Chiến dịch Mỹ giấu vũ khí hạt nhân giữa Bắc Cực
Tháng 5/1959, hai sĩ quan Mỹ tiến hành đo đạc nhằm xây một cơ sở quân sự mới có tên Trại Thế kỷ bên dưới những lớp băng ở Greenland.
Vị trí của Trại Thế kỷ nằm ở phía tây bắc đảo Greenland, lãnh thổ tự trị thuộc Đan Mạch. Trên các bản tin công khai, dự án này được giới thiệu là “trung tâm nghiên cứu năng lượng hạt nhân Bắc Cực”, nép mình trong vùng băng tuyết hoang vu. Tuy nhiên, mục đích thực sự của nó là nhằm xây dựng, duy trì một mạng lưới đường hầm và hầm chứa tên lửa bí mật, kết nối với nhau bằng các toa tàu.
Kế hoạch này được đặt tên là Chiến dịch Iceworm (Sâu Băng), được tiến hành giữa thời kỳ cao điểm của Chiến tranh Lạnh. Thế đối đầu giữa hai cường quốc hạt nhân là Mỹ và Liên Xô thúc đẩy giới lãnh đạo quân sự không ngừng tìm kiếm cách thức mới để vượt mặt đối phương.
Theo đánh giá từ các nhà hoạch định của Lầu Năm Góc, bằng cách vận chuyển qua lại 600 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Minuteman mang đầu đạn hạt nhân giữa 2.100 hầm ngầm tại Trại Thế kỷ, họ có thể gây hoang mang cho Liên Xô, biến khu vực rộng gần 135.000 km2 tại Greenland thành “bàn chơi đập chuột” đầy nguy hiểm.
Thùng chứa chất thải tại cơ sở hạt nhân của Mỹ ở Greenland hồi tháng 5/1962. Ảnh: National Geographic.
“Chúng tôi cần một bề mặt phẳng, độ dốc dưới một độ. Nó sẽ giúp giảm thiểu các vấn đề thi công, bằng cách tạo điều kiện cho tất cả đường hầm ở cùng một mức”, đại úy Thomas Evans, một trong hai sĩ quan tới Greenland vào tháng 5/1959, cho biết trong bộ phim tài liệu phát hành năm 1960 của quân đội Mỹ.
Sau khi xác định được vị trí, hàng trăm kỹ sư và kỹ thuật viên công binh đã đi hơn 240 km từ căn cứ không quân Thule, men theo bờ biển tây bắc Greenland để tới địa điểm xây Trại Thế kỷ. Từ năm 1959 đến 1961, họ đào hàng chục mét sâu xuống lớp tuyết dày, tạo dựng một “thành phố ngầm” có chỗ ngủ, phòng thí nghiệm, văn phòng, tiệm cắt tóc, giặt là, thư viện và phòng tắm nước ấm cho 200 binh sĩ.
Công chúng Mỹ không hay biết về Chiến dịch Iceworm, cho tới khi một cuộc điều tra của quốc hội Đan Mạch công bố tài liệu về dự án bí mật này hồi năm 1997. Tuy nhiên, sự tồn tại của Trại Thế kỷ đã được “đưa ra ánh sáng” từ trước đó, khi các đoàn truyền hình và nhà báo của National Geographic và NY Times đến thăm lúc cơ sở hoàn thiện phần khung.
Video đang HOT
Kristian Nielsen, người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Khoa học thuộc Đại học Arhaus của Đan Mạch, tìm thấy những ghi chép rằng các binh sĩ sống trong “thành phố ngầm” lo ngại về việc phơi nhiễm phóng xạ từ một lò phản ứng hạt nhân giúp cung cấp năng lượng cho cơ sở.
“Chúng tôi gặp nhiều khó khăn trong quá trình tìm hiểu chuyện này. Đó là một mối lo ngại của các binh sĩ”, Nielsen cho biết.
Thông điệp ngầm của Trại Thế kỷ được cho là nhằm chứng minh những lính Mỹ bình thường cũng có thể sống và làm việc tại một nơi xa xôi hẻo lánh, gần như là một bước đệm cho tham vọng chinh phục không gian.
Các nhà nghiên cứu thuộc quân đội đã tiến hành một số hoạt động khoa học ở Trại Thế kỷ, bao gồm khoan lõi đầu tiên xuống nền băng Greenland, giúp cung cấp thông tin về trạng thái khí hậu trong quá khứ. Suốt khoảng thời gian đó, giới hoạch định tại Lầu Năm Góc cũng cố gắng tìm cách dùng Trại Thế kỷ để điều phối cơ sở tên lửa bí mật.
Tuy nhiên, bất chấp những tuyên bố trong không khí căng thẳng của Chiến tranh Lạnh, cùng sự kỳ công đáng kinh ngạc về kỹ thuật, kế hoạch xây hầm chứa tên lửa hạt nhân cuối cùng không thành hiện thực.
Chiến dịch Iceworm bị dừng lại do các bức tường tuyết và băng không ngừng chuyển động, chèn ép những đường ray giúp chuyên chở các toa tàu. Lò phản ứng hạt nhân cũng bị dỡ bỏ vào năm 1964 do gặp một số vấn đề. Tới năm 1966, Trại Thế kỷ bị bỏ hoang hoàn toàn.
Nielsen cho biết dự án còn thất bại vì vấn đề chính trị. Giới chức Đan Mạch cấm vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ của họ, dù vẫn cho phép quân đội Mỹ sử dụng Greenland như một khu vực tập kết.
Thêm vào đó, xung đột xảy ra tại Lầu Năm Góc giữa các tướng lĩnh lục quân, những người muốn hệ thống tên lửa riêng ở Trại Thế kỷ, với giới chức hải quân và không quân, những người muốn kiểm soát việc đặt vị trí kho tên lửa hạt nhân của quốc gia.
Trại Thế kỷ cuối cùng bị đóng cửa. Các kỹ sư cho hay lớp băng rồi cũng sẽ chôn vùi nhà ga bỏ hoang. Tuy nhiên, vài thập kỷ sau, nhiệt độ ấm lên do biến đổi khí hậu đã gây ra một vấn đề.
Hồi năm 2016, một nhóm nhà khoa học báo cáo rằng việc các lớp băng tại Greenland ấm lên nhanh chóng có thể dẫn đến phơi nhiễm phóng xạ, chất độc hại và chất thải của người còn sót lại ở Trại Thế kỷ, gây nguy cơ rò rỉ vào các dòng chảy nối với đại dương.
“Điều đó chỉ còn là vấn đề thời gian”, Mike MacFerrin, một tác giả của nghiên cứu hồi năm 2016, cho biết.
TQ tự nhận là 'quốc gia cận Bắc Cực', Mỹ kiên quyết phản đối
Washington sẽ mở rộng viện trợ kinh tế với Greenland cũng như thành lập lãnh sự quán Mỹ ở vùng lãnh thổ này của Đan Mạch, làm đối trọng cho sự hiện diện của Nga và Trung Quốc.
Theo Nikkei Asian Review, Bộ Ngoại giao Mỹ tuần này công bố gói viện trợ kinh tế trị giá 12,1 triệu USD cho Greenland, cũng như kế hoạch thành lập lãnh sự quán Mỹ ở vùng lãnh thổ này trong thời gian tới.
Động thái này được cho là phản ứng của Mỹ trước việc Nga tăng cường sự hiện diện ở Bắc Cực, và Trung Quốc tích cực đầu tư vào khai thác cũng như các tuyến đường hàng hải trên vòng cực Bắc.
Washington "đang trong quá trình điều chỉnh chính sách Bắc Cực", một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ nói với các phóng viên.
"Đây là sự thay đổi bắt nguồn từ các động thái của Nga và Trung Quốc nhằm thách thức Mỹ và phương Tây", quan chức này nói thêm.
Theo truyền thống, Bắc Cực được quản lý bởi một cơ quan gồm 8 quốc gia được gọi là Hội đồng Bắc Cực, bao gồm Canada, Đan Mạch, Phần Lan, Iceland, Na Uy, Nga, Thụy Điển và Mỹ. Những nước này đều có chủ quyền với các vùng đất trong Vòng cực Bắc và có quyền quyết định với các chính sách quản lý khu vực này.
Căn cứ Không quân Thule trên đảo Greenland là cơ sở quân sự nằm gần Bắc Cực nhất của Mỹ. Ảnh: Reuters.
Vào tháng 1/2018, Trung Quốc công bố sách trắng Bắc Cực đầu tiên của nước này, với nhan đề "Chính sách Bắc Cực của Trung Quốc". Trong văn bản này, Trung Quốc tuyên bố các vấn đề của Bắc Cực giờ đây "vượt ra ngoài các quốc gia trong Vòng cực Bắc hoặc bản chất của khu vực", và cho rằng những gì xảy ra trong khu vực có "ảnh hưởng quan trọng đến lợi ích của các quốc gia bên ngoài khu vực và lợi ích của toàn bộ cộng đồng quốc tế".
Bắc Kinh lập luận việc băng tan ở Bắc Cực sẽ mở ra các tuyến đường biển và cho phép tiếp cận với các tài nguyên thiên nhiên, do đó nâng tầm các giá trị chiến lược và kinh tế của vùng này.
Trung Quốc tuyên bố nước này về mặt địa lý là "quốc gia cận Bắc Cực" và do đó là "một bên liên quan quan trọng trong các vấn đề Bắc Cực".
Quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ bãi bỏ tuyên bố này và cho rằng chỉ có "các quốc gia ở Bắc Cực" và "các quốc gia không thuộc Bắc Cực". Theo quan chức này, không có sự phân loại nào khác vì vậy Mỹ không chấp nhận tuyên bố của Bắc Kinh là một "quốc gia cận Bắc Cực".
Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, Trung Quốc đã cố gắng "luồn lách vào Greenland" bằng những cách không mang tính giúp đỡ, trong đó có việc mua lại các cơ sở hạ tầng quan trọng và điều này có thể sẽ gây rắc rối cho Mỹ, các đồng minh NATO và cả Đan Mạch.
Greenland và Iceland là "tâm điểm của sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc ở Bắc Cực", ông Damien Degeorges, chuyên gia phân tích các vấn đề Bắc Cực và Greenlan, nhận định.
Theo ông Degeorges, cuộc cạnh tranh này cho đến nay tương đối "mềm" nếu so với những gì đang diễn ra ở Biển Đông, nhưng có thể trở thành "vấn đề an ninh rất nghiêm trọng" đối với Mỹ.
Đảo Greenland là nơi đặt Căn cứ Không quân Thule - căn cứ nằm trên vĩ tuyến cao nhất của quân đội Mỹ.
Sơn Trần
Tàu phá băng hạt nhân mạnh nhất thế giới của Nga ra biển Tàu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân Arktika, biểu tượng cho tham vọng chinh phục Bắc Cực của Nga, hôm nay thực hiện chuyến đi đầu tiên. Arktika, được thiết kế để vận chuyển khí tự nhiên hóa lỏng từ Bắc Cực, là con tàu khổng lồ với chiều dài 173 m, cao 15 m, trọng lượng rẽ nước 33.500 tấn...