Chiến dịch Cuồng phong – canh bạc tử thần của Hitler
Hitler đặt cược vào cuộc chiến để chiếm Moscow, nhưng bất lợi trong khâu tiếp tế và thời tiết khắc nghiệt khiến Đức hứng chịu thất bại với nhiều hệ lụy về sau.
Lực lượng Đức tấn công Moscow. Ảnh: Tumblr.
Ngày 22/6/1941, phát xít Đức phát động chiến dịch Barbarossa nhằm xâm lược Liên Xô. Các cuộc bao vây nối tiếp nhau khiến Hồng quân Liên Xô chịu thương vong tới 4 triệu quân. Đầu tháng 10, khi còn cách Moscow 321 km, Hitler phát động chiến dịch “Cuồng phong” để chiếm thủ đô Liên Xô, hy vọng sớm kết thúc chiến dịch mà không biết rằng đang đặt cược vào một canh bạc tử thần, theo National Interest.
Theo chuyên gia quân sự Michael Peck, Đức Đức triển khai hơn 3 triệu quân với mong muốn sớm kết thúc chiến tranh ở mặt trận phía Đông. Nhưng đến tháng 10/1941, họ đã hứng chịu hơn 500.000 thương vong, chiếm 15% lực lượng xâm lược Liên Xô.
Các đơn vị thiết giáp Đức ở sâu trong lãnh thổ Liên Xô phải bỏ lại một loạt xe tăng trong giao tranh và khoảng 40% xe tải quân sự vì chất lượng đường sá kém. Đường sắt là tuyến tiếp tế huyết mạch cho mặt trận phía Đông, nhưng khổ đường sắt Liên Xô lại rộng hơn đường sắt Đức, khiến tàu tiếp tế không thể di chuyển cho đến khi lực lượng công binh cải tạo lại những tuyến đường này.
Khâu hậu cần không đảm bảo khiến lính Đức trên chiến trường thiếu thốn nghiêm trọng lương thực, đạn dược và đặc biệt là nhiên liệu cho xe tăng.
Hồng quân Liên Xô có lợi thế đóng quân ở gần các kho tiếp tế. Liên Xô liên tục bổ sung các sư đoàn mới ra tiền tuyến, dù các tân binh chưa được huấn luyện bài bản. Tình báo Đức trước đó chắc chắn Liên Xô sẽ sụp đổ, nhưng không thể hiểu nổi vì sao Hồng quân có thể kháng cự và không ngừng lớn mạnh.
Chiến dịch Cuồng phong được ví như trận đấm bốc giữa hai võ sĩ. Liên Xô có thể triển khai hơn 1 triệu quân và 1.000 xe tăng ở Moscow, phụ nữ và thanh niên thiếu niên cũng đào nhiều tuyến phòng thủ. Quân Đức huy động gần 2 triệu binh sĩ, hơn 1.000 xe tăng, 500 máy bay để tạo thế gọng kìm tiêu diệt lực lượng bảo vệ Moscow, sau đó tràn vào thành phố.
Nếu thời tiết tốt và nguồn tiếp tế hợp lý, quân đội phát xít Đức lúc đó có thể khuất phục bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Trong giai đoạn đầu của chiến dịch Cuồng phong, mọi thứ đều diễn ra đúng như kế hoạch, 4 quân đoàn Liên Xô hứng chịu thất bại nặng nề ở vùng Vyazma.
Tuy nhiên, tới đầu tháng 10, mùa đông lầy lội đặc trưng (Rasputitsa) của Liên Xô bắt đầu, biến chiến trường thành những bãi sình lầy khổng lồ. Các xe cơ giới bị ngập đến trục bánh, đòi hỏi binh sĩ phải dùng sức người kéo lên. Cả bộ binh và xe tiếp tế Đức đều không thể tiến lên trong điều kiện như vậy. Trong khi đó, Liên Xô tổ chức nhiều đợt phản công, khiến quân Đức thiệt hại nặng và kiệt sức.
Xe tăng T-34 Liên Xô cũng khiến lính Đức hoảng loạn và bất lực, bởi chúng có khả năng cơ động tốt trên đường lầy lội, trong khi các vũ khí chống tăng của Đức thường không thể xuyên thủng giáp của nó.
Đức ngừng tấn công để củng cố đội hình vào đầu tháng 11, khi thời tiết ngày càng lạnh hơn, khiến các vùng đầm lầy bị đóng băng. Mặt đất trở nên cứng, bớt lầy lội, giúp họ tiến công hiệu quả hơn. Đến cuối tháng 11, các đơn vị trinh sát Đức chỉ còn cách Moscow 19 km, gần đến mức có thể quan sát thấy các ngọn tháp của thành phố bằng ống nhòm.
Video đang HOT
Các mũi tấn công của Đức nhằm vào hướng Moscow. Ảnh: Weebly.
Đến đầu tháng 12/1941, nhiệt độ hạ thấp xuống -45 độ C. Dù lường trước được sự khắc nghiệt của mùa đông Liên Xô, khả năng tiếp tế hạn chế buộc Đức phải ưu tiên cung cấp nhiên liệu và đạn dược, bỏ qua áo rét cho binh lính. Họ tin rằng sẽ chiếm được Moscow trước khi mùa đông tới.
Đúng lúc này, Liên Xô điều động 18 sư đoàn tinh nhuệ từ Siberia về Moscow để bảo vệ thủ đô. Đây là lực lượng được huấn luyện bài bản, trang bị tốt, sẵn sàng hoạt động trong mùa đông khắc nghiệt.
Trong cuộc phản công ngày 5/12, các quân đoàn Liên Xô chọc thủng phòng tuyến quân Đức một cách dễ dàng. Vũ khí Đức bị đóng băng, binh lính cũng bị lạnh cóng, có người còn bị dính chặt vào vũ khí. Các binh sĩ Đức sống sót chỉ có thể bất lực đứng nhìn đối phương xuất hiện như những bóng ma trong sương mù và tuyết trắng.
Ở thời điểm quyết định cuộc chiến, một số tướng Đức muốn rút quân ra xa khỏi Moscow, nhưng Hitler lo sợ lui binh sẽ khiến binh sĩ hỗn loạn, giúp Hồng quân Liên Xô tiến gần đến cửa ngõ Đức. Bởi vậy, ông trùm phát xít ra lệnh cho binh sĩ giữ vững vị trí chiến đấu cho đến người cuối cùng theo phương thức phòng ngự co cụm.
Trong chiến dịch kéo dài từ ngày 2/10/1941 đến 7/1/1942, ước tính Đức chịu thương vong 248.000-400.000 quân, trong khi con số này của Liên Xô khoảng 650.000-1.280.000 người. Liên Xô sau đó tăng cường tiềm lực quân sự, bắt đầu xoay chuyển cục diện chiến trường bằng trận Stalingrad từ cuối năm 1942, làm phá sản chiến dịch Cuồng phong của Đức.
Một bãi sình lầy gần thủ đô Moscow. Ảnh: Wikipedia.
Chiến trường đẫm máu ở mặt trận phía Đông tiếp tục kéo dài đến năm 1945. Hitler đã thua trong canh bạc tử thần này khi không thể chiếm được Liên Xô trong chiến dịch Cuồng phong, bởi sau đó Mỹ và Anh đã mở mặt trận thứ hai bằng cuộc đổ bộ ở châu Âu.
Thất bại trong chiến dịch Cuồng phong để lại nhiều hệ lụy cho phát xít Đức. Mệnh lệnh không rút lui của Hitler đã khiến các tập đoàn quân Đức ở Stalingrad và Normandy phải cố thủ đến khi bị xóa sổ. Quân Đức chịu bất lợi liên tục trên chiến trường cho đến khi bị đánh bại hoàn toàn vào năm 1945.
Duy Sơn
Theo VNE
Chiến dịch xâm lược đẫm máu nhất mọi thời đại của Hitler
Cuộc tấn công tổng lực vào Liên Xô khiến hàng chục triệu người thiệt mạng năm 1941 của phát xít Đức được xem là cuộc xâm lược ác liệt nhất trong lịch sử.
Trận Stalingrad đánh dấu sự thất bại của quân Đức ở mặt trận phía Đông. Ảnh: Wikipedia.
Sau khi đánh chiếm Pháp và nhận thấy việc tấn công Anh không hề dễ dàng, phát xít Đức chuyển sự chú ý trở lại mặt trận phía Đông với tham vọng thôn tính Liên Xô vào mùa xuân năm 1941. Đây được đánh giá là chiến dịch đẫm máu nhất trong lịch sử và cũng là nguyên nhân đẩy phát xít Đức vào tình cảnh diệt vong, theo National Interest.
Cuộc chiến trên bộ
Ngày 22/6/1941, lục quân và không quân Đức tràn vào biên giới Liên Xô. Cùng ngày, quân đội Romania cũng tấn công khu vực Bessarabia do Liên Xô kiểm soát. Phần Lan tham chiến sau đó một tuần, trong khi máy bay và bộ binh Hungary mãi tới đầu tháng 7 mới tham gia.
Ở thời điểm đó, lượng lớn quân Italy đang trên đường tới mặt trận phía Đông. Một sư đoàn quân tình nguyện Tây Ban Nha cũng tham gia chiến đấu.
Trong 5 tháng đầu cuộc chiến, Đức chiếm thế áp đảo, trước khi vấp phải mùa đông khắc nghiệt cùng sự chống cự kiên cường của Hồng quân Liên Xô ở ngoại ô Moscow, khiến quân Đức sa lầy và chịu thất bại nặng nề ở Stalingrad.
Kursh là trận đấu tăng lớn nhất trong lịch sử. Ảnh: Wikipedia.
Trận Kursk năm 1943 đặt dấu chấm hết cho tham vọng tấn công Liên Xô của Đức. Giai đoạn 1943-1945 chứng kiến đà phản công từ Liên Xô với những trận đánh phi thường khiến Đức choáng váng. Đức và Liên Xô rơi vào cuộc chiến tiêu hao sinh lực, trong đó cả hai bên đều tổn thất về vũ khí trang bị và con người. Liên Xô nhận được sự hỗ trợ của phương Tây trong khi Đức dựa vào nguồn lực ở khu vực châu Âu bị chiếm đóng.
Cuộc chiến trên không
Cuộc chiến không cho phép sử dụng lực lượng ném bom chiến lược ở cả hai phía. Liên Xô phát động không kích vào các thành phố Đức trong những ngày đầu của cuộc chiến và hứng chịu tổn thất nặng nề. Ngược lại, không quân Đức tập trung cho nhiệm vụ hỗ trợ bộ binh. Đức cũng phát động tập kích đường không quy mô lớn vào các thành phố Liên Xô, nhưng không đạt được mục tiêu chiến lược.
Liên Xô có bước phát triển trong chiến tranh nhưng sự hiệu quả, đặc biệt trong chiến đấu cơ, vẫn không thể bằng Đức. Điều này diễn ra ngay cả khi ngành công nghiệp hàng không Liên Xô vượt xa Đức, cũng như các đợt ném bom hiệp đồng của quân Đồng minh kéo sự chú ý của không quân Đức về mặt trận phía Tây.
Cuộc chiến trên biển
Chiến tranh trên biển hiếm xảy ra ở mặt trận phía Đông. Tuy nhiên, Liên Xô và phe Trục vẫn giao tranh ở khu vực Bắc Cực, biển Baltic và Biển Đen trong suốt cuộc chiến.
Hải quân Liên Xô không có quá nhiều vai trò trong cuộc chiến. Ảnh: Wikipedia.
Ở phía bắc, lực lượng không quân và hải quân Liên Xô hỗ trợ biên đội tàu hộ tống phe Đồng minh đến cảng Murmansk, quấy rối các căn cứ Đức ở Na Uy. Ở Biển Đen, tàu chiến Đức và Romania giao tranh với Hạm đội Biển Đen của Liên Xô, giành được những thắng lợi quan trọng cho đến khi cục diện trên bộ đảo chiều.
Ở biển Baltic, tàu ngầm Nga và xuồng nhỏ phát động chiến tranh du kích chống Đức và Phần Lan trong ba năm đầu, dù Đức giành ưu thế hải quân mặt nước để hỗ trợ các cuộc lui binh trong năm cuối chiến tranh.
Cái giá phải trả
Thống kê sơ bộ cho thấy Liên Xô có khoảng 7 triệu quân nhân thiệt mạng trong chiến đấu, 3,6 triệu người khác chết trong trại tù binh Đức. Phía Đức mất 4 triệu quân và 370.000 tù binh thiệt mạng. Khoảng 600.000 binh sĩ từ các nước Đông Âu cũng bỏ mạng trong chiến dịch xâm lược Liên Xô của Hitler. Con số này chưa tính đến những người thiệt mạng trong cuộc chiến Đức - Ba Lan hay Nga - Phần Lan.
Người dân mắc kẹt trong vùng chiến sự bị ảnh hưởng nặng nề do chính sách chiếm đóng đáng sợ của Đức. Khoảng 15 triệu người dân Liên Xô được cho đã bị sát hại, 3 triệu người Ba Lan chết và khoảng 3 triệu người Do Thái ở Ba Lan cũng chung số phận. Phía Đức chịu thiệt hại khoảng 500.000 đến 2 triệu cư dân sau chiến tranh.
Dù còn nhiều tranh cãi về tổn thất trong cuộc chiến, rõ ràng mặt trận phía Đông vẫn là cuộc xung đột ác liệt nhất trong lịch sử loài người, đồng thời là đòn quyết định của Liên Xô nhằm vào Đức, khiến quân Đức hứng chịu thương vong nặng nhất trong Thế chiến II, chuyên gia quân sự Robert Farley nhận định.
Duy Sơn
Theo VNE
Bí ẩn chưa có lời giải về cái chết của Hitler Sáng sớm ngày 30-4-1945, Hồng quân chỉ còn cách Berlin 100m. Trong bunker ngầm, Hitler rất cương quyết: không có vấn đề đầu hàng hay rơi vào tay kẻ thù dù sống hoặc chết. Lúc 14 giờ hắn dùng bữa ăn cuối cùng. "Thời khắc đã đến. Kết thúc rồi", rồi hắn đi vào phòng cùng với bà vợ Eva Braun. Phần tiếp...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Vụ nổ tại cảng của Iran: Ít nhất 18 người thiệt mạng, 750 người bị thương

Quan chức LHQ cảnh báo thảm họa nhân đạo tại Gaza

Quân đội Israel cân nhắc thiết lập khu vực nhân đạo mới ở Gaza

Mỹ và Iran bất đồng về chương trình làm giàu uranium và tên lửa

Tổng thống Palestine bổ nhiệm người kế nhiệm tiềm năng

Tổng thống Donald Trump muốn tàu Mỹ đi qua Panama và Suez miễn phí

Tảng đá 3,6 tỷ năm tuổi ở Mỹ đạt kỷ lục thế giới

Pakistan: Tìm cách đảm bảo nguồn cung thuốc sau khi cắt quan hệ thương mại với Ấn Độ

Israel đánh chặn thành công tên lửa và UAV phóng từ Yemen

Xung đột Nga - Ukraine: Tổng thống Putin tái khẳng định sẵn sàng đàm phán

Ấn Độ, Pakistan leo thang căng thẳng sau vụ tấn công đẫm máu ở Kashmir

Tổng thống Estonia tiết lộ nội dung trao đổi riêng với Tổng thống Trump về vấn đề Ukraine
Có thể bạn quan tâm

"Ông hoàng miền Tây" ra Hà Nội hát lót, gửi tiền về quê mua vàng tích lại, giờ giàu sụ
Tv show
21:48:00 27/04/2025
Dấu chấm hết của nam thần tượng hành hung bạn gái: Bị đuổi cổ khỏi nhóm, gần 1000 ngày mất tích khỏi làng giải trí
Nhạc quốc tế
21:43:20 27/04/2025
Nóng: Rộ tin Ngô Diệc Phàm gặp biến căng trong tù, tình cũ hot girl "mất tích" bí ẩn hơn 2 tháng qua
Sao châu á
21:21:15 27/04/2025
Vợ Quý Bình tiết lộ mẹ nuôi của chồng cấm nói một chuyện
Sao việt
21:18:02 27/04/2025
Từ 1 câu thoại đắt giá trong "Sex and the city", tôi đã hiểu lý do tại sao vợ bức bối, ngày càng xa cách
Góc tâm tình
21:07:30 27/04/2025
Mũ vành tròn: vừa chống nắng, vừa nâng tầm phong cách
Thời trang
20:32:54 27/04/2025
Đoạn clip 2 phút hé lộ bí mật động trời chôn vùi sự nghiệp của tổng tài hàng đầu showbiz
Hậu trường phim
20:25:18 27/04/2025
Hội idol Hàn gợi ý những kiểu tóc ngắn giúp nâng tầm nhan sắc hiệu quả
Làm đẹp
20:06:34 27/04/2025
Gặp khó khi chăm con ốm, Chu Thanh Huyền vợ Quang Hải cầu cứu mẹ chồng, hội mẹ bỉm sữa cũng đồng cảm
Sao thể thao
19:00:45 27/04/2025
Trúng 5 tờ vé số độc đắc, người đàn ông ở Vĩnh Long đưa 6 người đi nhận giải
Netizen
18:35:12 27/04/2025