Chiến hạm Aegis Hàn Quốc có hạ được tên lửa Triều Tiên?
Chiến hạm Aegis lớp Sejong Đại đế được trang bị radar AN/SPY-1D và tên lửa SM-2 nên về lý thuyết có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo của Triều Tiên.
Chiến hạm Aegis lớp Sejong Đại đế được trang bị radar AN/SPY-1D và tên lửa SM-2 nên về lý thuyết có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo của Triều Tiên.
Hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên KCNA mới đây bất ngờ công bố hình ảnh về một thiết bị lạ được cho là đầu đạn hạt nhân của Bình Nhưỡng. Bên cạnh đó, nhà lãnh đạo Kim Jong Un cũng tuyên bố, các nhà khoa học nước này đã thu nhỏ thành công đầu đạn hạt nhân để lắp vào tên lửa đạn đạo.
Tuyên bố của ông Kim cùng những hình ảnh về một xưởng chế tạo tên lửa của Triều Tiên càng làm cho mối đe dọa từ tên lửa của Bình Nhưỡng trở nên nguy hiểm hơn. Thậm chí nhà lãnh đạo Kim Jong Un còn ra lệnh tiếp tục thử nghiệm hạt nhân bất chấp lệnh trừng phạt của Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc.
Trước những động thái mới từ Bình Nhưỡng, đánh chặn tên lửa đạn đạo của Triều Tiên đang trở thành vấn đề “đau đầu” đối với Hàn Quốc. Mặc dù Seoul và Washington đang thảo luận việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD ở bán đảo Triều Tiên, nhưng động thái này đang vấp phải sự phản đối kịch liệt từ phía Bắc Kinh.
Sejong Đại đế có phải là cứu cánh?
Nói đến phòng thủ tên lửa, chúng ta thường nghe nói nhiều về hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo trên các chiến hạm Aegis của Mỹ. Hải quân Hàn Quốc cũng sở hữu tàu khu trục lớp Sejong Đại đế được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis, phiên bản Baseline 7 Phase 1.
Sejong Đại đế là tàu khu trục được trang bị hệ thống Aegis có lượng giãn nước lớn nhất thế giới. Ảnh: U.S Navy
Cảm biến chính của tàu là radar AN/SPY-1D (V), tương tự loại lắp trên tàu khu trục lớp Arleigh Burke của Mỹ. Tàu được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực MK-99 để dẫn đường cho tên lửa phòng không SM-2.
Vũ khí phòng không chủ lực của Sejong Đại đế là tên lửa SM-2 block IIIA hoặc IIIB. Các tên lửa được bố trí trong các ống phóng thẳng đứng (VLS) Mk41. Tên lửa SM-2 block IIIA có tầm bắn tối đa 167 km, tầm cao 24,4 km.
Về mặt lý thuyết, sự kết hợp giữa tên lửa radar AN/SPY-1D và tên lửa SM-2 có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo chiến thuật, tên lửa đạn đạo tầm trung. Tuy nhiên, theo thông tin từ chương trình Hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis ( Aegis BMD) của Hải quân Mỹ thì vũ khí của tàu Sejong Đại đế có vẻ chưa phù hợp.
Để đánh chặn tên lửa đạn đạo, Aegis BMD yêu cầu phải sử dụng tên lửa đánh chặn SM-3 hoặc RIM 67 SM-2 block IV. Trong đó, SM-3 được sử dụng để đánh chặn tên lửa đạn đạo ở đối phương ở pha giữa khi tên lửa chuẩn bị tái nhập bầu khí quyển. Còn SM-2 block IV sử dụng để đánh chặn đầu đạn ở pha cuối.
Mặt khác, Mỹ chỉ cung cấp tính năng phòng thủ tên lửa trong chương trình Aegis BMD cho Nhật Bản, cụ thể là tàu khu trục lớp Kongo. Hiện tại chưa có thông tin nào về việc Mỹ cho phép Hàn Quốc tham gia vào Aegis BMD. Như vậy, khả năng phòng thủ tên lửa của tàu khu trục Sejong Đại đế vẫn còn để ngỏ.
Video đang HOT
Tên lửa SM-2 block IIIA trên tàu khu trục Sejong Đại đế chưa phải là vũ khí lý tưởng để đánh chặn tên lửa đạn đạo. Ảnh: FAS
Với hệ thống vũ khí như hiện tại, khả năng tàu khu trục Sejong Đại đế có thể làm nhiệm vụ đánh chặn tên lửa đạn đạo của Triều Tiên là khá thấp. Mặt khác, Aegis BMD được thiết kế để đánh chặn các tên lửa đạn đạo ở trên biển.
Nếu Triều Tiên có phóng tên lửa về phía Hàn Quốc thì quỹ đạo bay của nó sẽ nằm ở trên đất liền nên khả năng đánh chặn thành công của hệ thống Aegis BMD không cao. Vì radar AN/SPY-1 vốn được thiết kế để nhận dạng mục tiêu đặc trưng ở môi trường trên biển, xa đất liền.
Các phiên bản đầu của radar AN/SPY-1 gặp khó khăn khi nhận dạng mục tiêu ở môi trường lộn xộn gần bờ biển. Do đó, việc sử dụng tàu khu trục Sejong Đại đế để đánh chặn tên lửa đạn đạo của Triều Tiên có thể chưa phải là giải pháp tối ưu nhất.
Nhiều khả năng, Hàn Quốc sẽ nghiêng về giải pháp đề nghị Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD để đối phó hiệu quả hơn với mối đe dọa từ tên lửa của Triều Tiên.
Tuy nhiên, việc tham gia vào chương trình Aegis BMD của tàu khu trục Sejong Đại đế là khá dễ dàng. Tàu đã có sẵn hệ thống chiến đấu Aegis, chỉ cần nâng cấp về hệ thống điều khiển hỏa lực và bổ sung thêm tên lửa SM-3 là có thể thực hiện nhiệm vụ phòng thủ tên lửa.
Quốc Minh
Theo_Kiến Thức
Những vũ khí uy lực nhất của quân đội Hàn Quốc
Pháo tự hành K9, xe tăng đắt nhất thế giới Báo Đen hay tàu khu trục lớp Sejong Đại đế là những vũ khí của đáng sợ của quân đội Hàn Quốc.
Pháo tự hành K9, một trong những vũ khí bộ binh mạnh nhất của Hàn Quốc. Ảnh:Moddb
Phao tư hanh K9
K9 là sản phẩm của tập đoàn Samsung Techwin phát triển cho quân đội Hàn Quốc. Nhà sản xuất trang bị cho pháo những công nghệ hiện đại hàng đầu thế giới.
Theo Military-today, hệ thống được trang bị pháo chính 155 mm, có khả năng bắn các loại đạn tiêu chuẩn NATO, tầm bắn tiêu chuẩn 30 km, tối đa 40 km với đạn tăng tầm. Điểm vượt trội của K9 là chế độ bắn loạt nhiều viên ở quỹ đạo khác nhau và đánh trúng mục tiêu cùng lúc.
Người ta trang bị cho pháo hệ thống nạp đạn tự động, tốc độ bắn trung bình khoảng 6 viên/phút. Bên cạnh đó, K9 còn có xe tiếp đạn tự động K10 đi kèm cho phép duy trì hỏa lực trong thời gian dài. K9 được đánh giá là vũ khí đắc lực giúp Hàn Quốc chế ngự lực lượng pháo binh hùng hậu của đối phương nếu xảy ra chiến tranh.
Xe tăng K2 Black Panther
Xe tăng K2 Black Panther của Hàn Quốc khai hỏa trong một cuộc tập trận. Ảnh:Military-today
Theo Global Security, K2 Black Panther đã trở thành xe tăng chiến đấu chủ lực đắt nhất thế giới vào năm 2013 với đơn giá 8,8 triệu USD/xe. Báo Đen được trang bị những công nghệ tiên tiến, đưa nó trở thành một trong những xe tăng tốt nhất thế giới.
Vũ khí chính của K2 là pháo nòng trơn 120 mm sản xuất tại Hàn Quốc theo giấy phép từ Rheinmetall, Đức. Pháo được trang bị hệ thống nạp đạn tự động, tốc độ bắn tối đa 10 viên/phút. Vũ khí phụ gồm: một súng máy đồng trục 7,62 mm và đại liên 12,7 mm.
Điểm mạnh của K2 là có hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến. Hệ thống cảm biến trên xe có khả năng nhắm mục tiêu tự động cho phép tấn công mục tiêu với độ chính xác cao. Đây là vũ khí hiệu quả giúp Hàn Quốc chống lại lực lượng tăng, thiết giáp của đối thủ.
Tiêm kích F-15K Slam Eagle
F-15K tiêm kích chủ lực của Không quân Hàn Quốc. Ảnh: Wikipedia
Chiến đấu cơ này là phiên bản của F-15E sản xuất cho Không quân Hàn Quốc. Máy bay được thiết kế cho nhiệm vụ tấn công chính xác tầm xa trong mọi điều kiện thời tiết. Điểm vượt trội của F-15K là được trang bị radar quét mạng pha điện tử chủ động, radar AESA AN/APG-63. Radar này có khả năng phát hiện mục tiêu ở cự ly 150 km, theo dõi đồng thời 14 đối tượng và tấn công 6 mục tiêu cùng lúc.
F-15K có khả năng mang tất cả những vũ khí hiện đại nhất hiện nay như: Tên lửa không đối không tầm ngắn AIM-9, tầm trung AIM-7 và AIM-120. Đặc biệt, Slam Eagle có thể mang tên lửa không đối hạm AGM-84D Harpoon hoặc không đối đất AGM-84E SLAM. Xét về đặc tính kỹ thuật, F-15K không có đối thủ trên bán đảo Triều Tiên.
Tàu khu trục Sejong Đại đế
Sejong Đại đế, chiếm hạm mạnh nhất của Hải quân Hàn Quốc. Ảnh: Wikipedia
Sejong Đại đế là tàu chiến mang nhiều tên lửa thứ 2 thế giới sau tuần dương hạm Kirov của Nga. Tàu khu trục này được trang bị tới 128 ống phóng thẳng đứng (VLS), trong đó có 80 VLS Mk41 và 48 K-VLS. Hệ thống phóng này có thể khởi động tên lửa đánh chặn SM-2, tên lửa chống ngầm K-ASROC Red Shark.
Tàu được vũ trang một pháo hạm 127 mm, 2 hệ thống phòng thủ tầm cực gần. Đặc biệt, chiến hạm này có khả năng mang theo 16 tên lửa chống hạm SSM-700K Hae Sung, tầm bắn 150 km. Bên cạnh khả năng phòng không, chống hạm, chống ngầm mạnh mẽ, Sejong Đại đế còn mang theo 32 tên lửa hành trình tấn công mặt đất Hyunmoo III, tầm bắn 1.500 km.
Cảm biến chính của tàu là radar AN/SPY-1 của hệ thống chiến đấu tối tân Aegis. Về mặt lý thuyết, Sejong Đại đế có thể làm nhiệm vụ phòng thủ tên lửa trong trường hợp chiến tranh leo thang. Bên cạnh đó, những tên lửa hành trình tấn công mặt đất mà chiến hạm này mang theo có thể được sử dụng đáp trả các đợt tấn công bằng tên lửa của nước ngoài.
Tàu ngầm lớp Chang Bogo
Tàu ngầm Chang Bogo trong cuộc tập trận RIMPAC 2004. Ảnh: Wikipedia
Tàu ngầm lớp Chang Bogo là phiên bản của tàu ngầm điện-diesel Type-209 của Đức sản xuất tại Hàn Quốc. Tàu kế thừa những tinh hoa công nghệ tàu ngầm Đức cùng một số cải tiến để phù hợp với yêu cầu của hải quân nước này. Chang Bogo có lượng giãn nước 1.400 tấn khi lặn.
Tàu được trang bị 8 ống phóng ngư lôi 533 mm, ống phóng này có khả năng khởi động tên lửa chống hạm UGM-84 Harpoon. Hệ thống điện tử tiên tiến, vũ khí mạnh mẽ là những điểm vượt trội của Chang Bogo. Trong trường hợp chiến tranh lan rộng, tàu ngầm này sẽ là phương tiện hữu hiệu để Hàn Quốc vô hiệu hóa hạm đội tàu ngầm đối phương.
Tàu đổ bộ trực thăng lớp Dokdo
Dokdo là chiến hạm lớn nhất của Hàn Quốc. Ảnh: Hanjinsc
Theo Military-today, Dokdo là một trong 10 tàu đổ bộ trực thăng mạnh nhất thế giới. Tàu có lượng giãn nước toàn tải 18.800 tấn. Chiến hạm này có thể chở theo 10 xe tăng chiến đấu chủ lực, 10 xe thiết giáp chở quân, 720 thủy quân lục chiến, 2 tàu đổ bộ khí đệm.
Boong tàu đủ chổ cho 5 trực thăng hoạt động cùng lúc, nhà chứa máy bay trên tàu có thể mang theo 10 máy bay. Nếu chiến tranh xảy ra trên biển, Dokdo sẽ trở thành phương tiện đắc lực của Hàn Quốc trong việc đổ quân lên các vị trí trọng yếu từ đó nắm lợi thế chiến lược.
Theo Zing
Nga bán tháo siêu hạm Project 11356, Việt Nam nên mua ngay Việc Nga bán tống bán tháo các chiến hạm Project 11356 hiện đại là một trong những cơ hội lớn với Việt Nam tiếp tục tăng cường sức mạnh hải quân. Tờ RIR dẫn lời Phó Tổng giám đốc Tổng công ty đóng tàu Thống nhất Nga Igor Ponomaryov cho hay, Nga đang tiến hành đàm phán bán 3 chiến hạm Project 11356...