Chiến dịch ‘đả hổ’ tham nhũng Trung Quốc gắt gao kỷ lục, không cho ‘hạ cánh’ an toàn
Số liệu của tờ SCMP cho thấy cơ quan giám sát chống tham nhũng ở Trung Quốc đã bắt giữ 45 quan chức cấp cao vào năm ngoái, nhiều nhất kể từ khi cuộc trấn áp tham nhũng được phát động năm 2013.
Một vụ xét xử tham nhũng tại Tòa án nhân dân Giang Môn năm 2023. Ảnh: SCMP
Cuộc chiến chống tham nhũng của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương (CCDI) – cơ quan chống tham nhũng hàng đầu của Trung Quốc – đã lập kỷ lục mới vào năm 2023.
Số vụ điều tra cao nhất diễn ra 5 năm sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố đạt chiến thắng vang dội trong chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” được phát động sâu rộng năm 2013. Cuộc điều tra đang diễn ra cho thấy ông không có dấu hiệu từ bỏ nỗ lực chống tham nhũng làm sạch bộ máy quan chức của quốc gia đông dân thứ hai thế giới này.
Số vụ điều tra cấp cao trong năm 2023 đã tăng 40% so với năm ngoái (32 vụ).
Hầu hết các đối tượng bị điều tra – hay còn gọi là “hổ” – thuộc nhóm quan chức quản lý trung ương, nghĩa là mang chức vụ từ cấp thứ trưởng trở lên. Một số ít giữ chức vụ thấp hơn một chút, nhưng lại chiếm giữ những vị trí chủ chốt trong các ngành quan trọng.
Video đang HOT
Không giống như cấp dưới được quản lý và giám sát bởi các chi bộ tổ chức và cơ quan kỷ luật của đảng ở địa phương, nhóm quan chức cấp cao chịu sự quản lý trực tiếp của Ban Tổ chức Trung ương Đảng, cơ quan nhân sự cao nhất của Đảng. Nếu phát hiện bất kỳ hành vi sai trái nào, họ sẽ phải đối mặt với các cuộc điều tra cấp cao nhất từ CCDI.
Theo nghiên cứu sâu hơn, 27 trong số 45 cán bộ cấp cao bị CCDI điều tra đã nghỉ hưu.
Ông Deng Yuwen, cựu Phó tổng biên tập của Study Times, tờ báo chính thức của Trường Đảng Trung ương nơi đào tạo cán bộ, đánh giá thực tế việc điều tra của CCDI tập trung vào các quan chức đã nghỉ hưu báo hiệu rằng họ đã phát hiện ra nhiều hành vi sai trái hơn trước khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền. Quan trọng hơn, cho dù đã về hưu thì các cá nhân cũng không thể “hạ cánh” an toàn, tránh né được được điều tra.
“Trong số các quan chức bị bắt những năm gần đây, không có nhiều vụ tham nhũng ở chức vụ hiện tại. Hầu hết đều xảy ra vài năm trước, thậm chí hơn 10, 20 năm trước. CCDI không còn tuân theo quy tắc bất thành văn trước đây rằng các quan chức đã nghỉ hưu sẽ không bị điều tra. Bây giờ, không có ai được an toàn”, ông Deng nhấn mạnh.
Theo thống kê của tờ SCMP, tổng cộng 294 quan chức cấp cao đã bị CCDI sa thải trong 11 năm kể từ khi khởi định chiến dịch chống tham nhũng “đả hổ diệt ruồi”.
Tuy nhiên, con số này không tính đến phần lớn số vụ điều tra tham nhũng trong quân đội Trung Quốc, vốn tiến hành các cuộc điều tra riêng thông qua Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật. Cơ quan này hoạt động dưới sự chỉ huy của bộ chỉ huy quân sự hàng đầu Trung Quốc – Quân ủy Trung ương (CMC) – do ông Tập Cận Bình đứng đầu.
Trước năm 2023, số quan chức cấp cao bị điều tra nhiều nhất trong một năm là vào năm 2014, khi 38 người bị nhắm tới.
Năm 2020, con số này là 18. Nhưng kể từ đó, số vụ hằng năm ngày càng tăng: 25 người vào năm 2021 và 32 người vào năm 2022.
Ngày 30/12/2023, cơ quan lập pháp hàng đầu của Trung Quốc đã tuyên bố cách chức 9 tướng lĩnh quân đội.
Năm sĩ quan trong số đó đều là chỉ huy hàng đầu cũ hoặc đương nhiệm của Lực lượng Tên lửa thuộc Quân giải phóng nhân dân (PLA).
Bắc Kinh chưa xác nhận liệu có ai trong số 9 người này đang bị điều tra vì cáo buộc tham ô, lợi dụng chức vụ hay không.
Một nhà nghiên cứu chính trị tại Đại học Bắc Kinh cho biết có nhiều dấu hiệu rõ ràng cho thấy cuộc “săn hổ” của Trung Quốc sẽ còn mở rộng hơn nữa vào năm 2024. Nhà nghiên cứu giấu tên này đã đề cập đến vụ sa thải cựu Ngoại trưởng Tần Cương và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Lý Thượng Phúc trong năm qua.
CCDI sẽ bắt đầu phiên họp toàn thể lần thứ ba từ tuần tới để đưa ra các ưu tiên công việc trong năm mới đối với hàng chục triệu thanh tra kỷ luật trên cả nước.
Mỹ ủng hộ COC mang tính ràng buộc về pháp lý
Ngày 8/3, một quan chức ngoại giao cao cấp của Mỹ khẳng định Washington ủng hộ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc đạt được Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) mang tính ràng buộc về mặt pháp lý và hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á - Thái Bình Dương Daniel Kritenbrink trao đổi với báo chí sau khi tham dự Đối thoại ASEAN - Mỹ lần thứ 35 và Hội nghị các quan chức cao cấp các nước tham gia Hội nghị Cấp cao Đông Á vào ngày 7 - 8/3 tại Jakarta.
Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Jakarta cùng 4 cơ quan truyền thông khác, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á - Thái Bình Dương Daniel Kritenbrink nhắc lại rằng Washington ủng hộ tự do hàng hải và hàng không, thương mại hợp pháp và giải quyết hòa bình các tranh chấp tại Biển Đông.
Trợ lý Ngoại trưởng Kritenbrink nhấn mạnh rằng yêu sách của các nước tại Biển Đông phải dựa vào luật pháp quốc tế. Tương tự, mọi tranh chấp hoặc tuyên bố chồng lấn tại Biển Đông cần được giải quyết một cách hòa bình và theo luật pháp quốc tế, đồng thời kêu gọi các nước liên quan thực hiện hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
Theo ông Kritenbrink, Mỹ đã có các cuộc thảo luận rất thẳng thắn và trình bày rõ các quan điểm nói trên tại Đối thoại Mỹ - ASEAN lần thứ 35 và Hội nghị các quan chức cao cấp (SOM) các nước tham gia Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) vào ngày 7 - 8/3 ở trụ sở Ban thư ký ASEAN.
Phiên họp trù bị cho Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN Ngày 2/2, các quan chức cao cấp (SOM) Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã họp tại trụ sở Ban Thư ký ASEAN ở thủ đô Jakarta của Indonesia để rà soát công tác chuẩn bị cho Hội nghị Hội đồng điều phối ASEAN và Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN sẽ diễn ra trong ngày 3 -...