Chiến dịch quân sự của Nga có thể kết thúc trước khi xe tăng Mỹ-Đức kịp tới Ukraine
Vừa rồi phương Tây tỏ ra rầm rộ trong viện trợ xe tăng hạng nặng cho Ukraine để đối đầu với Nga.
Thế nhưng viện trợ đó có quy mô nhỏ và đòi hỏi thời gian dài. Trong khi đó, Nga có thể đặt mục tiêu “giải quyết nhanh” trước khi các xe tăng đó kịp tới.
Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 25/1 công bố sẽ cấp 31 xe tăng Abrams cho Ukraine, còn Thủ tướng Đức Scholz tuyên bố nước ông sẽ gửi cho Ukraine 14 xe tăng Leopard 2. Trước đó, Thủ tướng Anh Sunak phê chuẩn cấp 14 xe tăng Challenger-2 cho Ukraine. Như vậy tổng số xe tăng phương Tây cam kết cung cấp cho Ukraine là 59 chiếc. Tuy nhiên, con số tổng này vẫn thấp hơn nhiều so với 300 chiếc xe tăng mà Tổng thống Ukraine Zelensky tuyên bố là cần thiết để đẩy lui quân Nga.
Quyết định cung cấp nói trên xuất hiện vào thời điểm vài tháng lưỡng lự cả ở phía Mỹ và Đức. Quyết định của Mỹ là sự rời xa quan điểm phi chính thức trước đó của chính quyền Tổng thống Mỹ Biden khi họ cho rằng xe tăng M1 Abrams khó cung cấp, tốn kém trong bảo trì và khó điều khiển.
Nga khá bình tĩnh
Giới lãnh đạo chính trị lẫn quân sự của Nga đều tỏ ra bình tĩnh dù họ phê phán gay gắt việc phương Tây viện trợ xe tăng hạng nặng cho Ukraine. Dường như họ tin tưởng rằng các vũ khí này không tạo ra mối đe dọa chiến lược nào lớn cả.
Thậm chí đa phần các nhà phân tích phương Tây đồng ý rằng các cỗ xe tăng nói trên sẽ không thể xoay chuyển cục diện chiến trường, hiện đang có lợi cho Nga. Nga được dự báo sẽ cố gắng củng cố vị trí của mình ở Bakhmut, Soledar, Zaporizhzhia vào thời điểm các xe tăng phương Tây tới được lãnh thổ Ukraine.
Nga đã giới thiệu các xe tăng hiện đại T-90M ‘Provy’ (nghĩa là “Đột phá”) – thứ vũ khí được chính các đối thủ người Ukraine ca ngợi. Xe tăng này có các công cụ hỗ trợ như pháo lớn và máy bay.
Moscow cũng đã bổ nhiệm Tổng tham mưu trưởng Gerasimov – người có kinh nghiệm trong lĩnh vực tăng thiết giáp, làm tư lệnh Nga cho toàn bộ chiến trường Ukraine. Động thái này cho thấy có khả năng Nga đã lường trước tình huống nổ ra những cuộc đấu tăng lớn ở Ukraine.
Các chuyên gia trong các hội nhóm trên mạng xã hội Telegram nhận định Tổng thống Nga Putin nghiêng về phương án kết thúc xung đột Nga – Ukraine bằng cách tiến chiếm các vùng đã định trước khi các xe tăng phương Tây được đưa đến chiến trường Ukraine. Sau đó ông Putin có thể tuyên bố chấm dứt “chiến dịch quân sự đặc biệt”.
Video đang HOT
Viện trợ xe tăng của phương Tây vừa nhỏ vừa chậm
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cho hay, lô xe tăng Đức đầu tiên sẽ có mặt ở Ukraine trong 3 tháng nữa.
Theo truyền thông Đức trước đó (dựa trên thông tin từ Bộ Quốc phòng Đức), tính đến 22/5/2022, quân đội Đức sở hữu 312 xe tăng Leopard-2, bao gồm 212 chiếc đang phục vụ, 99 chiếc đang được sửa chữa hoặc nâng cấp thành phiên bản Leopard 2A7V, và một chiếc đã được cho “giải ngũ”.
Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Mỹ nói rằng các xe tăng mà họ cung cấp nằm trong khuôn khổ Sáng kiến trợ giúp an ninh Ukraine (USAI), nghĩa là vũ khí sẽ không xuất phát từ kho vũ khí của quân đội Mỹ mà là từ nhà sản xuất vũ khí.
Như vậy, để xe tăng Abrams đến được Ukraine cũng phải mất vài tháng.
Trong thời gian đó, nhiều khả năng Nga sẽ nỗ lực đánh chiếm những phần lãnh thổ còn lại trong các vùng ly khai ở khu vực Donbass, miền Đông Ukraine và vùng miền Nam Ukraine, cố gắng tránh cho xung đột quân sự khỏi leo thang.
Việc chính quyền Tổng thống Biden không gửi thẳng xe tăng từ kho vũ khí của quân đội Mỹ có nhiều mục đích, không chỉ là để thuần túy tránh làm hao hụt kho vũ khí đạn dược của họ, mà còn cho thấy Mỹ vẫn cố gắng tránh khiêu khích Nga trên quy mô lớn. Thay vào đó, họ cố gắng đi từng bước nhỏ nhưng vẫn đáp ứng nhu cầu dài hạn của họ – tránh cho chiến sự khỏi lan rộng ra khắp châu Âu nhưng vẫn đối mặt về mặt chiến lược với Nga./
NATO cung cấp xe tăng chiến đấu chủ lực cho Ukraine: Hiện thực và những câu hỏi đặt ra
Việc các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) viện trợ xe tăng cho Ukraine là câu chuyện thời sự hàng đầu trong những ngày qua.
Ukraine đã kêu gọi phương Tây viện trợ những vũ khí từ khi Nga đưa quân vào nước này và sau 11 tháng, những yêu cầu này đang được đáp ứng.
Theo đài RT, Mỹ tuyên bố sẽ gửi 31 xe tăng chiến đấu chủ lực Abrams. Cùng ngày, chính phủ Đức cho biết sẽ gửi xe tăng Leopard 2A6 và sẽ cho phép các quốc gia khác gửi xe tăng này cho Ukraine. Vào ngày 14/1, Anh đã công bố kế hoạch vận chuyển những chiếc xe tăng Challenger 2 tới Kiev, còn Pháp chắc chắn sẽ cung cấp các xe AMX-56 Leclerc.
Ukraine cần bao nhiêu xe tăng?
Xe tăng Leopard 2 tham gia một cuộc tập trận ở Ostenholz, Đức ngày 17/10/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Để đơn giản hóa quá trình tính toán, một sư đoàn thiết giáp sẽ được lấy làm thước đo. Một sư đoàn thiết giáp phải có 296 xe tăng, 230 xe chiến đấu bộ binh, 54 hệ thống pháo tự hành, hơn 2.000 xe thông thường và gần 12.000 binh sĩ và sĩ quan.
Ukraine cần ít nhất ba sư đoàn tại ba mặt trận chính ở Lugansk, Donetsk và Zaporizhia.
Ba sư đoàn thiết giáp cộng lại sẽ có tổng cộng khoảng 900 xe tăng. Ngoài ra, một sư đoàn thiết giáp khác có thể cần thiết trên mặt trận hướng Belarus, nơi có thể xảy ra một số trận giao tranh rất ác liệt. Trong trường hợp leo thang ở đó, bắt buộc phải có một sư đoàn thiết giáp hoặc một đơn vị tương tự trong lực lượng dự bị, khiến số lượng xe tăng cần thiết tăng 300 lên 1.200.
Cuối cùng, Ukraine cần có lực lượng dự bị riêng cho bộ chỉ huy tối cao, nghĩa là cần thêm 300 xe tăng nữa và do đó sẽ phải có tổng số 1.500 xe tăng cần thiết.
Một điều khác cần xem xét là tổn thất có thể xảy ra với Ukraine trong các chiến dịch tấn công. Tổn thất trung bình hàng ngày của một đơn vị thiết giáp trong trường hợp này là từ 10 đến 15%. Khoảng 15 đến 20% xe tăng mất khả năng hoạt động thường là tổn thất không thể phục hồi, trong khi phần còn lại cần sửa chữa (bảo dưỡng chung từ 30 đến 50%, sửa chữa trung bình từ 15 đến 30% và đại tu từ 10 đến 20%).
Nói một cách đơn giản, cần ít nhất 300 xe tăng khác để bù đắp tổn thất trong các hoạt động chiến đấu. Điều này khiến con số xe tăng mà Ukraine cần sẽ là 1.800. Con số này phải là mức tối thiểu tuyệt đối.
Ukraine sẽ nhận được bao nhiêu xe tăng?
Binh sĩ Mỹ điều khiển xe tăng M1 Abrams tham gia cuộc tập trận do NATO dẫn đầu tại Oppdal, Na Uy ngày 1/8/2018. Ảnh: AFP/TTXVN
Cho đến nay, các nước NATO đã cam kết cung cấp hàng chục chiếc xe tăng cho Ukraine. Đây chỉ là một phần nhỏ của mức tối thiểu giả định nói trên.
Anh và Ba Lan đã chính thức cam kết thành lập một đại đội thiết giáp gồm tối đa 14 xe tăng. Đức sẽ cung cấp một số lượng tương tự, trong khi Mỹ đang chuẩn bị cung cấp 31 xe Abrams.
Tại một cuộc họp gần đây của Nhóm Liên lạc Quốc phòng tại Căn cứ Không quân Ramstein ở Đức, các quan chức 12 quốc gia đã thảo luận về việc gửi tổng cộng khoảng 100 xe tăng tới Kiev, nếu Đức cho phép.
Tập đoàn Rheinmetall có thể cung cấp thêm tổng cộng 139 xe tăng cho Ukraine, gồm 88 chiếc Leopard 1 và 51 chiếc Leopard 2A4, tuy nhiên, nhà sản xuất này thừa nhận rằng chỉ có thể xuất xưởng 29 chiếc trong số đó trước mùa hè năm 2023.
Xe tăng của NATO sẽ có tác động gì?
Xe tăng Leopard 2 A7 của quân đội Đức tham gia một buổi huấn luyện ở Munster ngày 20/5/2019. Ảnh: AFP/TTXVN
Câu hỏi được đặt ra là liệu tất cả những xe tăng này sẽ sớm tham chiến? Một ví dụ là M1 Abrams, được coi là một trong những biểu tượng sức mạnh quân sự của Mỹ.
Nếu các xe tăng này do các thành viên không được đào tạo điều khiển và nếu thiếu hỗ trợ cơ sở hạ tầng cung cấp và bảo trì toàn diện, rất có thể sẽ gây ra kết quả tiêu cực.
Do đó, trước khi đưa M1 Abrams tham chiến, các đội sơ tán, đơn vị sửa chữa xe tăng và nguồn cung cấp phụ tùng thay thế phải sẵn sàng, trong khi kíp lái phải được đào tạo bài bản để vận hành xe tăng Mỹ.
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, triển khai xe tăng chiến đấu chủ lực đầu tiên của Mỹ tại Ukraine phải mang lại một thành công đáng kể cho quân đội Ukraine, ít nhất là ở cấp độ chiến thuật, vốn sẽ cần không dưới 200 - 300 (thậm chí có thể là 400 - 500) xe tăng.
Mặt khác, cung cấp M1 Abrams cho Ukraine không có ý nghĩa quân sự hay chính trị. Chuyển cho Ukraine một đại đội (10 đến 15 xe tăng) cùng một lúc chỉ có nghĩa là thiết bị này sẽ bị thiêu cháy trên chiến trường mà không gây ra tác động đáng kể nào hoặc thậm chí không thu hút chú ý.
Rất có khả năng các đại đội xe tăng đầu tiên của NATO sẽ được sử dụng làm đơn vị huấn luyện cho các binh sĩ Ukraine, trong khi Ba Lan ban đầu sẽ hỗ trợ về năng lực bảo dưỡng và sửa chữa các xe tăng của Đức hoặc Mỹ.
Tuy nhiên, phía Nga cũng không thể tự mãn. Quá trình huấn luyện binh sĩ Ukraine sử dụng xe tăng phương Tây có thể chỉ mất vài, huấn luyện các kíp lái T-64/84 sử dụng M1 Abrams hoặc Leopard 2A5 có thể chỉ mất vài ngày.
Hơn nữa, khi phương Tây đã cam kết cung cấp xe tăng cho Ukraine, sớm hay muộn, Ukraine cũng sẽ không chỉ nhận được 1.800 xe tăng chiến đấu chủ lực của phương Tây mà nước này rất cần, mà có thể còn nhận nhiều hơn thế.
Sau xe tăng, việc phương Tây cung cấp chiến đấu cơ cho Ukraine chỉ là vấn đề thời gian? Vào mùa hè năm ngoái, viện trợ hệ thống HIMARS cho Ukraine là "giới hạn đỏ", nhưng sau đó, tất cả đã thay đổi. Vấn đề chuyển giao xe tăng do phương Tây chế tạo cho Ukraine cũng lặp lại kịch bản tương tự và sau này, rất có thể "bổn cũ soạn lại" trong vấn đề cung cấp chiến đấu cơ hiện...