Chiến hạm mang 130 tên lửa của Mỹ vừa áp sát Trường Sa
Tuần dương hạm USS Bunker Hill mang theo 130 tên lửa các loại, đem lại khả năng tác chiến vượt trội vừa thực hiện nhiệm vụ tự do hàng hải gần quần đảo Trường Sa.
Hạm đội 7 hôm 29/4 cho biết tuần dương hạm USS Bunker Hill (DDG-52) đã di chuyển qua vùng biển gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam trên Biển Đông. Ảnh: Hải quân Mỹ.
“Bunker Hill được triển khai đến Hạm đội 7 hỗ trợ các hoạt động an ninh và ổn định trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”, thông báo trên tài khoản Hạm đội 7 bổ sung, không tiết lộ cụ thể thời điểm và vị trí hoạt động của tàu. Ảnh: Hải quân Mỹ.
USS Bunker Hill cùng với tàu khu trục mang tên lửa điều khiển USS Barry (DDG-52), tàu đổ bộ tấn công USS Ameria (LHA-6) đang hoạt động ở Biển Đông, trong bối cảnh Trung Quốc liên tục gia tăng các hoạt động quân sự ở Biển Đông và gần đảo Đài Loan. Ảnh: Hải quân Mỹ.
USS Bunker Hill là tàu hộ tống chính trong nhóm tác chiến tàu sân bay USS Theodore Roosevelt (CVN-71). Trước khi Bunker Hill áp sát Trường Sa, tàu khu trục USS Barry cũng đã áp sát quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, đang bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Video đang HOT
Bunker Hill là tàu thứ 6 thuộc tuần dương hạm lớp Ticonderoga và là tàu đầu tiên trong lớp được trang bị hệ thống phóng thắng đứng Mk41, thay thế cho hệ thống phóng kiểu cánh tay Mk26, giúp cải thiện tính linh hoạt, nâng cao sức mạnh hỏa lực bằng cách cho phép bắn tên lửa hành trình tấn công mặt đất BGM-109 Tomahawk. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Hệ thống Mk41 được bố trí thành 2 cụm với 61 ống phóng ở mũi tàu và 61 ở đuôi tàu. Mk41 là loại ống phóng đa năng, chúng có thể bắn tên lửa Tomahawk, tên lửa hải đối không SM-2, SM-6, ESSM, tên lửa đánh chặn siêu hạng SM-3 và tên lửa chống ngầm RUM-139 VL-ASROC. Ảnh: Thuận Thắng.
Tàu được trang bị 2 pháo 127 mm, một ở mũi tàu và một ở đuôi tàu. Pháo có tầm bắn hiệu quả khoảng 24-37 km tùy phiên bản. Nó có thể tấn công mục tiêu mặt nước, pháo kích bờ biển và phòng không. Ảnh: Thuận Thắng.
Ngoài ra trên tàu còn được vũ trang 8 tên lửa chống hạm RGM-84 Harpoon. Đây là loại tên lửa chống hạm phổ biến nhất của Mỹ và NATO. Tên lửa có tầm bắn từ 130-280 km tùy phiên bản, mang theo đầu đạn nặng 221 kg. Ảnh: Thuận Thắng.
Hai hệ thống phòng thủ tầm cực gần (CIWS) Phalanx, gồm 1 pháo 6 nòng, cỡ nòng 20 mm. Nó có tốc độ bắn tới 5.000 viên/phút, được sử dụng cho nhiệm vụ đánh chặn tên lửa và vũ khí dẫn đường của đối phương nhắm vào tàu chiến. Nó cũng có thể phòng không tầm gần và tấn công các mục tiêu nhỏ trên mặt nước. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Trái tim sức mạnh của tàu là hệ thống chiến đấu tối tân Aegis, với cảm biến chính là radar AN/SPY-1B. Nó là một trong những radar hàng hải tốt nhất thế giới. Radar hoạt động ở băng tần S, có thể phát hiện mục tiêu cỡ quả bóng gofl ở cự ly 165 km, phát hiện tên lửa đạn đạo ở cự ly 300 km. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Tàu được trang bị 4 động cơ tuabin khí LM25000, tổng công suất 100.000 mã lực truyền động cho chân vịt 2 trục. Hệ thống động lực này giúp tàu đạt tốc độ tối đa 32 hải lý/giờ, dự trữ hành trình 6.000 hải lý. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Phần boong sau của tàu có sàn đáp và nhà chứa cho 2 trực thăng MH-60 Seahawk. Tàu được vận hành bởi thủy thủ đoàn 300 người, trong đó có 30 sĩ quan. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Tàu chiến Mỹ áp sát quần đảo Hoàng Sa
Tàu chiến Mỹ vừa thực hiện hoạt động tự do hàng hải (FONOP) ở sát quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam hôm 28/4.
Nguồn tin từ Mỹ ngày 28/4 thông báo tàu khu trục do tên lửa dẫn đường USS Bunker Hill (CG 52) của nước này đã tiến vào vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng đang bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp.
Đài truyền hình CGTN của Trung Quốc cùng ngày dẫn lời phát ngôn viên Chiến khu miền Nam Trung Quốc Lý Hoa Mẫn nói lực lượng này đang theo dõi một tàu chiến Mỹ áp sát quần đảo Hoàng Sa.
Tàu chiến Mỹ tới gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam ở Biển Đông hôm 28/4. Ảnh: AFP.
Trước đó, Mỹ và Australia đã triển khai cuộc tập trận chung trên Biển Đông với sự tham gia của tuần dương hạm USS Bunker Hill, tàu đổ bộ tấn công USS America và tàu hộ vệ HMAS Parramatta hôm 18/4.
Thông tin này xuất hiện sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 18/4 lên tiếng bày tỏ quan ngại trước thông tin về "những hành động khiêu khích liên tiếp của Trung Quốc nhắm đến hoạt động phát triển dầu và khí đốt xa bờ".
Tuyên bố được đưa ra giữa thời điểm tàu thăm dò Hải dương Địa chất 8 (HD-8) của Trung Quốc hiện diện trong vùng biển gần Malaysia.
Bộ Ngoại giao Mỹ lên án các hành động của Trung Quốc đã đe dọa an ninh năng lượng khu vực, đồng thời yêu cầu Trung Quốc "chấm dứt kiểu hành xử bắt nạt".
Tuần dương hạm USS Bunker Hill. Ảnh: Reuters.
Ngày 23/4, trong cuộc họp với các bộ trưởng Ngoại giao ASEAN, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo bày tỏ quan ngại trước "cách hành xử khiêu khích" và "đơn phương" của Trung Quốc trên Biển Đông.
Ông nhắc lại các động thái của Trung Quốc trong thời gian gần đây, gọi đó là sự "lợi dụng sự mất tập trung" từ cộng đồng quốc tế trong vấn đề Biển Đông.
Ngoại trưởng Mỹ lên án Trung Quốc "gia tăng áp lực quân sự và cưỡng ép những láng giềng trong khu vực Biển Đông, thậm chí táo bạo đến mức đâm chìm cả tàu cá Việt Nam".
"Mỹ kịch liệt phản đối hành động bắt nạt của Trung Quốc và chúng tôi hy vọng các nước khác cũng yêu cầu họ thừa nhận trách nhiệm", ông Pompeo nhấn mạnh.
Duy Anh
Mỹ bác tin tàu khu trục USS Barry bị Trung Quốc 'xua đuổi' gần quần đảo Hoàng Sa Mỹ khẳng định khu trục hạm của họ vẫn triển khai hoạt động tự do hàng hải theo đúng kế hoạch tại khu vực gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Hải quân Mỹ hôm 28/4 xác nhận tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Barry (DDG-52) thực hiện hoạt động tự do hàng hải (FONOP) trong khu vực gần quần...