Chiến hạm Mỹ lần đầu cập cảng Cam Ranh sau 21 năm
Trong tuần này, hai chiến hạm của Mỹ đã cập cảng Cam Ranh, Khánh Hòa, lần đầu tiên kể từ khi Việt Nam và Mỹ bình thường hóa quan hệ cách đây 21 năm.
Khu trục hạm USS John S.McCain.
Tờ Bloomberg dẫn nguồn tin của Hải quân Mỹ ngày 4.10 cho biết, tàu ngầm USS Frank Cable và khu trục hạm tên lửa dẫn đường USS John S.McCain đã ghé thăm Cam Ranh hôm 2.10, như một phần của các hoạt động giao lưu giữa Hải quân Mỹ và Hải quân Việt Nam.
Theo Bloomberg, chuyến thăm là một phần trong những nỗ lực của Mỹ nằm tăng cường quan hệ với Hải quân Việt Nam trong thời gian gần đây.
Tuần trước, trong chương trình giao lưu thường niên lần thứ 7 giữa Hải quân Mỹ và Việt Nam diễn ra từ ngày 28.9-1.10, Đại tá người Mỹ gốc Việt Lê Bá Hùng đã chỉ huy chiến hạm USS John S.McCain thăm Đà Nẵng.
Chương trình Giao lưu Hải quân 2016 tập trung vào các hoạt động “phi tác chiến” mặc dù năm nay đưa vào chương trình một tình huống giả định phức tạp hơn nhằm thực hành Bộ Quy tắc ứng xử cho những cuộc chạm trán ngoài ý muốn trên biển – theo một thông cáo từ Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội.
Video đang HOT
Năm 2012, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta trở thành quan chức Mỹ cao cấp nhất đến thăm Cam Ranh kể từ sau chiến tranh Việt Nam.
Theo Báo Lao Động
Cảng Cam Ranh đã đón 9 tàu quân sự
Từ khi hoạt động, cảng đã tổ chức đón 9 tàu quân sự của các nước vào neo đậu, sử dụng dịch vụ hải cảng, với tổng doanh thu 2,9 tỷ đồng.
Ngày 8/3/2016, Cảng quốc tế Cam Ranh chính thức khai trương sau thời gian hoàn thiện các công trình cơ sở hạ tầng của giai đoạn 1.
Từ thời điểm đó, Cảng quốc tế Cam Ranh trở thành một trong các cảng lớn nhất của Việt Nam tính theo chiều dài bến cập tàu trên 2.140m, có thể tiếp nhận 18 tàu cùng lúc và 185 tàu mỗi năm.
Trao đổi với báo chí, Đại tá Uông Xuân Phúc Sơn, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tân cảng Petro Cam Ranh, cho biết: "Từ khi đi vào hoạt động đến nay, cảng đã tổ chức đón 9 tàu quân sự của các nước: Singapore, Nhật, Pháp, Nga, Ấn Độ cập cảng thăm hữu nghị Việt Nam, hoặc sử dụng các dịch vụ hàng hải của cảng.
Cảng Quốc tế Cam Ranh đã cung cấp cho tàu bạn các dịch vụ như: hoa tiêu, cung cấp nhiên liệu, lương thực, thực phẩm, nước ngọt; lên bờ tham quan du lịch cho thủy thủ đoàn, dịch vụ thể dục thể thao, ăn uống, giải trí... với tổng doanh thu đạt 2,9 tỷ đồng".
Bên cạnh đó, theo ông Sơn, trong tháng 9 tới đây, Cảng quốc tế Cam Ranh sẽ đón tiếp tàu du lịch quốc tế Legend Of The Seas với hơn 2.000 du khách và thủy thủ đoàn, trong hành trình ghé thăm vịnh Cam Ranh, cũng như các địa điểm du lịch khác của tỉnh Khánh Hòa.
Hai tàu hộ vệ JS ARIAKE và JS SETOGIRI của Lực lượng tự vệ trên biển Nhật Bản cập cảng quốc tế Cam Ranh hồi tháng 4/2016. Ảnh: QĐND
Là cảng đầu tiên tại Việt Nam thiết kế cho phép neo đậu tàu trong điều kiện gió bão đến cấp 8. Cảng được chia làm 2 nhóm công trình dưới và trên bờ. Trong đó, nhóm công trình thủy công gồm hệ thống các cầu cảng được bố trí theo phương án bến nhô, cập tàu hai phía để tăng cường năng lực đón tiếp tàu.
Trong giai đoạn này, Cảng quốc tế Cam Ranh tập trung chủ yếu vào 3 lĩnh vực hoạt động chủ yếu, bao gồm cung ứng dịch vụ hàng hải cho tàu quân sự, tàu du lịch; sửa chữa đầu bến cho các loại tàu và cung cấp dịch vụ du lịch cho thủy thủ đoàn, du khách.
Trước sự tấp nập của cảng quốc tế Cam Ranh từ khi đi vào hoạt động, Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược (Bộ Công an), từng cho rằng lý do quan trọng nhất khiến Nhật, Nga, Mỹ và nhiều quốc gia khác đều muốn hiện diện tại Cam Ranh đó là vì vị trí địa chiến lược và địa chiến lược của Cam Ranh.
"Cam Ranh là một trong những cảng thuận lợi nhất phục vụ cho sự tiến-thoái, bảo vệ, công-thủ của tàu ngầm, tàu chiến. Từ Cam Ranh có thể vươn ra khống chế toàn bộ Biển Đông. Đó là lý do từ Mỹ đến Nga và các quốc gia khác đều muốn sử dụng Cam Ranh - chốt chặn quan trọng", Thiếu tướng Lê Văn Cương chỉ rõ.
Trước đó, TS Trần Việt Thái, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, Học viện Ngoại giao Việt Nam, từng cho biết, việc khai thác Cảng Quốc tế Cam Ranh sẽ phục vụ phát triển kinh tế, thương mại, xã hội trước mắt của khu vực xung quanh địa phương.
"Trong logistics, trong bảo vệ chủ quyền biển đảo, an ninh quốc phòng, hậu cần rất quan trọng, trong đó hậu cần cảng biển đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong bối cảnh hiện nay.
Việc phát triển cảng Cam Ranh là một bước đi vừa phục vụ phát triển kinh tế xã hội có ý nghĩa thiết thực đối với địa phương, vừa là bước đi có tính toán chiến lược của Đảng và Nhà nước", TS Trần Việt Thái nói.
Trong khi đó, ông Nguyễn Anh Sơn, Ủy viên Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội nhấn mạnh: "Tôi đánh giá cao ý nghĩa về mặt quân sự, quốc phòng an ninh của Cảng Quốc tế Cam Ranh, đặc biệt trong bối cảnh hiện tại khi tình hình Biển Đông ngày càng diễn biến phức tạp.
Nó khẳng định Việt Nam sử dụng vùng biển của mình vì lợi ích chung của nhiều quốc gia trên thế giới, không giống như "người bạn lớn" đang có những hành vi ngăn cản, làm khó, nói một đằng làm một nẻo, bị thế giới lên án bởi việc làm cải tạo đảo, xây căn cứ quân sự ở Trường Sa với cái cớ là để có sự thông thương, thuận lợi cho an toàn hàng hải quốc tế".
Theo Đất Việt
Chiến hạm Mỹ bị 4 tàu hải quân Iran vờn tại eo biển Hormuz Bốn tàu tấn công nhanh của Iran đã quấy rối, tiếp cận và ngăn chặn một chiến hạm Mỹ tại eo biển Hormuz ở tốc độ cao dù tàu Mỹ đã bắn 10 quả pháo sáng cảnh báo. Khu trục hạm USS Nitze Khu trục hạm USS Nitze đã bắn cảnh cáo, hú còi báo động và liên lạc với các tàu Iran...