Chiến hạm Mỹ từng 2 lần suýt làm nổ tung chính mình
Trong 40 năm phục vụ trong hải quân Mỹ, chiến hạm USS Mississippi đã 2 lần gặp phải tai nạn nghiêm trọng, suýt nữa khiến nó tự làm chính mình nổ tung.
Chiến hạm USS Mississippi (BB-41) năm 1927 (Ảnh: Quân đội Mỹ).
Theo Business Insider, tàu chiến USS Mississippi được đóng vào Thế chiến I. Nó đã trải qua 40 năm phục vụ, tham chiến trong Thế chiến II và cuối cùng trở thành nền tảng thử nghiệm khổng lồ cho các tên lửa của Mỹ.
Trải qua 4 thập niên trong biên chế, giống một sự trùng hợp ngẫu nhiên, con tàu đã trải qua 2 tai nạn cách nhau 20 năm, ở cùng một tháp pháo, cùng một khẩu súng và cùng suýt chút nữa khiến nó nổ tung.
USS Mississippi (BB-41) là tàu thứ 2 trong 3 chiến hạm thuộc lớp New Mexico. Được hạ thủy vào tháng 4/1915 tại Virginia, USS Mississippi, được đưa vào biên chế tháng 12/1917.
Theo tiêu chuẩn thời bấy giờ, Mississippi là một thiết giáp được trang bị vũ trang hạng nặng, với dàn pháo chính gồm 12 khẩu pháo được gắn trong 4 tháp pháo. Dàn pháo chính được bố trí hai tháp pháo phía trước và hai tháp pháo phía sau. Nó cũng trang bị 8 súng phòng không và hai ống phóng ngư lôi.
Video đang HOT
Chiến hạm này được bọc thép rất chắc chắn nhằm tăng cường khả năng phòng vệ trước tàu của đối thủ, ở các vị trí tháp pháo, sàn tàu, tháp chỉ huy… Con tàu uy lực này có lượng giãn nước tối đa 33.000 tấn.
Ngày 12/6/1924, USS Mississippi tới khu vực duyên hải California để thử súng nòng 12,7 mm của nó đã gặp sự cố kỹ thuật. Đây là một vấn đề nghiêm trọng vì khẩu súng này vốn là vũ khí được trang bị chính trên các chiến hạm bọc thép của Mỹ thời bấy giờ.
Trong loạt đạn thứ 8, ở tháp pháo 2, khẩu súng 2 gặp phải tình trạng pháo bị đi ngược lại và phát nổ bên trong. Bốn túi chứa 213 kg thuốc nổ đã nổ tung, bắt lửa và kích cháy theo dây chuyền các túi khác. Kết quả là 48 thủy thủ đã thiệt mạng và chỉ có một thủy thủ duy nhất điều khiển tháp pháo sống sót.
USS Mississippi chụp vào giai đoạn khoảng từ 1953-1955 (Ảnh: Hải quân Mỹ).
Gần 20 năm sau, sau khi được cải tiến, USS Mississippi tới Thái Bình Dương tham chiến. Năm 1943, chiến hạm này di chuyển tới ngoài khơi đảo Makin, hỗ trợ hỏa lực lực lượng đổ bộ.
Trong khi trận hải chiến đang diễn ra quyết liệt, tháp pháo 2 trên tàu tiếp tục xảy ra sự cố. Kịch bản 20 năm trước lặp lại, khi tháp pháo này tiếp tục bị nổ bên trong. Mảnh vỡ từ vụ nổ văng ra các túi thuốc nổ. Khoảng 42 thủy thủ đã thiệt mạng và 16 người khác bị thương. Ba tháp pháo còn lại vẫn tiếp tục khai hỏa cho tới khi kết thúc nhiệm vụ hỗ trợ.
Sau cuộc chiến, USS Mississippi được chuyển sang làm khí tài hỗ trợ thử nghiệm tên lửa. Nó phục vụ cho tới năm 1956 thì bị loại biên cho đi rã sắt vụn. Chiến hạm này có thời gian phục vụ lâu hơn hầu hết các tàu ở thời điểm đó, nhưng nó cũng đối mặt với 2 thảm kịch suýt nữa khiến nó nổ tung, ở cùng một vị trí, trong cùng một hoàn cảnh.
Ngày nay, tên của con tàu này được dùng để đặt cho tàu ngầm tấn công năng lượng hạt nhân lớp Virginia USS Mississippi (SSN-782).
Băng tan làm thay đổi lớp vỏ Trái đất
Hiện tượng băng tan ở hai cực không chỉ khiến mực nước biển dâng cao mà còn có thể khiến vỏ Trái đất biến dạng.
Một đảo tí hon ở Greenland. Ảnh REUTERS
Hiện tượng tan băng ở hai cực Trái đất không chỉ làm mực nước biển dâng lên mà còn khiến bề mặt của Trái đất bị biến đổi, trang Science Alert dẫn một nghiên cứu mới đây cho biết.
Khi lớp băng tại các vùng Greenland, Nam cực và Bắc cực tan ra cũng là lúc lớp vỏ Trái đất bị trồi lên và lan rộng. Sự dịch chuyển này tuy chỉ chưa đến 1 mm mỗi năm nhưng diễn ra trong thời gian dài và trên một diện tích bề mặt rất lớn.
Quá trình này tạo ra một vòng lặp vì khi lớp đá dưới lớp băng di chuyển, nó tác động đến việc băng tan và tách ra. Nghiên cứu đầy đỉ về quá trình này là điều quan trọng trong việc mô hình hóa hình dạng của Trái đất trong tương lai.
Nhà địa vật lý Sophie Coulson từ Phòng thí nghiệm Quốc gia Los Alamos ở bang New Mexico (Mỹ) cho biết: "Các nhà khoa học đã thực hiện rất nhiều thí nghiệm trực tiếp bên dưới các dải băng và sông băng. Vì vậy, họ biết rằng sự thay đổi sẽ xảy ra ở khu vực có sông băng, nhưng họ không nhận ra rằng sự thay đổi này có quy mô toàn cầu".
Một số nghiên cứu trước đây đã ghi nhận lớp vỏ Trái đất có thể nhô lên khi các dải băng tan chảy, nhưng bà Coulson và các đồng nghiệp đã xem xét kỹ hơn sự dịch chuyển theo chiều ngang và trên một khu vực rộng lớn hơn. Họ phát hiện ra rằng các biến dạng có thể thay đổi đáng kể theo từng năm.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy ở một số khu vực, chuyển động ngang còn lớn hơn chuyển động thẳng đứng. Họ đã sử dụng dữ liệu vệ tinh và các phép đo thực địa từ năm 2003 đến 2018 để đo chuyển động của lớp vỏ theo không gian ba chiều.
Sự nảy lên của lớp vỏ này có thể mất hàng ngàn năm. Nghiên cứu cũng lưu ý rằng một số thay đổi vẫn đang xảy ra trên bề mặt Trái đất từ cuối Kỷ băng hà cuối cùng, vào khoảng 11.000 năm trước.
Với tốc độ băng tan tiếp tục tăng trên toàn cầu, các nhà khoa học phải tìm ra tác động của nó đối với hình dạng bề mặt Trái đất, ngay cả khi sự thay đổi tương đối nhỏ mỗi năm. Điều này không chỉ hữu ích trong việc nghiên cứu băng tan và sự thay đổi hình dạng của Trái đất mà còn cho nhiều lĩnh vực nghiên cứu khoa học khác.
Vụ kiện 2,9 triệu USD từ cốc cà phê nóng Sau việc cốc cà phê nóng khiến khách hàng bỏng 16%, McDonald's, "ông hoàng fast food" bị kiện đòi bồi thường, từ đó phải dán nhãn cảnh báo với dòng chữ lớn trên cốc. Sáng 27/2/1992, bà Stella Liebeck, 79 tuổi, ngồi ghế sau của chiếc Ford Probe do cháu trai cầm lái. Hạ cửa sổ xe, họ đặt một suất ăn nhanh...