Chiến dịch ‘Nói không với bệnh ung thư’: Tấm che thân thiết
Mặt trời cho chúng ta màu da, ánh nắng giúp da tạo ra vitamin D quý báu, còn tia cực tím (UV) làm tổn hại DNA. Ung thư da thường từ vùng da phơi nắng, nhưng dễ biết sớm, dễ điều trị, còn để trễ thì khó trị.
Lớp biểu bì che da gồm ba loại tế bào: trên hết là các tế bào vảy, kế đến là các tế bào đáy sản sinh tế bào da mới. Thấp nhất là các tế bào mêlanôm, chỉ chiếm 5% các tế bào da nhưng vô cùng quan trọng, tạo sắc tố mêlanin bảo vệ da. Có ba loại ung thư mọc từ các tế bào trên và mang cùng tên.
Vết lở loét lâu không lành. Ung thư tế bào đáy gặp ở da trán, mũi, cánh mũi, mí mắt, gò má. Một vết lở, giữa đã lành sẹo, bờ viền gồm các hạt nhỏ li ti, màu đen không đau và có từ lâu (vài năm hoặc lâu hơn nữa), hay gặp ở người trên 50 tuổi. Đây là loại ung thư dễ trị và hầu như không di căn. Ung thư tế bào vảy mọc ở mặt, đầu, cổ, tay, các vùng da phơi nắng. Bệnh bắt đầu từ vết lở nhỏ, không đau, bờ không đều, mặt lồi lõm, thường bị xem là vết trầy lâu ngày làm độc hoặc ghẻ lở. Bệnh còn sớm thì dễ trị, trễ sẽ thành di căn. Vì vậy, nên đề phòng các vết sẹo xấu lâu ngày do phỏng nặng, ghẻ lở nặng, vết thương xấu thường là “đất tốt” cho ung thư mọc ra.
Thầy thuốc thường chỉ cần nhìn cũng đủ biết là ung thư tế bào đáy hoặc tế bào vảy, sau đó cắt một mảnh nhỏ hoặc lấy trọn cả vết lở để làm sinh thiết. Nếu là ung thư sớm (cỡ 1 – 2 cm) thì dễ trị khỏi. Bác sĩ mổ lấy trọn vết lở và thêm một phần da lành chung quanh gọi là viền an toàn. Nếu nằm ở trán, mí mắt, môi, mũi, cần tạo hình thẩm mỹ cho dễ nhìn hơn.
Ung thư da dạng tế bào vảy hay tế bào đáy dễ phát hiện và dễ điều trị. Nếu không để tâm, nhiều người tưởng chừng là ghẻ lở hay vết trầy làm độc, đắp thuốc này lá kia, lâu ngày bệnh lan tới hạch, thấu tới xương, dẫu điều trị mạnh tay thì kết quả thường vẫn rất xấu.
Video đang HOT
Mụt ruồi đột nhiên thay đổi. Các mụt ruồi màu đen sẫm, phần lớn là lành. Nhưng khi mụt ruồi lớn mau, có quầng ngứa sưng hoặc loét rướm máu thì xem chừng là ung thư mêlanin rất ác. Loại ung thư này không được sinh thiết mà phải cắt lấy phần da rất rộng bao quanh và lấy sâu phía dưới, để tránh ung thư bùng phát, có khi cần nạo hạch vùng. Nếu biết sớm, trị đúng cách, kết quả hy vọng tốt hơn, nhưng diễn tiến khó lường. Cần cảnh giác phá mụt ruồi theo kiểu dân gian khó biết lành ác. Xạ trị sẽ được dùng khi mổ không tiện; hóa trị toàn thân dùng khi bệnh lan tràn. Có cách kích thích hệ miễn dịch để giết tế bào ung thư, ví dụ thuốc interferon (IFN) hay interleukin-2 (IL-2) dùng cho mêlanôm.
Để tránh ung thư da, mọi người nên hạn chế phơi nắng vào giữa ngày (khoảng từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều), đội nón, mặc hai lớp áo dài tay, quấn khăn che mặt khi chạy xe gắn máy hoặc khi lao động ngoài trời là thói quen tốt.
Tấm che cơ thể tuyệt vời, làn da thân thiết biết bao!
Theo TNO
Cùng con đi trọn ước mơ
Chăm lo cho con ăn học thành tài luôn là mong ước của các bậc phụ huynh. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, đặc biệt là vì vấn đề kinh tế mà đôi khi mong ước này 'giữa đường gãy gánh'...
Chạnh lòng những con số
Theo thống kê thì mức thu nhập bình quân của người dân cả nước năm 2012 khoảng 32,3 triệu đồng/năm (tương đương thu nhập của một hộ gia đình gồm 2 lao động chính là 64,5 triệu đồng/năm). Trong khi đó, để hoàn thành giấc mơ đại học cho con, ước tính mỗi năm các ông bố bà mẹ sẽ phải bỏ ra từ vài chục triệu đồng đến vài trăm triệu đồng tiền học phí, chưa kể đến phí sinh hoạt như tiền thuê nhà trọ, tiền ăn, điện nước, tiêu dùng...
Ảnh: Manulife
Hằng năm, nhà nước vẫn có các chính sách hỗ trợ cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, tuy nhiên nhà nước cũng mới chỉ hỗ trợ được khoảng 20% nhu cầu. Theo Bộ GD-ĐT, vẫn còn nhiều sinh viên nghèo phải bỏ học vì không có tiền đóng học phí, trong số đó có đến 88% phải nghỉ học từ năm thứ nhất hoặc năm thứ hai.
Với mức thu nhập bình quân chưa cao, cũng dễ hiểu tại sao "cơm áo gạo tiền" vẫn luôn là gánh nặng cho các bậc cha mẹ có con ở tuổi học đại học. Vì thế, việc hoạch định một kế hoạch tài chính lâu dài cho chặng đường học hành của con trẻ và để "tự cứu mình trước khi trời cứu" vẫn là phương án hữu hiệu nhất cho các bậc cha mẹ.
Tìm giải pháp 'n trong một'
Nếu chỉ nhìn vào những con số trên, rất dễ đi đến kết luận rằng biết bao mong ước và kế hoạch của các ông bố bà mẹ sẽ mãi chỉ là mong ước. Với mong muốn cho con học đại học ở Việt Nam, ngay từ khi con gái mới 10 tháng tuổi, anh Nguyễn Trần Tuấn - 35 tuổi ở TP.HCM đã lên kế hoạch thực hiện mong ước này. Với tổng thu nhập của cả gia đình khoảng 14 triệu đồng/tháng, ngoài khoản tiết kiệm cho những nhu cầu ngắn hạn, vợ chồng anh Tuấn còn dự tính dành riêng 1 triệu đồng mỗi tháng để lo cho việc học đại học của con gái yêu sau này. Tuy nhiên, có một điều khiến anh chưa yên tâm là các khoản chi phí cho học tập có thể thay đổi theo thời gian (học phí và lạm phát luôn tăng hằng năm), bên cạnh đó những rủi ro hay biến cố không may xảy đến với cha mẹ cũng khiến gia đình khó bảo toàn hay duy trì quỹ giáo dục này cho con như dự tính, khả năng con gái bị gián đoạn việc học vẫn có thể xảy ra.
Sau một thời gian hỏi thăm và tự tìm hiểu, vợ chồng anh Tuấn đã tìm ra được một kế hoạch tài chính toàn diện hơn, có thể giúp anh phần nào an tâm với những mối lo ngại trên. Anh quyết định "đầu tư" vào sản phẩm bảo hiểm giáo dục Manulife - Điểm Tựa Tài Năng với mệnh giá 200 triệu đồng. Chỉ với khoản tích góp nhỏ đều đặn để đóng phí hằng năm là 11,9 triệu đồng, tương đương 1 triệu đồng mỗi tháng, anh sẽ tạo được một quỹ giáo dục lớn cho con sau này. Con anh có thể nhận dần các khoản tiền từ năm 18 tuổi đến năm 22 tuổi để trang trải các chi phí học hành. Còn nếu không muốn nhận theo hằng năm thì gia đình có thể duy trì tích lãi đến năm con 22 tuổi, tổng quỹ giáo dục nhận được có thể lên đến 490 triệu đồng.
Quyền lợi tiết kiệm của sản phẩm rất hấp dẫn, nhưng lý do quan trọng hơn khiến anh chọn Manulife - Điểm Tựa Tài Năng chính là quyền lợi miễn nộp phí và trợ cấp thu nhập. Nếu không may có rủi ro lớn xảy ra với cha mẹ (như qua đời hoặc bị thương tật toàn bộ hoặc vĩnh viễn), quỹ giáo dục của con vẫn được duy trì đến năm con 18 tuổi với đầy đủ các quyền lợi mà không phải đóng phí hằng năm. Thêm vào đó, con trẻ còn nhận được một khoản hỗ trợ tiền mặt 20 triệu đồng/năm liên tục cho đến khi con 18 tuổi. "Với ngân sách 1 triệu đồng/tháng dành cho bảo hiểm, tôi có thể chăm lo chu toàn hơn cho con gái", anh Tuấn chia sẻ.
Theo TNO
Chọn trường sao cho đúng ? Chọn trường cho con luôn là chủ đề nóng trước khi năm học mới bắt đầu. Để các bậc phụ huynh bớt "rối và khổ" như trong bài báo Chọn trường cho con, khổ ơi là khổ! đăng trên Thanh Niên số ra ngày 22.8, các nhà giáo dục và chuyên gia tâm lý đã chia sẻ về vấn đề này. PGS-TS Huỳnh...