm nhập mà không cần xin ý kiến cấp trên.
“Chúng ta nên tăng cường giám sát dọc biên giới và trong trường hợp quân đội Ấn Độ xâm nhập vào khu vực dọc Đường kiểm soát thực tế (LAC) do Trung Quốc kiểm soát, chúng ta sẽ phản công quyết liệt cho tới khi quân đội Ấn Độ bị đẩy lùi”, ông Wang tuyên bố trong một bài báo.
Tướng hải quân nghỉ hưu còn đề xuất quân đội Trung Quốc nên chuẩn bị cho một cuộc leo thang từ đối đầu tay không tới xung đột vũ trang với Ấn Độ.
“Quân đội Ấn Độ nhiều lần vượt biên giới và phá hủy các trại, đường và cơ sở quân sự khác của Trung Quốc. Nếu điều này tái diễn, Bắc Kinh nên sử dụng nhiều hơn biện pháp đủ mạnh để phá hủy trang thiết bị và cơ sở quân sự của New Delhi”, ông Wang nói.
Theo tướng hải quân nghỉ hưu này, binh lính Trung Quốc cần được trang bị các vũ khí như súng laser, hơi cay và lựu đạn gây choáng.
Trước đó, các tờ báo Ấn Độ đưa tin, quân đội nước này đã cho phép các binh sĩ ở biên giới sử dụng súng trong trường hợp xung đột “bất thường” với Trung Quốc dọc LAC và chính phủ Ấn Độ cũng tăng cường nhiều vũ khí và đạn dược cho lực lượng vũ trang ở biên giới.
Bộ Ngoại giao Ấn Độ nói rằng Trung Quốc đã tập trung một số lượng lớn binh lính và vũ khí dọc đường LAC. Điều này vi phạm thỏa thuận song phương và việc New Delhi triển khai quân đội, vũ khí tới khu vực biên giới là động thái đối phó với hành động của Bắc Kinh.
Vikram Misri, đại sứ Ấn Độ tại Trung Quốc cho biết tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh tại thung lũng Galwan, Ladakh là “không thể chấp nhận” và Trung Quốc nên xuống thang căng thẳng cũng như rút quân khỏi khu vực này.
Báo TQ cảnh báo Ấn Độ về hậu quả vì cho phép binh sĩ nổ súng ở biên giới
Tờ Thời báo Hoàn cầu nhận định, việc trao quyền "tự do hành động" cho binh sĩ ở biên giới của Ấn Độ thể hiện sự tắc trách và cảnh báo New Delhi phải chịu trách nhiệm về hậu quả có thể xảy ra.
Quân đội Ấn Độ ở vùng biên giới Ladakh. Ảnh: Reuters
Chính phủ Ấn Độ hôm 21/6 đã trao quyền "tự do hành động" cho các binh sĩ được triển khai tới dọc khu vực biên giới với Trung Quốc, phân định bởi Đường kiểm soát thực tế (LAC). Điều này đồng nghĩa các chỉ huy Ấn Độ sẽ không bị hạn chế sử dụng súng nếu xảy ra đụng độ.
Nếu binh sĩ Ấn Độ nổ súng trước vào binh lính Trung Quốc trong một cuộc đụng độ tương lai thì tranh chấp biên giới Trung - Ấn sẽ biến thành một cuộc xung đột quân sự. Đây không phải là điều mà hầu hết người dân Trung Quốc và Ấn Độ mong muốn.
Trung Quốc và Ấn Độ đã ký 2 thỏa thuận song phương vào các năm 1996 và 2005 - nêu rõ không bên nào được sử dụng sức mạnh quân sự để tấn công bên còn lại. Các thỏa thuận này về cơ bản giúp hạn chế quy mô của các cuộc xung đột ở khu vực biên giới 2 nước. Thậm chí, ngay trong cuộc đụng độ mới nhất đêm 15/6, các thỏa thuận này vẫn được tuân thủ khi không bên nào sử dụng súng để tấn công.
Tờ Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) nhận định, việc trao quyền "tự do hành động" cho binh sĩ ở biên giới của Ấn Độ thể hiện sự tắc trách. Điều đó cho thấy Ấn Độ có thể "xé nát" các thỏa thuận quan trọng giữa 2 nước, theo tờ báo Trung Quốc. Việc này sẽ dẫn tới mất lòng tin nghiêm trọng giữa quân đội 2 bên và hệ quả là tăng thêm các cuộc xung đột quân sự không mong muốn. Ngoài ra, động thái này cũng đi ngược lại sự đồng thuận hạ nhiệt căng thẳng tại khu vực thung lũng Galwan của Bộ trưởng Ngoại giao 2 nước.
Tờ Hoàn cầu cũng cảnh báo những người theo chủ nghĩa dân tộc ở Ấn Độ không nên đẩy New Delhi đi sai đường. Tờ báo Trung Quốc đưa ra nhận định về tương quan thực lực giữa 2 nước.
Năm 1962, sức mạnh của Trung Quốc và Ấn Độ là ngang nhau. Giờ đây, mọi thứ đã khác. GDP của Trung Quốc đang gấp 5 lần Ấn Độ và chi tiêu cho quốc phòng của Bắc Kinh cũng gấp hơn 3 lần New Delhi. Hầu hết vũ khí hiện đại của Trung Quốc được sản xuất trong nước, trong khi Ấn Độ phải nhập khẩu các vũ khí tiên tiến. Việc quân đội Ấn Độ đánh bại quân đội Trung Quốc là điều khó xảy ra, Hoàn cầu nhận định.
Căng thẳng biên giới Trung Quốc - Ấn Độ thời gian gần đây gia tăng. Ảnh minh họa: The Quint
Sau vụ đụng độ đêm 15/6, chính phủ Ấn Độ có các động thái ngăn chặn căng thẳng leo thang. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tuyên bố: "Không ai được phép xâm phạm biên giới của chúng ta. Hiện tại, không có chốt chặn nào của chúng ta bị xâm chiếm".
Tuy nhiên, một số người theo chủ nghĩa dân tộc ở Ấn Độ tiếp tục gây áp lực lên chính phủ, làm tăng nguy cơ leo thang căng thẳng ở biên giới.
Việc rút lui khỏi các thỏa thuận song phương là quyết định đơn phương của Ấn Độ. New Delhi cần phải chịu trách nhiệm về những hậu quả có thể xảy ra, Hoàn cầu cảnh báo.
Tờ báo Trung Quốc cũng khuyến cáo binh lính Trung Quốc, đồn trú tại khu vực biên giới giáp Ấn Độ, phải cảnh giác khi làm nhiệm vụ tuần tra và luôn luôn sẵn sàng khi chiến tranh bùng nổ. Nếu binh sĩ Ấn Độ nổ súng trước, binh lính Trung Quốc phải đảm bảo có đủ hỏa lực để đáp trả. Điều quan trọng nhất là bảo toàn được sự an toàn của chính họ và giảm thiểu tổn thất khi giao tranh với binh sĩ Ấn Độ.
Ngoài ra, Hoàn cầu còn kêu gọi quân đội Trung Quốc chuẩn bị cho trường hợp xấu nhất. Nếu quân đội Ấn Độ phát động chiến tranh biên giới, Trung Quốc sẽ có đòn đáp trả xứng đáng.
Cuối cùng, tờ báo Trung Quốc bày tỏ hy vọng Ấn Độ sẽ giữ thái độ phù hợp để cùng Trung Quốc giải quyết vấn đề tranh chấp biên giới.
Trung Quốc "thổi lửa" tranh chấp với Ấn Độ qua tuyên bố chủ quyền Cuộc đối đầu Ấn Độ - Trung Quốc không chỉ tồn tại trên thực địa, nó bắt đầu lan sang lĩnh vực pháp lý với các tuyên bố với khu vực tranh chấp. Trung Quốc dường như đang đặt những bước đầu tiên trên mặt trận này, tại nơi vừa xảy ra đối đầu với binh lính Ấn Độ. Một chuyên gia nghiên...