Chiến hạm Mỹ khẳng định đẳng cấp trước khu trục hạm Leader
Trong khi tàu khu trục Leader của Nga vẫn còn là thiết kế mô hình thì siêu khu trục hạm lớp Zumwalt của Mỹ đã sắp được biên chế chính thức.
Thiết kế tối ưu
Theo China news, khu trục hạm DDG-1000 thuộc lớp Zumwalt của Hải quân Mỹ đã ra biển thử nghiệm lần cuối cùng, sau đó sẽ giao cho lực lượng hải quân nghiệm thu và sẽ được đồn trú tại căn cứ ở San Diego.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, khi so sánh chiến hạm Leader của Nga và chiếc DDG-1000 của Mỹ thì thấy chúng có tư tưởng thiết kế hoàn toàn khác nhau, xuất phát từ tư duy tác chiến khác nhau của hải quân 2 nước.
Đài chỉ huy của DDG-1000 cũng không hề nhỏ nhưng áp dụng thiết kế tàng hình kiểu kim tự tháp cụt, cơ bản không còn chi tiết nào nhô ra, nhìn tổng thể con tàu với mặt cắt phẳng, không có góc cạnh, khiến cho tính năng tàng hình của nó được đánh giá rất cao.
Mỹ thử nghiệm khu trục hạm DDG-1000 Zumwalt.
Thiết kế tối ưu, ưng dung công nghê tang hinh hiên đai, giảm tối đa diện tích phản xạ radar khiến nó khó bị radar đôi phương phát hiện gấp 50 lần so với tàu khu trục bình thường. Có kích thước khổng lồ nhưng tín hiệu đặc trưng radar của DDG-1000 không lơn hơn môt chiêc tau đanh ca loại nho.
Tau khu truc đươc trang bi cac công nghê se đem lai nhiêu lơi thê cho hai quân Mỹ trong nhiêu năm tơi, nôi bât nhât la “Hệ thống may tinh tích hợp” toàn bộ con tau, môt mang lươi an toan đôc lâp kiêm soat moi hê thông tac chiên tư radar đên vu khi.
DDG-1000 đươc trang bi cac hê thông điêu khiên va trang thiêt bi thông tin liên lac siêu hiên đai, USS Zumwalt còn la chiêc tau duy nhât co môt mang lươi an ninh, cho phep ham trương co thê kiêm soat moi hê thông tư bât ky nơi nao trên tau.
Hê thông may tinh va tư đông con giup tau cân it thuy thu hơn. Cac tau khu truc lơp Arleigh-Burke cân tơi 210 thuy thu, nhưng tau lơp Zumwalt chi cân 130 thuy thu đê vân hanh, cung vơi 28 nhân viên không quân vân hanh cac hoat đông cât va ha canh cua 2 chiêc trưc thăng tai bai đap trên tau.
Mức độ hiện đại hóa và tự động hóa của con tàu cũng được xếp hạng nhất thế giới. Với kích thước và lượng giãn nước rất lớn (dài 183m, trọng tải 14,5 tấn) nhưng do được áp dụng các hệ thống tự động hóa nên con tàu chỉ cần tới 140 thủy thủ, ít hơn 1 nửa só với các chiến hạm có lượng giãn nước nhỏ hơn.
Video đang HOT
Tàu được lắp đặt hệ thống phóng thăng đưng MK 57 gồm 20 cụm 4 ống phóng; với các tên lửa hành trình Tomahawk và các tên lửa phòng không, chống hạm, chống ngầm. hê thông tên lưa ESSM; cung cac hê thông tên lưa chông ngâm va đôi ham khac, cùng 2 súng máy Mk 110, cỡ nòng 57 mm.
Đặc biệt là khu trục hạm tàng hình nay còn được trang bị 2 bệ pháo AGS 155mm, bắn đạn có điều khiển tầm xa LRLAP (Long Range Land Attack Projectile). Đạn LRLAP được xem là một cuộc cách mạng đối với pháo binh, nặng 11kg và đạt tầm bắn tới 154km và cơ số đạn lên tới 750 viên.
Bệ pháo này còn có thể phóng tên lửa dẫn đường bằng máy tính, tiêu diệt được mục tiêu cách 101 km, gấp 3 lần tầm bắn của các loại pháo hạm hiện tại.
Hơn nữa, DDG-1000 được áp dụng nhiều loại vũ khí với công nghệ đỉnh cao số 1 thế giới mà hiện không nước nào có được, ví dụ như pháo quỹ đạo điện từ, vũ khí laser, các loại máy bay không người lái hiện đại, biến nó trở thành khu trục hạm số 1 thế giới về cả mức độ hiện đại lẫn hỏa lực.
Mỹ khẳng định đẳng cấp
Sau khi Liên Xô giải thể, Hải quân Nga dần xuống cấp, suốt gần 20 năm không đóng nổi một chiến hạm nào trên vạn tấn, nền công nghiệp đóng tàu (trừ lĩnh vực đặc thù là đóng tàu ngầm) xuống cấp bởi thiếu vốn và không tiếp cận được với công nghệ đỉnh cao thế giới.
Tuy khu trục hạm Leader của Nga có thực lực rất mạnh nhưng tất cả những tính năng của nó vẫn còn nằm ở trên giấy, từ mô hình thiết kế đến mô hình chế tạo còn một khoảng thời gian rất dài, cho đến khi nó trở thành một con tàu thực thụ cũng cần ít nhất là 5 năm nữa.
Mô hình chiến hạm Leader của Nga.
Ngay cả Mỹ, vốn rất phong phú kinh nghiệm đóng các chiến hạm cỡ lớn và thiết kế độc đáo cũng mất tới 8 năm mà khu trục hạm DDG-1000 Zumwalt vẫn còn chưa được biên chế chính thức. Điều này cho thấy, Nga có thể sẽ mất khoảng thời gian đến 10 năm để hoàn thiện tính năng tác chiến của khu trục hạm Leader.
Không chỉ thiếu kinh nghiệm đóng tàu lớn, công nghệ radar tầm xa trên biển và thiết bị điện tử hàng hải của Nga cũng tụt hậu một khoảng cách khá xa so với Mỹ. Điều này có thể nhận thấy ở thiết kế cột buồm tích hợp dạng tháp có kích thước quá cồng kềnh.
Theo_Báo Đất Việt
Tàu khu trục Zumwalt khiến chiến hạm Trung Quốc lạc hậu
Dù Type 055 là đỉnh cao công nghệ đóng tàu của Trung Quốc nhưng lớp tàu này vẫn kém xa khu trục hạm lớp Zumwalt của Hải quân Mỹ về mọi mặt.
Theo trang Popular Science của Mỹ, Trung Quốc có thể bước vào giai đoạn chế tạo Type 055 từ đầu năm 2016 khi nước này đã phát triển đến giai đoạn mô hình thực địa trên mặt đất kích thước thật (1:1).
Qua thông tin trên mạng cho thấy, Trung Quốc đã áp dụng phương pháp mô phỏng kiểu modul, công nghệ chế tạo tiên tiến mà Mỹ đã sử dụng từ khá lâu.
Qua phân tích số liệu của các mô hình cho thấy, khu trục hạm Type 055 sẽ là tàu mặt nước lớn nhất từ trước đến nay của hải quân Trung Quốc, chắc chắn sẽ vượt qua khu trục hạm lớp Arleigh Burke của Mỹ. Nó có chiều dài khoảng 160-180m, rộng khoảng 21-23m, lượng giãn nước từ 12.000 - 14.000 tấn.
Type 055 có một sàn nâng-hạ tự động trực thăng và được thiết kế từ 112-128 ống phóng tên lửa thẳng đứng, vượt trội các khu trục hạm lớp Arleigh Burke Flight I (90 ống phóng) và Flight IIA (96 ống phóng), không hề thua kém so với tuần dương hạm lớp Ticonderoga của Mỹ (122).
Hệ thống phóng thẳng đứng trên khu trục hạm này có thể phóng nhiều loại tên lửa quốc nội mạnh nhất của Trung Quốc là tên lửa hàng trình chống hạm "Ưng Kích-18" (YJ-18), tên lửa phòng không hạm "Hải Hồng Kỳ-9" (HHQ-9) và tên lửa hành trình tấn công mặt đất "Trường Kiếm 10" (CJ-10).
Theo phân tích của trang mạng Popular Science, tuy chưa khẳng định chắc chắn nhưng nhiều phần là khu trục hạm Type 055 sẽ được trang bị radar thế hệ mới của Trung Quốc là 346X, đã được lắp đặt và thử nghiệm trên khu trục hạm lớp "Lữ Dương III", Type 052D.
346X có tính năng ngang bằng với radar thế hệ cũ AN/SPY-1 trên khu trục hạm Aegis lớp Arleigh Burke Flight I của Mỹ. Từ điều này có thể nhận thấy, Type 055 còn kém rất xa khu trục hạm DDG-1000, lớp Zumwalt với radar AN/SPY-3.
Từ các bức ảnh trên mạng có thể cho thấy, khu trục hạm Type 055 của Trung Quốc được thiết kế tàng hình theo kiểu của khu trục hạm Mỹ. Tháp cột buồm tuy kích thước cũng khá lớn nhưng có ngoại hình khác Leader của Nga và tương đối giống Zumwalt của Mỹ.
Tuy nhiên, qua lắp ghép thử các modul mô hình có thể nhận thấy, Trung Quốc cũng không có đột phá gì về thiết kế chiến hạm. Type 055 chỉ đơn thuần giống như là Type 052D được đóng với kích thước lớn hơn và một cột buồm dạng tháp mới, điều mà hải quân Anh đã làm từ vài chục năm trước.
Việc áp dụng phương pháp đóng tàu kiểu mô hình hóa các modul trên mặt đất tuy có thể cho phép các kỹ sư có thể dễ dàng điều chỉnh những khiếm khuyết trong thiết kế so với việc đóng một con tàu thực rồi điều chỉnh những khiếm khuyết khi đóng những con tàu tiếp theo.
Tuy nhiên, phương pháp này cũng không phải vạn năng, bởi có những khiếm khuyết chỉ lộ ra sau khi đấu ráp tổng thành con tàu thực hoặc khi con tàu bắt đầu thực nghiệm trên biển. Bởi vậy, con đường để hoàn thiện thiết kế khu trục hạm tương lai của Trung Quốc cũng không hề dễ dàng. Trong ảnh: Khu trục hạm DDG-1000 lớp Zumwalt chạy thử nghiệm.
1/11
Theo_Báo Đất Việt
Chiến hạm đỉnh nhất của Nga-Trung vẫn kém Mỹ một thế hệ Mặc dù Nga và Trung Quốc đã rất nỗ lực nhưng các chuyên gia quân sự vẫn cho rằng khu trục hạm Mỹ xứng đáng đứng số 1 về công nghệ. DDG-1000 Zumwalt của Mỹ vẫn số 1 thế giới Trong khi tàu khu trục Leader của Nga vẫn còn là thiết kế mô hình thì siêu khu trục hạm lớp Zumwalt của...