Chiến dịch tiêm chủng toàn quốc của Ấn Độ gặp trục trặc
Hãng tin Reuters dẫn một số quan chức có liên quan chiến dịch tiêm chủng ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 của Ấn Độ cho biết chiến dịch đã gặp trục trặc trong ngày đầu tiên với sự cố kỹ thuật của ứng dụng Co-Win được dùng để điều phối chiến dịch này.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho một nhân viên y tế tại Bangalore, Ấn Độ ngày 16/1/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 16/1, Ấn Độ bắt đầu triển khai chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 trên toàn quốc, trong đó khoảng 300.000 nhân viên y tế sẽ được tiêm phòng vào ngày đầu tiên của chiến dịch tiêm chủng lớn nhất thế giới này. Một quan chức tiết lộ về trục trặc tại bang miền Tây Maharashtra: “Chúng tôi đã lên kế hoạch tiêm chủng cho 28.500 người vào ngày 16/1 nhưng chỉ có thể thực hiện được với 18.328 người do ứng dụng Co-Win gặp trục trặc”.
Theo dữ liệu chính thức, Ấn Độ đã đặt mục tiêu tiêm chủng toàn quốc cho hơn 300.000 người vào ngày đầu tiên của chiến dịch song chỉ có 191.181 người được tiêm chủng.
Chiến dịch tiêm chủng vaccine COVID-19 tại Ấn Độ sẽ dựa vào Co-Win, một nền tảng kỹ thuật số trực tuyến do Bộ Y tế phát triển để cung cấp thông tin thời gian thực về nguồn vaccine, nhiệt độ bảo quản và theo dõi những người được tiêm.
* Theo phóng viên TTXVN tại Praha, CH Séc đang nghi vấn về biến thể virus c của Anh được cho là dễ lây lan hơn so với biến thể hiện nay và kết quả cụ thể sẽ có vào tuần tới. Ngày 16/1, Viện Y tế Công cộng Séc (SZÚ) cho biết đang xử lý 10 mẫu từ phòng thí nghiệm của Bệnh viện ở Bulovka, trong đó xét nghiệm PCR có các đặc điểm tương ứng với biến thể ở Anh.
Theo người đứng đầu Phòng thí nghiệm Tham chiếu quốc gia, Helena Ji”5;incová, biến thể ở Anh có thể ảnh hưởng đến độ nhạy của các bộ dụng cụ thử nghiệm mà các phòng thí nghiệm sử dụng để xử lý các mẫu. Sự xuất hiện của biến thể đã được xác nhận bởi nhà miễn dịch học Zdenk Hel từ Snow Initiative – tổ chức tập hợp các nhà khoa học Séc. Tuy nhiên, bà Ji”5;incová chưa khẳng định về biến thể có nguồn gốc từ Anh, mà rất có thể trước đó đã lây lan khắp châu Âu. Biến thể virus mới được ghi nhận ở Anh vào giữa tháng 12/2020, được cho là dễ lây lan hơn đến 70%.
Bộ trưởng Bộ Y tế Séc Jan Blatný cho biết: “Biến thể của Anh liên quan đến sự lây lan nhanh hơn của virus. Do đó, việc tuân thủ các biện pháp hạn chế tiếp xúc giữa người với người và các biện pháp chống dịch càng trở nên quan trọng hơn”. Tuy nhiên, ông Blatný từ chối bình luận về điều này, vì muốn có kết quả chính xác vào tuần tới.
Theo như ông Roman Chlíbek, người đứng đầu Hiệp hội tiêm chủng Séc thì biến thể mới này có thể đã xuất hiện ở Séc từ mùa Thu năm 2020, nhưng vì lý do nào đó không tìm được ra và cũng do đó mà số ca nhiễm đợt dịch thứ 3 tăng cao. Trong 2 tuần qua, Séc tiếp tục là quốc gia đứng đầu về lây nhiễm dịch bệnh nghiêm trọng nhất châu Âu tính theo tỷ lệ trên 100.000 dân, tiếp sau là Slovakia và Italy./
Ấn Độ sắp điều tiêm kích Rafale sát Trung Quốc
Ấn Độ nhận bàn giao 5 tiêm kích Rafale đầu tiên do Pháp chế tạo và sẽ triển khai chúng ở căn cứ cách biên giới Trung Quốc 200 km.
Tập đoàn quốc phòng Pháp Dassault thông báo các phi công Ấn Độ đã điều khiển 5 tiêm kích Rafale cất cánh từ sân bay Merignac, tây nam Pháp, để bay về nước hôm nay.
Biên đội này sẽ thực hiện nhiều đợt tiếp dầu trên không và hạ cánh nghỉ ngơi tại căn cứ không quân Al Dhafra ở Các tiểu vương quốc Arab Thống Nhất. Chúng sẽ được điều động đến căn cứ Ambala ở miền bắc Ấn Độ, cách biên giới Trung Quốc và Pakistan khoảng 200 km vào ngày 28/7.
Tiêm kích Rafale Ấn Độ chuẩn bị lên đường về nước hôm 27/7. Video: Đại sứ quán Ấn Độ tại Pháp.
"Chúng tôi sẽ tập trung đưa những tiêm kích này vào tình trạng sẵn sàng chiến đấu sớm nhất có thể, ngay sau khi chúng đến nơi", không quân Ấn Độ ra thông cáo cho biết.
Ấn Độ năm 2016 ký thỏa thuận trị giá 8,7 tỷ USD mua 36 tiêm kích Rafale do tập đoàn Dassault Aviation của Pháp sản xuất. Theo thỏa thuận ban đầu, lô tiêm kích Ấn Độ sắp nhận gồm 4 chiếc, song đã tăng lên 6 chiếc sau khi không quân nước này đàm phán lại với Dassault Aviation.
Các tiêm kích Rafale sẽ được tùy biến theo yêu cầu của Ấn Độ, bao gồm màn hình hiển thị trên mũ phi công do Israel sản xuất, thiết bị cảnh báo tín hiệu radar, thiết bị gây nhiễu băng tần thấp, hệ thống ghi dữ liệu bay trong 10 tiếng, hệ thống tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại.
Động thái diễn ra sau khi quá trình đàm phán rút quân giữa hai nước thất bại và quân đội Trung Quốc điều thêm gần 50.000 quân tới khu vực Aksai Chin. Ảnh vệ tinh cho thấy lượng lớn binh sĩ Trung Quốc tập trung tại khu tự trị Tây Tạng và một số đường hầm có thể được dùng để cất giấu thiết bị. Giới chuyên gia nhận định Bắc Kinh dường như sẵn sàng cho đợt triển khai quân dài ngày trong mùa đông khắc nghiệt ở địa hình núi cao thuộc dãy Himalaya.
Tiêm kích Rafale Ấn Độ tại sân bay Merignac hôm 27/7. Ảnh: Đại sứ quán Ấn Độ tại Pháp.
Ấn Độ và Trung Quốc nhiều lần tổ chức đàm phán quân sự và ngoại giao sau vụ ẩu đả chết người hôm 15/6, khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng và nhiều lính Trung Quốc thương vong. Tuy nhiên, hai nước chỉ đạt được đồng thuận về việc rút quân khỏi khu vực thung lũng Galwan.
Các nguồn tin Ấn Độ cho biết Trung Quốc chưa rút lực lượng khỏi khu vực hồ Pangong Tso và thung lũng Depsang. Một nguồn tin chính phủ Ấn Độ cho biết lính Trung Quốc đã xâm nhập 8 km vào lãnh thổ nước này tại khu vực thung lũng Depsang.
Căng thẳng trên biên giới Ấn - Trung leo thang từ cuối tháng 4, khi Trung Quốc đưa hàng nghìn binh sĩ cùng xe cơ giới và pháo vào khu vực tranh chấp dọc theo Đường Kiểm soát Thực tế (LAC). Giới chuyên gia cho biết Trung Quốc một mặt đẩy mạnh xây dựng hạ tầng trong khu vực, mặt khác tìm cách cản trở Ấn Độ nâng cấp các căn cứ quân sự của nước này.
Ấn Độ triển khai tăng T-90 sát biên giới Trung Quốc Không quân Ấn Độ chê lá chắn tên lửa Mỹ 12 Trung Quốc đưa 'máy xúc kiểu nhện' đến gần biên giới Ấn Độ Ấn Độ đưa trực thăng, vận tải cơ lên gần biên giới
Ấn Độ triển khai tăng T-90 sát biên giới Trung Quốc Ấn Độ triển khai 12 xe tăng T-90 cùng hàng nghìn binh sĩ tới một căn cứ sát biên giới để đối phó nguy cơ lính Trung Quốc vượt biên. Một đại đội tăng chiến đấu chủ lực T-90 cùng một lữ đoàn gồm 4.000 lính và nhiều thiết giáp được Ấn Độ triển khai tại căn cứ Daulat Beg Oldi, sát ngã...